Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Cánh diều - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Cánh diều - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

- Nêu được ấn tượng chung về các văn bản đọc hiểu; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản.

- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học.

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Có tình yêu thương con người, biết chia sẻ, cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống; có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

 

docx 12 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Cánh diều - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
..
Môn: Ngữ văn 7 Cánh diều - Lớp: ..
Số tiết: ... tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nêu được ấn tượng chung về các văn bản đọc hiểu; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản.
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học.
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
- Có tình yêu thương con người, biết chia sẻ, cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống; có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
TIẾT... : GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nắm vững kiến thức về một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản.
- Nắm vững kiến thức về từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu các thể loại văn xuôi mà em đã được học.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một thể loại văn xuôi khác đó là tiểu thuyết và các yếu tố khác của văn bản.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá tri thức ngữ văn
Mục tiêu: Nắm được kiến thức về tiểu thuyết, truyện ngắn, một số đặc điểm hình thức và nội dung của văn bản truyện (tiểu thuyết, truyện ngắn).
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Nhắc lại kiến thức đã học về truyện ngắn.
+ Đọc kiến thức ngữ văn và cho biết sự khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn.
Bước 2: Thực hiện NV
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc kiến thức ngữ văn trong SGK, nêu hiểu biết về tính cách nhân vật, bối cảnh, tác dụng của việc thay đổi ngôi kể và đặc điểm ngôn ngữ vùng miền trong tác phẩm văn học.
Bước 2: Thực hiện NV
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Tiểu thuyết và truyện ngắn
a. Truyện ngắn
- Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của nó bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
- Trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
- Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, co dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết.
b. Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.
2. Tính cách nhân vật, bối cảnh.
- Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết) thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật: qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác;
- Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);
3. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Khiến cho nội dung phong phú hơn và cách kể linh hoạt hơn.
4. Ngôn ngữ các vùng miền
- Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
- Về mặt từ vựng:
+ Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).
+ Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương:
§  phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân địa phương nhất định
§  tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả.
+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cần có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm một văn bản truyện hoặc tiểu thuyết có sử dụng từ ngữ địa phương.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
TIẾT: VĂN BẢN 1. NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
- Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biết úy trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người: dũng cảm, chất phác, thật thà, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem một clip về rừng U Minh và yêu cầu HS nêu suy nghĩ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở giữa rừng U Minh, có một người đàn ông sống cô độc, không sợ sự nguy hiểm của thú dữ. Đó là ai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học Người đàn ông cô độc giữa rừng.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc và giới thiệu về tác giả của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- GV đặt câu hỏi:
+ Truyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh nào?
+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn thể hiện qua những phương diện nào?
+ Truyện kể theo ngôi kể nào? Nếu có sự thay đổi ngôi kể thì tác dụng của việc thay đổi ấy là gì?
+ Nêu bố cục của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang.
- Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
2. Đoạn trích
- Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng nằm trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Nội dung đoạn trích: kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.
- Bối cảnh:
+ Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp.
+ Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc.
- Nhân vật chính: Võ Tòng. Được thể hiện qua các phương diện:
+ Hình dáng
+ Cử chỉ, hành động
+ Ngôn ngữ
+ Suy nghĩ
- Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất – nhân vật An
+ Ngôi thứ ba – tác giả
- Bố cục:
+ Đoạn 1: An tỉnh giấc và đi lên lều của chú Võ Tòng.
+ Đoạn 2: Chú Võ Tòng trong cái nhìn của An.
+ Đoạn 3: Tiểu sử của Võ Tòng.
+ Đoạn 4+5: Cuộc bàn chuyện giữa chú Võ Tòng và ông Hai (tía nuôi của An)
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm nhân vật Võ Tòng, tính chất Nam Bộ được thể hiện trong văn bản và nghệ thuật viết của Đoàn Giỏi.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu HS thảo luận theo bàn, tìm trong văn bản các chi tiết nói đến thiên nhiên Nam Bộ và nêu nhận xét về thiên nhiên Nam Bộ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Chúng ta đã tìm hiểu về thiên nhiên Nam Bộ. Vậy theo các em, con người Nam Bộ có tính cách như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, dẫn sang phần tiếp theo.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu tính cách nhân vật Võ Tòng qua:
+ Hình dáng
+ Cử chỉ, hành động, lối sống
+ Ngôn ngữ
+ Suy nghĩ
+ Nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu tính cách của ông Hai và của An.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Sau đó nêu kết luận về đặc điểm tính cách con người Nam Bộ.
NV5:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Thiên nhiên Nam Bộ
- Sông nước (xuồng).
- Rừng: hoang sơ:
+ Nhiều thú dữ: hổ (đặc biệt là chi tiết hổ vồ chú Võ Tòng); vượn bạc (vượn bạc kêu “ché ét, ché ét” dọa An).
+ Nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho).
+ Chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều).
è Trù phú và hoang sơ.
2. Con người Nam Bộ
- Sống hòa mình với thiên nhiên:
+ Đi xuồng (tía nuôi và An)
+ Sống giữa rừng (chú Võ Tòng)
a. Nhân vật Võ Tòng
- Ngoại hình:
+ Cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới nhưng đã lâu không giặt à Dân dã.
+ Hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ.
- Ngôn ngữ:
+ Nói với ông Hai: nghiêm túc, thẳng thắn.
+ Nói với An: trêu đùa, vui vẻ, chắc chắn.
- Cử chỉ, hành động, lối sống:
+ Trước kia:
§  Có vợ, hiền lành, quý vợ rất mực.
§  Sống đường hoàng: giết người à đầu thú, ngồi tù.
+ Khi biết vợ lấy địa chủ:
§  Chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi à Buồn, thất vọng nhưng có tình, có nghĩa với vợ.
+ Bỏ đi:
§  Sống một mình giữa rừng, đấu tay đôi với hổ
§  Cũng có người đánh tiếng mai mối nhưng tuyệt nhiên không để mắt tới người đàn bà nào nữa à Chọn sống cuộc sống 1 mình, tự do.
§  Lấy miếng khô nai to nhất cho An nhai đỡ buồn miệng.
§  Sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình không.
§  Dùng dao găm và nỏ giết giặc Pháp
à Chất phác, thật thà, tốt bụng, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.
- Suy nghĩ:
+ Hiền lành, thật thà, ngay thẳng: giết địa chủ, thẳng thắn thú nhận và sẵn sàng ngồi tù.
+ Biết tính kế để giết giặc.
+ Lo nghĩ, thấu đáo: giấu không nói với má nuôi của An vì sợ má An ngăn trở công việc.
+ Khi biết má của An cũng rất gan dạ thì thấy có lỗi vì đã giấu diếm, muốn làm một bữa rượu để tạ lỗi.
è Khẳng khái, chính trực, tốt bụng, thật thà, chất phác, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.
b. Nhân vật ông Hai
- Tình cảm:
+ Thương An, nhận An làm con nuôi
+ Để cho An ngủ đã giấc trên xuồng
+ Đỡ lời cho má An.
- Gan dạ: bàn với Võ Tòng chuyện giết giặc Pháp (“Nhưng về cái gan dạ thì chú cứ tin lời tôi, bả không thua kém anh em ta một bước nào đâu”).
c. Nhân vật An
- Biết quan sát, cảm nhận: nhìn và nhận xét được về chú Võ Tòng.
- Gan dạ: bị con vượn bạc dọa nhưng vẫn không sợ mà đi lên lều của chú Võ Tòng, thản nhiên ăn khô nai.
è Kết luận:
Người dân Nam Bộ khẳng khái, chính trực, gan dạ và tình cảm.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Sử dụng đa dạng ngôi kể để câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, nhiều chiều.
- Sử dụng từ ngữ địa phương, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả.
2. Nội dung
Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có nội dung nói về việc tía nuôi và An đến thăm chú Võ Tòng. Đoạn trích đã thành công thể hiện được tính cách của cương trực, thẳng thắn, gan dạ của người Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để làm bài.
Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.
- GV gợi ý HS đọc lại phần kiến thức ngữ văn để hoàn thành BT, yêu cầu HS đảm bảo hình thức một đoạn văn.
- HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_th.docx