Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Phát hiện và hiểu giá trị đặc sắc nghệ thuật của văn bản (Xây dựng tình huống tâm lí, lời kể, ngôi kể, khắc họa hình tượng nhân vật)

2. Kĩ năng

- Kể tóm tắt truyện

- Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

*Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) liên hệ bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản.

 3. Thái độ

 Liên hệ ý thức xây dựng gia đình văn hóa.

 B. Chuẩn bị

 - GV: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp, máy tính, máy chiếu

 - HS: soạn bài theo hướng dẫn của GV.

 C. Phương pháp

 - Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích,

 - Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp

 D. Các bước lên lớp

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra đầu giờ

 H. Từ văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, em nhận thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em khi được học tập, vui chơi dưới mái trường?

 Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.

 Nhà trường là nơi nuôi dưỡng ước mơ hoài bão tốt đẹp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của mỗi người.

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

 * Hoạt động khởi động

Hs nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh"

Trình bày điều em mong muốn về gia đình của mình.

Hoạt động chung cả lớp.

* GV dẫn vào bài, nêu VĐ bài học: Tổ ấm gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Ai cũng mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc đủ đầy. Nhưng thực tế nhiều khi lại không được như vậy. Vì một lí do nào đó, bố mẹ chia tay và hậu quả là những đứa con phải gánh chịu. Trong hoàn cảnh ấy những đứa trẻ sẽ ra sao, tâm tư, tình cảm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc 27 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2020
Ngày giảng: 10/09/2020 (7B); 12/09/2020 (7E) 
CHỦ ĐỀ 2: VĂN BẢN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN
Bài 2- Tiết 7: 
BỐ CỤC VÀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN - LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn bản. Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
- Có ý thức xác định được bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính
- Học sinh: Chuẩn bị mục 3,4 (tài liệu trang 15)
III. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích,
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra
H: Một văn bản được liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để liên kết? 
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
Muốn văn bản rõ nghĩa, dễ hiểu phải có tính liên kết. 
- Các câu phải cùng tập trung vào một chủ đề (liên kết về mặt nội dung)
- Phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ: từ hoặc câu.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
A. Khởi động
Giáo viên đưa ra một ví dụ từ thực tế: Trong bóng đá huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ theo một đội hình hoặc trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các cánh quân, đạo quân thành thế trận.
H: Theo em vì sao phải dàn đội hình, thế trận như vậy? Nếu không sắp xếp đội hình, thế trận sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Hđ chung cả lớp: Tạo sự hợp lí, hiệu quả...
Giáo viên dẫn dắt: Để tạo lập được một văn bản hiệu quả cần phải sắp xếp bố cục và đảm bảo tính mạch lạc. Vậy bố cục và mạch lạc trong văn bản là gì? Chúng ta sẽ vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
B. HĐ hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nhận biết được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản. Trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
HĐCN, 3p, đọc tình huống và trả lời câu hỏi bên dưới: Em bị ốm nên phải nghỉ học, để được nghỉ em phải viết đơn xin phép cô giáo chủ nhiệm.
H: 1) Theo em nội dung trong đơn có cần được sắp xếp theo một trật tự không? 
2) Có thể tùy ý viết nội dung nào trước nội dung nào sau được không?
HS chia sẻ: Cần sắp xếp theo một trình tự nhất định, không được tùy ý,..
Gv: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. 
HĐN 2, 3p, trả lời câu hỏi:
1) Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?
2) Thế nào là bố cục trong văn bản?
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
GV chốt 
Nếu có bố cục rõ r
Gv chuyển ý.
àng thì văn bản mới dễ hiểu, mạch lạc.
HĐN 2, 4p: giải quyết yêu cầu 3b (TL/15)
 Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV chốt.
- Câu chuyện trên chưa có bố cục, các ý sắp xếp còn lộn xộn, chưa hợp lí.
- Nội dung của các đoạn không thống nhất.
- Sắp xếp lại: 
 Có một con Ếch quen thói coi trời bằng vung. Trước kia ếch sống trong giếng. Khi ở đáy giếng, ếch nhìn lên và nó thấy trời bé tí ti, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều hoảng sợ.
 Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Cuối cùng nó bị một con trâu dẫm bẹp.
Gv chuyển sang bài tập 3c (Tr15)
HĐN 2, 3p: giải quyết yêu cầu 3c (TL/15)
- GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV chốt 
- Phần 1: Từ đầu đến ”hiếu thảo như vậy”
(Hai anh em Thành - Thủy chia đồ chơi)
- Phần 2: Tiếp đến “trùm lên cảnh vật”
 (Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn)
- Phần 3: Còn lại (Hai anh em chia tay nhau)
=> Bố cục hợp lí, rành mạch, dễ hiểu. Vì: 
- Các phần đều tập trung nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy, mỗi phần lại nói về một sự việc rõ ràng.
- Trình tự sắp xếp các phần hợp lí. 
HĐCL: Qua 2 bài tập 3b, 3c em hãy trả lời các câu hỏi:
1) Khi sắp xếp nội dung trong đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu gì?
2) Trình tự sắp xếp các đoạn văn phải như thế nào? 
3) Bố cục văn bản thường có mấy phần? Là những phần nào?
HS trả lời.
Gv nhận xét, chốt.
HĐCN, 3p, đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như trên Trái Đất không có tình yêu thương? Chắc hẳn mọi thứ sẽ chìm trong bóng đêm của sự lạnh lẽo khi không được những trái tim đầy nhân hậu sưởi ấm. Ngoài kia nắng không còn đùa giỡn, trái tim con người dường như đã bị đóng băng. Vì lẽ đó mà đồng bào ta từ xưa đến nay luôn mang tình yêu, sự đùm bọc, sẻ chia đến với nhau trong thời chiến và ngay cả khi đã được hòa bình. Câu thơ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương-Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay câu nói "Lá lành đùm lá rách" cũng đều thể hiện đức tính tốt đẹp của con người. Dù là ai, ở đâu đi chăng nữa song chúng ta đều chung dòng máu mẹ Âu Cơ, chung cái cội nguồn của mình. Cho nên tấm lòng tương thân tương ái luôn là nghĩa cử cao đẹp, là nét văn hóa của dân tộc Việt qua từng thế hệ.
H: 1) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? 
 2) Các câu trong đoạn văn có tập trung làm sáng tỏ vấn đề ấy không?
HS báo cáo, chia sẻ.
Đoạn văn nói về tình yêu thương giữa những con người trong xã hội, các câu đã tập trung làm sáng tỏ được tình yêu thương ấy.
Gv: vậy đoạn văn trên đã đảm bảo tính mạch lạc.
HĐCN – 2 phút giải quyết yêu cầu 4a (TL/15)
HS báo cáo, chia sẻ. GVKL đáp án đúng.
HĐCL: Qua việc tìm hiểu các bài tập trên, em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản?
HS trả lời, bổ sung.
Gv nhận xét, chốt.
HĐN 2, 3p, đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 Ngày xưa có một bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được phật trao cho một bông cúc. Sau khi dạy em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống được bấy nhiêu năm.
 Vì muốn mẹ sống lâu, cô bé đã dừng lại bên đường tước cánh hoa cúc ra từng cảnh nhỏ. Từ đó hoa cúc có nhiều cánh.
H: 1) Văn bản trên gồm mấy đoạn? 
 2) Các đoạn văn có tập trung về một chủ đề không? Đó là chủ đề gì?
 3) Theo em, khi tạo lập văn bản, để đảm bảo tính mạch lạc cần lưu ý những gì?
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ: 
- Gồm 2 đoạn văn, 2 đoạn văn cùng tập trung miêu tả tấm lòng hiếu thảo của em bé và lí do hoa cúc có nhiều cánh.
- Các câu trong đoạn văn phải liên kết tập trung làm sáng tỏ chủ đề, các đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, hợp lí...
C. HĐ luyện tập
Mục tiêu: 
- Bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.
- Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
- Biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc.
Hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập 1.
GV nhấn mạnh y/c bài tập.
HS HĐCN làm bài tập.
HS trình bày. HS nhận xét.
GV chốt 
Hs xác định yêu cầu bài tập.
HĐCN, 3p, báo cáo, chia sẻ theo các gợi ý trong tài liệu (C2bTr 16)
Gv nhận xét, đánh giá.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản
1) Bố cục của văn bản
a. Bài tập 3a (tr 15)
 Khi xây dựng văn bản, cần quan tâm tới bố cục vì bố cục hợp lí sẽ giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung tư tưởng của văn bản.
b. Kết luận
 Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản
a. Bài tập 
* Bài tập 3b (tr15)
 Câu chuyện chưa có bố cục, cách kể chưa hợp lí.
* Bài tập 3c (tr 15)
b. Kết luận
Điều kiện khi sắp xếp bố cục:
- Nội dung trong đoạn văn phải thống nhất, chặt chẽ với nhau. 
-Trình tự sắp xếp các đoạn văn trong văn bản phải hợp lí, rành mạch.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần (MB, TB, KB).
II. Mạch lạc trong văn bản
1. Tìm hiểu về tính mạch lạc của văn bản
a) Bài tập 
* Bài tập 4a (Tr15)
1-Đ; 2-S; 3-Đ; 4-Đ
* Kết luận
 - Mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lí.
- VB cần phải mạch lạc.
2. Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
a) Bài tập 4b (TL/15)
b) Kết luận
- Các câu trong đoạn văn phải cùng hướng về một chủ đề, đề tài.
- Các đoạn văn phải được sắp xếp hợp lí, rõ ràng, liền mạch tập trung làm sáng tỏ chủ đề, tạo hứng thú cho người đọc.
III. Luyện tập
Bài tập 1 (Tr16): Đọc và xác định bố cục, nhận xét tính mạch lạc của văn bản. 
- P1: Từ đầu đến giành chiến thắng. (Cuộc đua thứ nhất)
- P2: Tiếp theo đến kết thúc đường đua. (Cuộc đua thứ 2 và 3)
- P3: Còn lại (Cuộc đua cuối cùng)
-> Văn bản có tính mạch lạc vì thứ tự sắp xếp các đoạn văn hợp lí cùng tập trung làm sáng tỏ câu chuyện.
2. Bài tập 2 (Tr16): Nêu cảm nhận khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
Gợi ý làm bài tập 2: 
1. MB: Giới thiệu truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài
Nêu cảm nhận chung: xúc động trước tình cảm của hai anh em Thành Thủy và cuộc chia tay đẫm nước mắt của họ. 
2. TB: Trình bày cảm nhận về truyện ngắn. HS có thể nêu những ý sau:
Tình cảm của hai anh em Thành - Thủy: rất mực yêu thương và luôn quan tâm đến nhau (hồn nhiên, trong sáng). 
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em (Chia đồ chơi, chia tay cô giáo và các bạn, chia tay nhau)
3. KB: Suy nghĩ của bản thân.
Ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình
Quyền được yêu thương, đến trường và sống trong gia đình hạnh phúc của trẻ em. 
- VD đoạn MB: Cuộc chia tay của những con búp bê là tác phẩm được trao giải Nhì trong cuộc thi viết về quyền trẻ em của tác giả Khánh Hoài. Đọc truyện, em cảm thấy xúc động không chỉ bởi tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. 
- VD đoạn KB: Câu chuyện là một bài học về tình anh em nhưng cũng là một lời nhắc nhở chúng ta: Tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng gìn giữ để không bao giờ còn những cuộc chia ly không đáng có, để tất cả trẻ em trên t/g đều được yêu thương, đều được đến trường và đều được sống trong gia đình hạnh phúc.
4. Củng cố: 
H1: Bố cục là gì? Những yêu cầu về bố cục của văn bản? 
H2: Mạch lạc là gì? Để đảm bảo tính mạch lạc trong văn bản cần lưu ý điều gì?
Hs chia sẻ, nhận xét. Gv khái quát lại.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: Học thuộc 4 phần kết luận; Hoàn thiện bài tập C2b.
HSKG: Hoàn thiện bài tập phần D, E (Hoạt động vận dụng và Hđ tìm tòi mở rộng/17).
- Bài mới: Soạn bài Những câu hát nghĩa tình. 
+ Đọc kĩ các văn bản thuộc bài Những câu hát nghĩa tình; 
+ Đọc phần chú thích; 
+ Soạn các câu hỏi ở mục B2 cho bài ca dao 1, 2 (TL/19,20)
Ngày soạn: 04/09/2020
Ngày giảng: 10/09/2020 (7B); 12/09/2020 (7E) 
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG
BÀI 2 - Tiết 3
Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 (Khánh  ...  bày được nghệ thuật, nội dung của văn bản.
- Bài mới:
 Chuẩn bị nội dung mục 3,4 (Tr 15): Tìm hiểu bố cục và mạch lạc trong văn bản. 
Trả lời được: Bố cục, mạch lạc trong VB là gì? Tầm quan trọng của bố cục và mạch lạc trong văn bản.
Ngày soạn: 7/9/2019
Ngày giảng: 
Bài 2- Tiết 7: 
BỐ CỤC VÀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN - LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn bản. Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
- Có ý thức xác định được bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính
- Học sinh: Chuẩn bị mục 3,4 (tài liệu trang 15)
III. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích,
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra
H: Một văn bản được liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để liên kết? 
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
Muốn văn bản rõ nghĩa, dễ hiểu phải có tính liên kết. 
- Các câu phải cùng tập trung vào một chủ đề (liên kết về mặt nội dung)
- Phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ: từ hoặc câu.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
A. Khởi động
Giáo viên đưa ra một ví dụ từ thực tế: Trong bóng đá huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ theo một đội hình hoặc trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các cánh quân, đạo quân thành thế trận.
H: Theo em vì sao phải dàn đội hình, thế trận như vậy? Nếu không sắp xếp đội hình, thế trận sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Hđ chung cả lớp: Tạo sự hợp lí, hiệu quả...
Giáo viên dẫn dắt: Để tạo lập được một văn bản hiệu quả cần phải sắp xếp bố cục và đảm bảo tính mạch lạc. Vậy bố cục và mạch lạc trong văn bản là gì? Chúng ta sẽ vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
B. HĐ hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nhận biết được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản. Trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
HĐCN, 3p, đọc tình huống và trả lời câu hỏi bên dưới: Em bị ốm nên phải nghỉ học, để được nghỉ em phải viết đơn xin phép cô giáo chủ nhiệm.
H: 1) Theo em nội dung trong đơn có cần được sắp xếp theo một trật tự không? 
2) Có thể tùy ý viết nội dung nào trước nội dung nào sau được không?
HS chia sẻ: Cần sắp xếp theo một trình tự nhất định, không được tùy ý,..
Gv: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. 
HĐN 2, 3p, trả lời câu hỏi:
1) Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục?
2) Thế nào là bố cục trong văn bản?
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
GV chốt 
Nếu có bố cục rõ r
Gv chuyển ý.
àng thì văn bản mới dễ hiểu, mạch lạc.
HĐN 2, 4p: giải quyết yêu cầu 3b (TL/15)
 Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV chốt.
- Câu chuyện trên chưa có bố cục, các ý sắp xếp còn lộn xộn, chưa hợp lí.
- Nội dung của các đoạn không thống nhất.
- Sắp xếp lại: 
 Có một con Ếch quen thói coi trời bằng vung. Trước kia ếch sống trong giếng. Khi ở đáy giếng, ếch nhìn lên và nó thấy trời bé tí ti, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều hoảng sợ.
 Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Cuối cùng nó bị một con trâu dẫm bẹp.
Gv chuyển sang bài tập 3c (Tr15)
HĐN 2, 3p: giải quyết yêu cầu 3c (TL/15)
- GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV chốt 
- Phần 1: Từ đầu đến ”hiếu thảo như vậy”
(Hai anh em Thành - Thủy chia đồ chơi)
- Phần 2: Tiếp đến “trùm lên cảnh vật”
 (Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn)
- Phần 3: Còn lại (Hai anh em chia tay nhau)
=> Bố cục hợp lí, rành mạch, dễ hiểu. Vì: 
- Các phần đều tập trung nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy, mỗi phần lại nói về một sự việc rõ ràng.
- Trình tự sắp xếp các phần hợp lí. 
HĐCL: Qua 2 bài tập 3b, 3c em hãy trả lời các câu hỏi:
1) Khi sắp xếp nội dung trong đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu gì?
2) Trình tự sắp xếp các đoạn văn phải như thế nào? 
3) Bố cục văn bản thường có mấy phần? Là những phần nào?
HS trả lời.
Gv nhận xét, chốt.
HĐCN, 3p, đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như trên Trái Đất không có tình yêu thương? Chắc hẳn mọi thứ sẽ chìm trong bóng đêm của sự lạnh lẽo khi không được những trái tim đầy nhân hậu sưởi ấm. Ngoài kia nắng không còn đùa giỡn, trái tim con người dường như đã bị đóng băng. Vì lẽ đó mà đồng bào ta từ xưa đến nay luôn mang tình yêu, sự đùm bọc, sẻ chia đến với nhau trong thời chiến và ngay cả khi đã được hòa bình. Câu thơ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương-Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay câu nói "Lá lành đùm lá rách" cũng đều thể hiện đức tính tốt đẹp của con người. Dù là ai, ở đâu đi chăng nữa song chúng ta đều chung dòng máu mẹ Âu Cơ, chung cái cội nguồn của mình. Cho nên tấm lòng tương thân tương ái luôn là nghĩa cử cao đẹp, là nét văn hóa của dân tộc Việt qua từng thế hệ.
H: 1) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? 
 2) Các câu trong đoạn văn có tập trung làm sáng tỏ vấn đề ấy không?
HS báo cáo, chia sẻ.
Đoạn văn nói về tình yêu thương giữa những con người trong xã hội, các câu đã tập trung làm sáng tỏ được tình yêu thương ấy.
Gv: vậy đoạn văn trên đã đảm bảo tính mạch lạc.
HĐCN – 2 phút giải quyết yêu cầu 4a (TL/15)
HS báo cáo, chia sẻ. GVKL đáp án đúng.
HĐCL: Qua việc tìm hiểu các bài tập trên, em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản?
HS trả lời, bổ sung.
Gv nhận xét, chốt.
HĐN 2, 3p, đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 Ngày xưa có một bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được phật trao cho một bông cúc. Sau khi dạy em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống được bấy nhiêu năm.
 Vì muốn mẹ sống lâu, cô bé đã dừng lại bên đường tước cánh hoa cúc ra từng cảnh nhỏ. Từ đó hoa cúc có nhiều cánh.
H: 1) Văn bản trên gồm mấy đoạn? 
 2) Các đoạn văn có tập trung về một chủ đề không? Đó là chủ đề gì?
 3) Theo em, khi tạo lập văn bản, để đảm bảo tính mạch lạc cần lưu ý những gì?
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ: 
- Gồm 2 đoạn văn, 2 đoạn văn cùng tập trung miêu tả tấm lòng hiếu thảo của em bé và lí do hoa cúc có nhiều cánh.
- Các câu trong đoạn văn phải liên kết tập trung làm sáng tỏ chủ đề, các đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, hợp lí...
C. HĐ luyện tập
Mục tiêu: 
- Bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.
- Chỉ ra được những biểu hiện về tính mạch lạc trong văn bản.
- Biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc.
Hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập 1.
GV nhấn mạnh y/c bài tập.
HS HĐCN làm bài tập.
HS trình bày. HS nhận xét.
GV chốt 
Hs xác định yêu cầu bài tập.
HĐCN, 3p, báo cáo, chia sẻ theo các gợi ý trong tài liệu (C2bTr 16)
Gv nhận xét, đánh giá.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản
1) Bố cục của văn bản
a. Bài tập 3a (tr 15)
 Khi xây dựng văn bản, cần quan tâm tới bố cục vì bố cục hợp lí sẽ giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung tư tưởng của văn bản.
b. Kết luận
 Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản
a. Bài tập 
* Bài tập 3b (tr15)
 Câu chuyện chưa có bố cục, cách kể chưa hợp lí.
* Bài tập 3c (tr 15)
b. Kết luận
Điều kiện khi sắp xếp bố cục:
- Nội dung trong đoạn văn phải thống nhất, chặt chẽ với nhau. 
-Trình tự sắp xếp các đoạn văn trong văn bản phải hợp lí, rành mạch.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần (MB, TB, KB).
II. Mạch lạc trong văn bản
1. Tìm hiểu về tính mạch lạc của văn bản
a) Bài tập 
* Bài tập 4a (Tr15)
1-Đ; 2-S; 3-Đ; 4-Đ
* Kết luận
 - Mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lí.
- VB cần phải mạch lạc.
2. Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
a) Bài tập 4b (TL/15)
b) Kết luận
- Các câu trong đoạn văn phải cùng hướng về một chủ đề, đề tài.
- Các đoạn văn phải được sắp xếp hợp lí, rõ ràng, liền mạch tập trung làm sáng tỏ chủ đề, tạo hứng thú cho người đọc.
III. Luyện tập
Bài tập 1 (Tr16): Đọc và xác định bố cục, nhận xét tính mạch lạc của văn bản. 
- P1: Từ đầu đến giành chiến thắng. (Cuộc đua thứ nhất)
- P2: Tiếp theo đến kết thúc đường đua. (Cuộc đua thứ 2 và 3)
- P3: Còn lại (Cuộc đua cuối cùng)
-> Văn bản có tính mạch lạc vì thứ tự sắp xếp các đoạn văn hợp lí cùng tập trung làm sáng tỏ câu chuyện.
2. Bài tập 2 (Tr16): Nêu cảm nhận khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.
Gợi ý làm bài tập 2: 
1. MB: Giới thiệu truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài
Nêu cảm nhận chung: xúc động trước tình cảm của hai anh em Thành Thủy và cuộc chia tay đẫm nước mắt của họ. 
2. TB: Trình bày cảm nhận về truyện ngắn. HS có thể nêu những ý sau:
Tình cảm của hai anh em Thành - Thủy: rất mực yêu thương và luôn quan tâm đến nhau (hồn nhiên, trong sáng). 
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em (Chia đồ chơi, chia tay cô giáo và các bạn, chia tay nhau)
3. KB: Suy nghĩ của bản thân.
Ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình
Quyền được yêu thương, đến trường và sống trong gia đình hạnh phúc của trẻ em. 
- VD đoạn MB: Cuộc chia tay của những con búp bê là tác phẩm được trao giải Nhì trong cuộc thi viết về quyền trẻ em của tác giả Khánh Hoài. Đọc truyện, em cảm thấy xúc động không chỉ bởi tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. 
- VD đoạn KB: Câu chuyện là một bài học về tình anh em nhưng cũng là một lời nhắc nhở chúng ta: Tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng gìn giữ để không bao giờ còn những cuộc chia ly không đáng có, để tất cả trẻ em trên t/g đều được yêu thương, đều được đến trường và đều được sống trong gia đình hạnh phúc.
4. Củng cố: 
H1: Bố cục là gì? Những yêu cầu về bố cục của văn bản? 
H2: Mạch lạc là gì? Để đảm bảo tính mạch lạc trong văn bản cần lưu ý điều gì?
Hs chia sẻ, nhận xét. Gv khái quát lại.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: Học thuộc 4 phần kết luận; Hoàn thiện bài tập C2b.
HSKG: Hoàn thiện bài tập phần D, E (Hoạt động vận dụng và Hđ tìm tòi mở rộng/17).
- Bài mới: Soạn bài Những câu hát nghĩa tình. 
+ Đọc kĩ các văn bản thuộc bài Những câu hát nghĩa tình; 
+ Đọc phần chú thích; 
+ Soạn các câu hỏi ở mục B2 cho bài ca dao 1, 2 (TL/19,20)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chu_de_2_van_ban_va_tao_lap_van_ban_na.doc