I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
Giúp học sinh có khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một số chi tiết đặc điểm của thể thơ năm chữ: hình ảnh, vần nhịp, số câu, số tiếng
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.
- Cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ thông qua các hình ảnh thơ
- Nhận ra được điểm khác biệt trong cách cảm nhận về mủa thu của thơ Hữu Thỉnh.
2. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, cảm nhận được bước đi của thời gian qua sự thay đổi của thiên nhiên, vạn vật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Lập kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS
- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm
2. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở
- HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý kết nối với văn bản
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần chuyển dẫn của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu cho HS xem đoạn video kể về bốn mùa và đặt câu hỏi:
Em ấn tượng với mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
Tiết PPCT: Ngày soạn: 22/02/2022 Ngày dạy: BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT Văn bản 1 : LỜI CỦA CÂY - Trần Hữu Thung - (Đọc và thực hành Tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập: 1 tiết) KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC I. MỤC TIÊU Học sinh đạt được: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết và nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biệp pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gởi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết đặc điểm chức năng của phó từ. - Bước đầu biết làm làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Biết tóm tắt ý chính do người khác trình bày. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra. 2. Phẩm chất - Cảm nhận và yêu vẻ đẹp thiên nhiên. II. KIẾN THỨC Khái niệm thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Khái niệm hình ảnh thơ, vần nhịp và vai trò vần, nhip trong thơ. Khái niệm thông điệp văn bản. Kĩ năng đọc thơ bốn chữ và thơ năm chữ. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ - Phiếu học tập. 2. Học liệu - Tri thức ngữ văn - Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (“Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG : MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học b. Nội dung: GV yêu cầu HS cùng theo dõi video theo đường link sau: https://www.youtube.com/watch?v=NqdLJUrHZCc và chia sẻ cảm nghĩ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi video “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu” và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem những hình ảnh trong video. - Cảm xúc của HS: + Thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi GV theo dõi, quan sát HS Báo cáo/ Thảo luận - Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân Kết luận/ nhận định - GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học. B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1.Hoạt động giới thiệu tri thức mới. a. Mục tiêu: - Hệ thống tri thức đọc hiểu về thơ bốn chữ, năm chữ và một số yếu tố quan trong của bài thơ. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm kết quả mà nhóm đã chuẩn bị ở nhà theo phiếu học tập đã giao,tham gia trò chơi “Vòng quay may mắn” để hệ thống tri thức thể loại . c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ (1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho các nhóm theo phiếu học tập sau: Nhóm 1 Câu 1.Hãy nêu khái niệm thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Nhóm 2 Câu 2. Em hiểu thế nào về hình ảnh trong thơ?Cho ví dụ. Nhóm 3 Câu 3. Vần nhịp và vai trò của vần nhịp trong thơ. Nhóm 4 Câu 4.Thông điệp (2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu. Câu 1: Đây là một thể mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3? A. Bốn chữ C. Lục bát B. Ngũ bát D. Năm chữ Câu 2:Thơ bốn chữ là: A. Là thể thơ mà mỗi dòng thơ có bốn chữ. B. Là thể thơ có bốn câu thơ trong một bài thơ. C. Là thể thơ có 4 khổ thơ. D. Là thể thơ có 4 đoạn thơ. Câu 3: Nhận xét nào không đúng khi nói về yếu tố hình ảnh trong thơ? A. Yếu tố quan trọng của thơ. B.Giúp ngời đọc cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. C. Giúp người đọc nhìn thấy, tưởng tượng thấy điều mà nhà thơ miêu tả . D. Giúp ngời đọc cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. Câu 4: Em hiểu thế nào là vần chân ? A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ. B. Là vần gieo liên tiếp. C. Là vần gieo ngắt quãng D. Là vần gieo ở đầu câu thơ. Câu 5: Em hiểu thế nào là vần lưng ? A. là vần được gieo vào cuối dòng thơ. B. là vần được gieo ở giữa dòng thơ C. là vần của các bài thơ D. Là vần gieo liên tiếp. Câu 6: Thơ bốn chữ thường có nhịp 2/2. Đúng hay sai? A. đúng B. Sai Câu 7: Thơ năm chữ thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.Đúng hay sai? A.Đúng B. Sai Câu 8: Em hiểu thế nào là vần lưng ? A. là vần được gieo vào cuối dòng thơ. B. là vần được gieo ở giữa dòng thơ C. là vần của các bài thơ D. Là vần gieo liên tiếp. Câu 9: Em hiểu thế nào là thông điệp của văn bản? A. Là ý tưởng quan trọng nhất của văn bản. B. Là bài học. C. Là cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc. D. Tất cả các câu A, B, C đều đúng. Tri thức đọc hiểu - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. - Thơ năm chữ là thể thơ mối dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Hình ảnh trong thơ: Là những chi tiết,cảnh tương tự thực tế cuộc sống,được tái hiện lại ngôn từ thơ ca,góp phần diễn tả cảm xúc,suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. - Vần: + Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ. +Vần lưng: vần gieo ở giữa câu thơ. + Vai trò của vần: Liên kết các dòng và câu thơ,đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa,sức âm vang cho thơ, làm cho câu thơ, dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc. -Nhịp thơ: + Nhịp thơ được thể hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng/ngắt dòng đều đặn cuối mỗi dòng thơ. +Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng biểu đạt nội dung thơ. - Thông điệp: Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc. Thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Hs trình bày theo nhóm. Nhiệm vụ 2: Hs trả lời cá nhân. - GV theo dõi, quan sát HS Báo cáo Thảo luận - Yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu. Kết luận Nhận định - GV nhận xét câu trả lời (trong quá trình hướng dẫn HS chốt đáp án trong trò chơi, giáo viên cần giải thích cho học sinh về hình ảnh trong thơ, thông điệp, vần, nhịp trong thơ) và chốt kiến thức. 2.Hoạt động đọc văn bản Lời của cây 2.1 Chuẩn bị đọc: a.Mục tiêu: -Kích hoạt kiến thức nền liên quan đến chủ đề văn bản, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản thân với nội dung bài học. -Bước đầu biết tưởng tưởng một số hình ảnh được nhắc đến trong bài thơ. - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản. b. Nội dung: Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh của cô gái Nguyễn Thị Thu Thương, Hà Nội và cô bé Minh Best và yêu cầu học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình khi nhìn thấy những hình ảnh đó. c. Sản phẩm: -Câu trả lời miệng của học sinh về nội dung tưởng tưởng của VB, thể thơ của VB và những yếu tố cần lưu ý khi đọc thể loại này, trải nghiệm của bản thân. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ -Cách 1: GV cho HS trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc:Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa, hay một con vật hay chưa?Điều đó gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì? -Cách 2: Gv cho học sinh xem clip về quá trình lớn lên của một bông hoa hoặc một mần cây và nêu lên cảm nhận. -Gv yêu cầu học sinh trả lời cá nhân: +Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em biết? Tùy theo cảm nhận của HS: - Thấy mần cây non cần được bảo vệ chăm sóc - Quá trình đó các em có thể chưa từng chứng kiến, nên sẽ ngạc nhiên về sự kì diệu của tạo hóa Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân: theo dõi, quan sát, suy nghĩ cá nhận Báo cáo/ Thảo luận GV mời 1 – 2 HS trả lời cá nhân Kết luận/ Nhận định - Gv ghi nhận những câu trả lời thể hiện cảm nhận của các em khi xem clip cây nảy mầm, hoặc trải nghiệm của các em khi xem quá trình phát triển của cây, con vật -GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Dựa tren kết quả trình bày của các em để hướng dẫn học sinh một số lưu ý khi đọc thơ bốn chữ. 2.2 Trải nghiệm cùng văn bản: a.Mục tiêu: -Bước đầu vận dụng kĩ năng tưởng trong quá trình đọc văn bản. - Tạo tâm thế trước khi đọc văn bản. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản c. Sản phẩm: Phần đọc của HS d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm ,khi đọc đến khổ 2 bài thơ, Gv cho HS dừng vài phút để tưởng tượng. GV có thể đọc mẫu 1 lượt rồi mới gọi HS đọc Gv yêu cầu HS giới thiệu “Hồ sơ tác giả nổi tiếng – Trần Hữu Thung” - (1) Tên tuổi xuất thân - (2) Đặc điểm sự nghiệp, phong cách thơ Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc và lắng nghe văn bản theo hướng dẫn Báo cáo/ Thảo luận - HS hoạt động cá nhân Kết luận/ Nhận định GV nhận xét cách đọc, uốn nắn những bạn có cách đọc chưa chính xác. Gv có thể dùng kĩ thuật nói to suy nghĩ của mình để làm mẫu kĩ năng tưởng tượng. Ví dụ: “Câu thơ này làm cô hình dung hình ảnh mầm cây như giọt sữa đang tượng hình, đang nhú ra khỏi lớp vỏ hạt.” 2.3 Suy ngẫm và phản hồi: a. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ. - Thấy được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh - Thấy được tình cảm của tác thể hiện trong bài thơ. - Nhận ra được thái độ, cách ứng xử cá nhân do VB gợi ra. b. Nội dung: - GV cho HS thảo luận nhóm - HS làm việc nhóm trưng bày sản phẩm c. Sản phẩm: - Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: 1. Quá trình phát triển của cây Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập số 1 để xác định đặc trưng của thể thơ lục bát GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự phát triển Từ ngữ miêu tả Phân tích ý nghĩa ? Em nhận xét gì về việc tuân thủ đặc trưng thơ lục bát ở bốn câu thơ đầu? 1. Quá trình phát triển của cây Sự phát triển Từ ngữ miêu tả Phân tích ý nghĩa Hạt lặng thinh - nhân hóa, hạt như cũng có hồn à Sự sống tiềm tàng, chưa được “đánh thức”, phát triển thành cây. Mầm - nhú lên giọt sữa - thì thầm -kiêng gió, kiêng mưa, lớn lên đón tia nắng hồng - mầm cây được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, nhỏ bé, dễ thương - mầm cây cũng giống như em bé cần được vỗ về, nghe lời ru, nằm trong nôi là vỏ cây, cần kiêng khem gió mưa, biết “mở mắt” đón tia nắng hồng. Cây đã thành - “nghe màu xanh – bắt đầu bập bẹ” - như em bé chập chững + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe màu xanh) + hoán dụ (nghe màu xanh à chỉ cái cây) + nhân hóa (bập bẹ). à Câu thơ có nhiều biện pháp tu từ, mở rộng trường liên tưởng. Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động thảo luận theo nhóm. Báo cáo/ Thảo luận - GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Kết luận/ Nhận định GV nhận xét, chốt kiến thức ... chính của văn bản nghị luận là: Tình cảm, cảm xúc của người viết Ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc Trải nghiệm của người viết Cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề, Câu 7: Những yếu tố chính trong văn bản nghị luận là: Ý kiến Lý lẽ Bằng chứng Ý kiến, lý lẽ, bằng chứng Câu 8: Ngôn ngữ trong tản văn, tùy bút thường” Tinh tế, sống động Sống động, mang hơi thở đời sống Giàu hình ảnh và chất trữ tình Tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Câu 9: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện ở mặt: Ngữ âm Ngữ nghĩa Từ vựng, ngữ nghĩa Ngữ âm và từ vựng Câu 10: Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt? Phải bảo vệ quan điểm của mình Dù đúng hay sai cũng phải công nhận ý kiến khác biệt Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, lời nói và hành xử đúng mực Biết lắng nghe Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS lắng nghe, giơ cao phiếu có câu trả lời cho câu hỏi - GV quan sát Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS hệ thống được các nội dung kiến thức, kĩ năng (văn học và ngôn ngữ) đã được hình thành trong học kì I. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm soạn bài trên pp hoặc giấy khổ A0, trình bày sản phẩm đã được giao (ở nhà) để ôn lại các nội dung kiến thức đã học. Nhóm Nhiệm vụ Nhóm 1 Hoàn thành câu hỏi số 1 SGK trang 121 Nhóm 2 Hoàn thành câu hỏi số 2 SGK trang 121, 122 Nhóm 3 Hoàn thành câu hỏi số 4 SGK trang 122 Nhóm 4 Hoàn thành câu hỏi số 5 SGK trang 122 Nhóm 5 Hoàn thành câu hỏi số 6 SGK trang 122, 123 Nhóm 6 Hoàn thành câu hỏi số 7 SGK trang 123 Nhóm 7 Hoàn thành câu hỏi số 8 SGK trang 123 Nhóm 8 Vẽ sơ đồ các bước quy trình viết c, Sản phẩm: Bảng thống kê, sơ đồ, ppt trình chiếu kết quả làm việc nhóm của HS theo hướng dẫn của GV. d, Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS sắp xếp lớp học và di chuyển về vị trí làm việc nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV: + Lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả, sản phẩm làm việc nhóm theo phân công và tự điều hành tiếp nhận, phản hồi ý kiến của các thành viên trong lớp. + HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét và phản hồi cho từng nhóm. - GV tham gia định hướng (nếu cần), yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm, tập hợp thành tài liệu ôn tập cho cả lớp. *Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: Đặc điểm các thể loại đã học ở học kì I Thể loại Đặc điểm Thơ bốn chữ + Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. Thơ năm chữ + Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. Truyện ngụ ngôn + Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. Tùy bút + Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. Tản văn + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động + Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học + Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Nhóm 2: Văn bản “Ve và Kiến” a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn, dựa vào những dấu hiệu: Văn bản được kể lại một cách ngắn gọn, hàm súc. Viết bằng văn vần Đưa ra bài học về cách sống, cách sinh hoạt. Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,.. b. Tóm tắt: Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì bảo để kiến múa cho ve xem. c. Nhận xét: - Ve là một kẻ đam mê ca hát, lười biếng, không chịu làm lụng, chỉ ham mê vui ca. - Kiến: là một người chăm chỉ, cần mẫn, khôn khéo và thông minh. d. Chủ đề: Bài học về sự tiết kiệm, chăm chỉ. Nhóm 3: Nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ + Giúp văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn. + Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi Nhóm 4: Những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng. Tìm hiểu được đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong từng tác phẩm. Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý Nhóm 5: Bài học Thể loại Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng 1 Thơ Con chim chiền chiện 2 Truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miện 3 Tùy bút, tản văn Mùa phơi sân trước 4 Văn bản thông tin Phòng tránh đuối nước 5 Văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” Nhóm 6: a. Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. b. Các phó từ trong các câu 2, 4: để, còn, đã c. 3 từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn: hồi, mau, rặt d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi. - Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, phù hợp logic văn bản. Nhóm 7: a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa. => Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội. b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là: - Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,... - Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, .... Nhóm 8: HS vẽ sơ đồ theo sự sáng tạo cần đảm bảo đúng quy trình viết sau: Chuẩn bị trước khi viết 1 2 Tìm ý, lập dàn ý 4 Chỉnh sửa và rút kinh nghiệm 3 Viết bài Đối với bài tập 11, 12, 13 GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm - Mỗi nhóm sẽ nhận được các mảnh giấy nhớ có nội dung tương tự nhau là câu trả lời các câu hỏi 11, 12,13 - Nhiệm vụ: trong thời gian 5p, lần lượt từng thành viên trong nhóm sẽ chọn những mảnh giấy có nội dung phù hợp dán lên các câu hỏi tương ứng trên bảng. - Đội nào hoàn thành sớm và có nhiều câu trả lời nhất sẽ là đội chiến thắng. Câu 1. Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ? Câu 2. Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)? Câu 3. Khi giải thích về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động điều cần làm để người nghe có thể hiểu rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động? * Những mảnh ghép cho trò trơi GV cần chuẩn bị: - Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại. - Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. - Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. - Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc. - Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện. - Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết. - Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn. - Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói. - Đảm bảo thời gian quy định - Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan đến quy tắc/ luật lệ của hoạt động. - Sử dụng ngữ điệu linh hoạt. - Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ để mô tả những hành động, thao tác liên quan đến trò chơi hay hoạt động được giới thiệu. - Sử dụng kết hợp các phương thức trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ,..để minh họa cho một số nội dung của bài nói. - GV hướng dẫn HS sắp xếp lại nhóm và di chuyển về vị trí làm việc nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV: + Lần lượt các nhóm lên gắn kết quả phù hợp với từng câu hỏi + HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét khi giáo viên sửa chữa - GV yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm. *Dự kiến sản phẩm: C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Đọc diễn cảm 1 bài thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm cá nhận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành câu hỏi số 3, số 10 SGK nếu chưa hoàn thành. - Ôn tập tốt kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì I.
Tài liệu đính kèm: