Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Ca dao, dân ca - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Ca dao, dân ca - Năm học 2021-2022

BƯỚC 1: Vấn đề cần giải quyết

 - Lí do: Đảm bảo tính tích hợp về chủ đề của các bài ca dao, dân ca

- Giúp HS đọc hiểu bốn văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm.

BƯỚC 2: Xác định chủ đề

 - Tên chủ đề: Ca dao, dân ca

 - Gồm các bài

 1. Những câu hát về tình cảm gia đình

2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

3. Những câu hát than thân

4. Những câu hát châm biếm

BƯỚC 3: Mục tiêu của chủ đề

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân, giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.

- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình, than thân, châm biếm.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

- Giáo dục thái độ học tập tích cực, tự giác.

- Thái độ học tập tích cực, biết giữ gìn vẻ đẹp của ca dao dân ca trong nền VHDG VN.

 

doc 8 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Ca dao, dân ca - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2021
 Lớp
Ngày dạy
7A
Tiết 8
12/10/2021
Tiết 9
12/10/2021
CHỦ ĐỀ: CA DAO, DÂN CA
BƯỚC 1: Vấn đề cần giải quyết
 	- Lí do: Đảm bảo tính tích hợp về chủ đề của các bài ca dao, dân ca
- Giúp HS đọc hiểu bốn văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm.
BƯỚC 2: Xác định chủ đề
	- Tên chủ đề: Ca dao, dân ca
 	- Gồm các bài
	1. Những câu hát về tình cảm gia đình 
2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
3. Những câu hát than thân
4. Những câu hát châm biếm
BƯỚC 3: Mục tiêu của chủ đề
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân, giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.
- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình, than thân, châm biếm.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
- Giáo dục thái độ học tập tích cực, tự giác.
- Thái độ học tập tích cực, biết giữ gìn vẻ đẹp của ca dao dân ca trong nền VHDG VN.
BƯỚC 4: Ma trận.
BƯỚC 5: Hệ thống câu hỏi .
BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Gv mở nhạc và lời ru cho HS nhận diện các làn điệu, các câu ca dao quen thuộc. 
Đây là những làn điệu nào?
HS: Dân ca
Giáo viên chuyển vào nội dung chủ đề.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG (7 phút)
GV: Hướng dẫn đọc: 
- Đọc rõ từng lời, tình cảm sâu sắc thiết tha về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, những câu hát thể hiện sự chua xót, đắng cay -> Bài ca dao 1
- Bài ca dao 2: giọng nhẹ nhàng, mỉa mai, châm biếm, đọc bài 1 lượt
GV: Gọi 1-2 HS đọc bài
GV: Nhận xét, uốn nắn cho HS đọc
HS: Về tìm hiểu chú thích Sgk/35,36,37, 38, 48, 49 và 51,52
Hoạt động 2: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (33 phút)
Nội dung 1: Khái niệm ca dao, dân ca
GV cho  HS đọc phần tiểu dẫn
? Nêu khái niệm ca dao, dân ca em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7?
 - Ca dao - dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
*  GV tổ chức HS trao đổi theo căp.
 - Là tên gọi chỉ thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
- Nội dung: Diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Nghệ thuật: Có đặc điểm nghệ thuật truyền thống: Sử dụng các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ, so sánh, ví von, nhân hoá, lặp, điệp ...
- Thường sử dụng thể thơ lục bát
? Theo em ca dao và dân ca có gì khác nhau?
 - Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
 - Ca dao là lời của dân ca
? Xét về nội dung có những loại ca dao nào ?
? Em có biết ca dao  thường có những nét đặc trưng nổi bật nào trong hình thức thể hiện không ?
2. Nội dung
- Có:
+ Ca dao trữ tình.
+ Ca dao hài hước.
3. Nghệ thuật:
- Thể lục bát hoặc lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày.
- Biện pháp tu từ: Hình ảnh so sánh, ẩn dụ,
- Diễn đạt bằng một số hình thức dân gian.
GV: Chốt
 - Ca dao - dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
 - Ca dao là lời của dân ca
Nội dung 2: Những câu hát về tình cảm gia đình (Bài 1) và Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Bài 4) 
Bài ca dao số 1 (SGK/35)
Gv gọi hS  Đọc cả bài ca dao (Những câu hát về tình cảm gia đình) 
 ? Bài ca dao đề cập đến những mối quan hệ nào trong gia đình ? 
 	- Tình cảm cha mẹ với con cái và tình cảm anh chị em trong gia đình 
 HS Trao đổi cặp đôi:
 ? Bài ca dao 1 là lời của ai? Nói với ai? Nhận xét âm điệu của bài ca dao số 1?  
  - Lời của người mẹ hát ru con , nói với con
 - Âm điệu nhẹ nhàng thiết tha tình cảm.
 HS HĐCN:
  ? Người mẹ nói với con những điều gì ?
  - Mẹ nhắc đến công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
 ? Hãy phân tích cái hay trong cách thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái ?
- Dân gian đã sử dụng những hình ảnh so sánh ví von độc đáo “Núi ngất trời, nước trong nguồn để làm nổi bật công ơn to lớn của cha mẹ 
-> Đây là những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc có ý nghĩa chỉ sự vĩnh hằng lại phù hợp với công cha và nghĩa mẹ
- Cách  so sánh ấy còn kết hợp với cách sử dụng từ láy, điệp từ, âm điệu ngọt ngào của thể lục bát khiến cho lời ca càng thẫm đẫm tâm tình sâu lắng thiết tha
? Bài ca dao đã dặn dò con điều gì ? Nhân xét lời dặn dò của mẹ ?
 GV nói về 9 chữ Cù lao
- Dặn con phải ghi nhớ công lao của cha mẹ “Cù lao chín chữ ”
 - Lời dặn thiết tha tình cảm đi vào lòng người nhưng cũng mang tính giáo huấn thức tỉnh về lí trí
- Nhắc đến 9 chữ cù lao
 ? Hãy đọc 1 vài câu ca tương tự cùng chủ đề.
 HS: Đọc 1 số bài tương tự
 ? Em cảm nhận được điều gì từ lời ru của cha mẹ với con cái trong bài ?
- HS đại diện báo cáo, Gv nhận xét 
  - Cảm nhận sự mong muốn thiết tha của cha mẹ, mong ước các con yêu thương đoàn kết gắn bó sẻ chia đó cũng chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của những ng làm cha làm mẹ
 HĐCN:
 ? Cảm nhận chung nhất của em về bài ca dao trên ?
 GV chốt ý:
 - Những câu hát ngọt ngào thấm thía xúc động về tình cảm gia đình sâu nặng thiêng liêng, nhắc nhở ta biết ơn kính trong ông bà cha mẹ, đoàn kết yêu thương với anh chị em trong gia đình
 - Hình thức thể hiện mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế độc đáo..
2. Bài ca dao số 4 (SGK/37)
 HS đọc bài ca dao 4 (Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người) 
  * HĐCN
 ? Theo em bài ca dao có mấy phần?
 - HS chỉ ra hai phần.
 ? Hai dòng đầu có gì đặc biệt về từ ngữ?
 Hai dòng đầu: Cảnh cánh đồng lúa.
 + Số tiếng 12 (khác với những dòng thơ lục bát) -> Gợi sự dài rộng của cánh đồng.
 + Điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng,
 ? Cách dùng từ ngữ như thế có tác dụng gì?
 HS: Nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng. cánh đồng không chỉ rộng mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống. Đồng thời thể hiện cảm xúc phấn chấn, yêu quê hương, yêu đời của người nông dân.
 HS trả lời
 - Gv nhận xét bổ sung.
 ? Phân tích nét nghệ thuật trong hai câu ca dao sau?
 Hai câu sau: Hình ảnh của cô gái
 + So sánh: Cô gái - Chẽn lúa đòng đòng
 -> So sánh ngang bằng thể hiện sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới sức sống đang xuân.
+ Từ láy: Phất phơ
 -> Cô gái  là cái hồn của cảnh. Trong cảnh cô gái hiện lên với một vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung. đầy sức sống.
  ? Theo em lời trong bài ca dao này là lời của ai? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì?
  - Lời của chàng trai ca ngợi vẻ dẹp của cô gái.
 -> Đây là cách chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái.
 ? Có cách hiểu nào khác không?
 - Có cách hiểu khác: Là lời của cô gái. Trước cảnh cánh dồng rông mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình. Nỗi lo của cố gái thể hiện ở từ: Phất phơ (Thân em như dải lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?) ... -> Không biết số phận mình rồi sẽ ra sao
 	 Cảm nhận của em khi  học xong 2 bài ca dao ?
  - Hình thức: Gợi nhiều hơn tả
 - Nội dung: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào đối với thiên nhiên con người quê hương đất nước
 GV chốt
Bài ca dao thể hiện tình yêu, niềm tự hào đối với thiên nhiên con người quê hương đất nước
  HẾT TIẾT 8
Nội dung 3: Bài ca dao 2 (Những câu hát than thân) và bài ca dao 1 (Những câu hát châm biếm) (22 phút)
HĐCN: Em có suy nghĩ gì khi đọc 2 câu ca dao sau:
Gánh cực mà đổ lên non,
Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.
HS: Nói lên sự gian truân, vất vả, khó nhọc.
GV: Quan sát, nhận xét về hình ảnh
HĐCN: Những hình này gợi cho các em điều gì ? (HSTb, yếu)
HS: Cảm thấy hài hước, đáng cười, đáng lên án, phê phán trong xã hội.
GV: Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn của nội dung. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương tình nghĩa trong gia đình, quan hệ con người với quê hương, đất nước mà còn là tiếng than thở về cuộc đời và cảnh ngộ đắng cay. Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, Ca dao, dân ca VN còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui khoẻ, sắc nhọn thể hiện tính cách tâm hồn và quan niệm sống của người Á đông. Tiếng cười lạc quan nhiều vẻ hấp dẫn người đọc, người nghe. Điều hấp dẫn đó ntn ta cùng tìm hiểu thông qua 2 bài ca dao với chủ đề “Những câu hát than thân và những câu hát châm biếm”
1. Bài ca dao số 2 (15 phút) ( SGK/48)
MC: Chiếu bài ca số 2
HĐCN: Em hiểu cụm từ “thương thay”ntn ?(HS yếu)
HS: Thương thay -> tiếng than, thương cảm xót xa ở mức độ cao.
GV: Cụm từ “thương thay” lặp lại 4 lần, thể hiện sự xót thương cho thân phận mình, cho người cùng cảnh ngộ của tác giả dân gian, sự lặp lại đó có tác dụng tô đậm thêm sự đắng cay nhiều bề của người dân thường. Sự lặp lại còn nối kết và mở ra nỗi xót thương khác, rõ ràng cứ mỗi lần lặp lại tình ý của bài ca dao lại mở rộng, phát triển cao hơn.
HĐCĐ: Phân tích nỗi thương tâm của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài?
HS: Thảo luận nhóm bàn 2’, phát biểu
GV: Nhận xét, bổ sung:
 - Thương con tằm: Thương thân phận nhỏ nhoi suốt đời bị người khác bòn rút sức lực 
 - Thương lũ kiến tí ti: thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời ngược xuôi vất vả làm lụng mà vẫn nghèo nàn.
 - Thương con hạc: thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận cố gắng của họ, vô vọng người dân trong xã hội cũ
 - Thương con cuốc: thân phận thấp cổ bé họng, oan ức khổ đau mà không được công bằng lẽ phải xem xét.
HĐCN:Qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao tác giả dân gian muốn nói tới điều gì?(HSK,G)
HS: Dựa vào PT của GV để trả lời
GV chốt ý: Bằng BPNT ẩn dụ hình ảnh những con vật nhỏ bé bài ca dao đã nói lên số phận cuộc đời tủi cực của người lao động xưa.
HĐCN: Tìm những câu ca dao có nội dung tương tự ?(HS khá)
HS: Đọc phần đã chuẩn bị, chẳng hạn:
 - Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
- Chân đi dạ lại dùng dằng,
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con.
- Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
* Tích hợp môi trường
HĐCN: Nhận xét về cuộc đời của người phụ nữ trong chế độ XHPK ntn?(HS khá)
HS: Nhỏ bé
GV chốt
Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực số phận nhỏ bé đắng cay của người phụ nữ xưa.
2. Bài ca dao 1 (SGK/51)
MC: Đọc thầm bài ca dao 1
HĐCN: Bài ca dao nói chuyện gì ? Giới thiệu về ai ? Kết cấu của bài có gì đặc biệt ?(HS Tb, yếu)
HS: - Bài ca dao nói về chuyện ướm hỏi vợ cho chú và chân dung về ông chú
- Bài ca dao có 2 phần:
+ 2 câu đầu : giống như lời đưa đẩy theo lối “bứng” quen thuộc của ca dao
+ 3 câu sau : vẽ chân dung ông chú ra trước mắt cô gái
HĐCN: Ý nghĩa của 2 câu đầu ?(HS Tb, khá)
HS: Là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao bỗng gặp cô gái mặc yếm đào liền cất tiếng ướm hỏi cho ông chú.
HĐCN: Chân dung ông chú được miêu tả ntn ?(HS Tb)
HS: Chú tôi: Hay: + tửu; + chè đặc; + ngủ trưa; 
+ ước Ngày mưa (không đi làm)
 Đêm thừa canh (ngủ nhiều)
HĐCĐ: Từ nào được nhắc lại ? Lời ca có gì đặc biệt? Tại sao khi giới thiệu (hỏi vợ cho chú) cháu lại nói xấu? Nhận xét về cách nói này ?
HS:Thảo luận theo bàn/cặp 3’, báo cáo, nhận xét lẫn nhau
- Điệp từ “hay” được nhắc lại nhiều lần =>có t/d chỉ ra những thói xấu của ông chú: nghiện rượu, chè, thích ngủ. Ông chú có nhiều thói quen xấu đã đến mức thành nghiện.
- Nói xấu để cô yêm đào biễt em có chấp nhận được không thì lấy
- Phân tích kĩ hơn chi tiết cô yếm đào: cô gái trẻ trung trong trắng, chăm chỉ . yếm đào: biểu tượng cho 1 phần thưởng các cô gái chăm chỉ (hoặc gđ khá giả) -> ông chú có xứng đáng không ?
- Thông thường đi hỏi vợ cho người nào đó người ta thường che đậy những thói xấu của người đó trường hợp này ngược lại
HĐCN: Vậy dụng ý của bài ca dao này là gì ?(HS khá)
HS: Chế giễu người hay uống rượu, nghiện ngập...
GV chốt 
Bài ca dao chế giễu hạng người nghiện ngập lười biếng trong xã hội.
HĐCN: ND ta rất có ý thức về quan niệm lao động và hưởng thụ. Nếu cần khuyên nhân vật người chú tôi trong bài ca dao, em nói bằng những câu ntn?(HS khá)
HS: Có thể khuyên bằng một số câu tục ngữ như:
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.
*Tích hợp môi trường
GV: (Liên hệ) Trong XH xưa và nay bài Ca dao lúc nào cũng có giá trị thời sự đề cập đến giá trị đạo đức của con người. Con người không thể tự quyết định được số phận của mình, làm thân con gái rơi vào cảnh sống phải chấp nhận số phận ...
HĐCN: Em hãy tìm những bài Ca dao có nội dung tương tự như bài Ca dao số 2 ?(HS Tb)
HS: Đọc bài ca dao mình đã sưu tầm
GV: Nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm nếu HS thực hiện tốt
MC: Ví dụ: Chập chập rồi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy,
Đừng đơm vơi đĩa thánh thầy mất thiêng.
Hoạt động 3: III. TỔNG KẾT (6 phút)
HĐN: Em cần ghi nhớ những gì về nội dung, nghệ thuật của 2 bài ?
HS: Thảo luận theo nhóm bàn trong 3’, báo cáo, nhận xét lẫn nhau
GV: Nhận xét, bổ sung, khái quát (chiếu)
1. Nghệ thuật 
- Thể thơ lục bát, bài đối đáp vần điệu phong phú, so sánh đặc sắc.
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ
- Sử dụng các hình thức giễu nhại, sử dụng cách nói có hàm ý, tạo nên cái cười châm biếm hài hước.
2. Ý nghĩa văn bản: 
- Tình cảm đối với cha mẹ, anh em và là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi  người.
- Tình yêu mến tự hào về đất nước, con người Việt Nam thấm sâu vào tâm hồn chúng ta.
- Một khía cạnh làm nên giá trị của Ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực
- Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
C. LUYỆN TẬP (3 phút)
HS: Thảo luận theo bàn bài tập 1, 2 Sgk/53 (2’)
* Bài 1: Đáp án C
* Bài 2: + Những câu hát châm biếm có đặc điểm giống truyện dân gian, có nội dung, đối tượng châm biếm => là hạng người đáng chê trách.
+ Sử dụng 1 số nghệ thuật gây cười, tạo tiếng cười cho người đọc người nghe
GV: Hướng dẫn HS về thực hiện phần luyện tập 
HS: Thực hiện phần luyện tập ở nhà ->Đọc phần đọc thêm
 * Tích hợp môi trường
(?) Tìm thêm những bài ca dao, dân ca về môi trường?(HS khá, giỏi)
 HS: Cái cò bay lả bay la
 Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
 GV: Nhận xét, đánh giá
 D. VẬN DỤNG (5 phút)
HS vận dụng hiểu biết về ca dao, tập sáng tác ca dao dao ca ngợi về quê hương em.
* Cách tiến hành:
- Về nhà tham khảo tài liệu, người lớn hỏi thêm về các làm
- Viết và nội sản phẩm vào giấy.
E. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
Câu 1: Không gian nghệ thuật chủ yếu trong ca dao là gì?
* Gợi ý trả lời: Không gian trần thế, đời thường, bình dị mang tâm trạng chung của nhiều người (dòng sông, con thuyền, cánh đồng) và cả không gian xã hội
Câu 2: Tại sao trong những bài ca dao than thân, tác giả dân gian thường hướng đến hình ảnh “con cò”
* Gợi ý trả lời: Hình ảnh con cò biểu trưng cho hình ảnh người nông dân suốt đời lam lũ, chị nhiều bất công, oan trái
Câu 3: Em hiểu gì về câu “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
*Gợi ý trả lời:  là nói lên công lao to lớn của người sinh thành (sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc)             
Câu 4: Với chúng ta, lời răn dạy của cha ông ta ngày xưa còn có ý nghĩa không?
* Gợi ý trả lời: Lời dạy ngày xưa vẫn còn nguyên giá trị, phải biết ơn ông bà, cha mẹ
Câu 5: Biện pháp nổi bật trong “Những câu hát than thân thường sử dụng là gì? Cho ví dụ?
 	 * Gợi ý trả lời: So sánh và ẩn dụ    
 - Sưu tầm một số bài ca dao than thân, châm biếm
 - Viết cảm nhận về bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học.
 - Đọc thuộc lòng những bài ca dao vừa học; Đọc bài đọc thêm.
 - Các bài ca dao còn lại các em tự đọc, tìm hiểu 
 - Chuẩn bị bài: Từ ghép ,Yêu cầu: đọc trước bài, lấy các ví dụ về từ ghép 
Hết tiết 9

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chu_de_ca_dao_dan_ca_nam_hoc_2021_2022.doc