Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

 a, Về kiến thức:

 * Kiến thức chung: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.

 * Kiến thức trọng tâm:

 - Sơ giản về tác giả Et-môn- đô đơ A-mi-xi.

 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.

 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

 b, Về kỹ năng:

 - Đọc - hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

 - KNS: Giải quyết vấn đề ; Ra quyết định ; Kiểm soát cảm xúc.

 c, Về thái độ : Giáo dục HS lòng kính trọng bố mẹ, biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

 2. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực đọc-hiểu, phân tích, sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.

 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.

 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

 II. Chuẩn bị của GV và HS:

 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.

 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

 III. Chuỗi các hoạt động dạy học

 1. Hoạt động khởi động

 a, Ổn định tổ chức lớp học: ( 1 phút)

 b, Kiểm tra bài cũ:

 H: Nêu nội dung, nghệ thuật của VB “ Cổng trường mở ra” ?

* Đặt vấn đề vào bài mới:Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó, chỉ đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.

 

doc 276 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: Tiết 1 - Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lý Lan)
 Ngày soạn: 5/9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
 a, Về kiến thức: 
 * Kiến thức chung: 
 - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
 - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em - tương lai nhân loại.
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
 * Kiến thức trọng tâm: 
 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
 b, Về kỹ năng:
 - Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. Phân tích các chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng người mẹ. Liên hệ, vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
 - KNS: Giải quyết vấn đề ; Tư duy sáng tạo ; Kiểm soát cảm xúc.
 c, Về thái độ: Giáo dục HS lòng biết ơn đối với cha mẹ, có ý thức học tập cho tốt. 
 2. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực đọc-hiểu, phân tích, sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.
 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.
 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
 III. Chuỗi các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động
 a, Ổn định tổ chức lớp học: ( 1 phút)
 b, Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 c) Giới thiệu bài bài 
 * Đặt vấn đề vào bài mới:Trong quãng đời HS, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên, nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì, nghĩ những gì. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường để vào học lớp 1 của con
 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 (3 phút): Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- GV giới thiệu một vài nét về tác giả.
H: Em hãy nêu xuất xứ của VB?
H: VB này thuộc thể loại nào?
H: Em hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
? Kiểu vb: Biểu cảm
? Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả nghị luận
Hoạt động 2 ( 7 phút) : Đọc- hiểu VB, tìm hiểu đại ý, bố cục.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Gọi HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc.
H – Kể tóm tắt vb?
 Đêm trước ngày khai trường con vào lớp 1, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động. Nhớ lại những việc làm của con thường ngày. Nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên của mẹ. Lo cho tương lai của con. Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.
H; VB viết về việc gì?
H: Theo em VB chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần?
- P1: Từ đầu – vừa bước vào: Tâm trạng của mẹ đêm trước ngày khai giảng của con vào lớp 1.
P2: (Còn lại): Vai trò của xã hội và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
Hoạt động 3 ( 25 phút) Tìm hiểu, phân tích văn bản.
- HS theo dõi SGK.
H: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ ntn? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào?
? Em ntn là “trằn trọc”? khi nào thì con người ta rơi vào trạng thái như vậy?
H: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? khi o ngủ đc người mẹ đã nghĩ gì? làm những gì?
- Nghĩ về nên GD ở Nhật, nơi mà trẻ em được dành mọi điều kiện tốt nhất để học hành.
? Em hiểu ntn về câu nói của mẹ “ Đi đi con  sẽ mở ra”?
- TG kỳ diệu đó là tình cảm thầy trò, bạn bè. Là tình yêu quê hương qua những trang sách, là tri thức được tiếp nhận.
- Câu văn có đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người như trong một câu chuyện cổ tích kỳ diệu. Phía sau cánh cổng kia có cả 1 thế giới vô cùng hấp dẫn với những người ham hiểu biết, yêu lao động, yêu cuộc sống. thế giới tri thức của bao la tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết TG ấy chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
H: Trong VB, em ta thấy người mẹ nói ới ai? Nói ntn? (có phải người mẹ trực tiếp nói với con không)?
- Người mẹ đang nói với chính mình, tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình ( đây được gọi la độc thoại).
? Em có nhận xét gì về đoạn văn mở đầu này?
? Từ đó em hiểu gì về nỗi lòng của người mẹ?
? Em đã từng thấy mẹ mình thức chưa? Vì sao?
H: Người con có tâm trạng giống mẹ không?
H: Tâm trạng người con thể hiện ở chi tiết nào?
? Qua đó em thấy giấc ngủ đến với đứa ntn? 
? Các tù ngữ: “ thanh thản, háo hức và vô tư” thuộc từ loại gì? Gợi điều gì?
- Sự vô tư, ấm cúng HP được hưởng sự che chở bao bọc của cha mẹ, XH quan tâm
? Em đã từng có tâm trạng như vậy bao giờ chưa?
? Đoạn văn sử BPNT gì?
H: Nhan đề “Cổng trường mở ra” mang ý nghĩa gì? (Tượng trưng).
Hoạt động 4 ( 5 phút) Tổng kết nội dung, nghệ thuật.
H: VB sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
H: Nội dung của VB là gì?
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 1. Tác giả: Lý Lan là dịch giả của Harry Potter
 2. Tác phẩm: 
 - Văn bản trích từ báo “Yêu trẻ” số 106 - Thành phố Hồ Chí Minh.
 - Thể loại: văn bản nhật dụng.
II - Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc: Đọc rõ ràng, diễn cảm.
2. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
 3. Bố cục: 2 phần
4. Phân tích:
 a. Tâm trạng và việc làm của mẹ trong đêm trước ngày khai trường.
+ Mẹ không ngủ được.
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Mẹ lên giường và trằn trọc.
+ Mẹ không lo nhưng cũng không ngủ được.
-> Lời văn kể, biểu cảm. Diễn tả tâm trạng bâng khuâng xao xuyến không phải chỉ lo lắng cho con mà còn nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.
b. Tâm trạng người con:
+ Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo.
+ Giúp mẹ dọn phòng, thu xếp đồ chơi.
-> tâm trạng thanh thản háo hức và vô tư.
->Kể kết hơp miêu tả nội tâm, từ ngữ khẳng dịnh: Nhà trường mang lại cho HS những hiểu biết về tri thức, tình cảm, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò.
III - Tổng kết.
 1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng ngôi kể thứ nhất, hình ảnh tượng trưng.
 2. Nội dung: Tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.
3. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối vớ con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
 3. Hoạt động luyện tập, củng cố ( 3 phút) 
 ? Vì sao nói ngày khai trường để vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người?
 - Đó là ngày đâù tiên của một người học sinh.
 - Đánh dấu một bước mới trong sự trưởng thành của mỗi người.
 ? Kỷ niệm ngày khai trường đầu tiên của em ntn?
 - ( hs tự hồi tưởng)
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1 phút) 
 - Học bài; chuẩn bị VB: Mẹ tôi.
 IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngữ văn bài 1
 Tiết 2 - Văn bản: MẸ TÔI
 ( Et-môn-đô-đơ A-mi-xi)
Ngày soạn: 5/9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
 a, Về kiến thức: 
 * Kiến thức chung: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
 * Kiến thức trọng tâm: 
 - Sơ giản về tác giả Et-môn- đô đơ A-mi-xi.
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
 b, Về kỹ năng:
 - Đọc - hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
 - KNS: Giải quyết vấn đề ; Ra quyết định ; Kiểm soát cảm xúc.
 c, Về thái độ : Giáo dục HS lòng kính trọng bố mẹ, biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
 2. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực đọc-hiểu, phân tích, sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.
 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu ; Soạn bài.
 b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
 III. Chuỗi các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động
 a, Ổn định tổ chức lớp học: ( 1 phút)
 b, Kiểm tra bài cũ:
 H: Nêu nội dung, nghệ thuật của VB “ Cổng trường mở ra” ? 
* Đặt vấn đề vào bài mới:Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó, chỉ đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 ( 5 phút) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
H: Nêu những nét chính về tác giả ?
H: Hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
Hoạt động 2 ( 5 phút) Đọc, tìm hiểu đại ý của văn bản.
- GV hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- Tìm hiểu chú thích.
H: Văn bản nói về vấn đề gì ?
Hoạt động 3 ( 20 phút) Tìm hiểu, phân tích văn bản
H: Hoàn cảnh người bố viết thư cho con? ( En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ)
H: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của bố đối với En-ri-cô ?
H: Trước lỗi lầm của con, người bố đã tỏ thái độ ntn ?
H: Tại sao ông lại có thái độ như thế? 
H: Trong truyện có những chi tiết, hình ảnh nào nói về người mẹ của En-ri-cô ?
H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
H: Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người ntn ?
H: Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
 Thảo luận ( 5 ...  tiêu biểu của ca dao, dân ca các dân tộc Cao Bằng qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 	b) Kỹ năng: Có kĩ năng hát một số làn điệu dân ca tiêu biểu của các dân tộc Cao Bằng. Bước đầu có kĩ năng phân tích, bình giá ca dao, dân ca địa phương Cao Bằng.
 	c) Thái độ: Yêu quý, tự hào về kho tàng ca dao, dân ca Cao Bằng, có ý thức bảo tồn, phát huy vốn ca dao, dân ca địa phương. Vận dụng tốt ca dao, dân ca trong cuộc sống, trong giao tiếp.
2. Định hướng phát triển năng lực
	Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Soạn bài ; tài liệu
 b) Chuẩn bị của HS: Tập soạn bài bằng cách trả theo câu hỏi cuối bài
 III. Chuỗi các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động
 a, Ổn định tổ chức lớp học: ( 1 phút)
 b) Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Ca dao Tày, Nùng phản ánh cuộc sống, tình cảm gia đình, anh em, bạn bè và ca ngợi con người quê hương Cao Bằng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV&HS
Nội dung chính
Hoạt động 1( 5 phút) Giới thiệu các văn bản ca dao, dân ca Tày Nùng.
- GV đọc Tài liệu Ngữ văn địa phương tỉnh Cao Bằng.
Hoạt động 2( 5 phút) Đọc các bài ca dao trong tài liệu.
- GV hướng dẫn HS đọc trên bảng phụ.
Hoạt động 3( 30 phút) Tìm hiểu các bài ca dao, dân ca.
- GV treo bảng phụ mời HS đọc.
“ Tốc tổng khỏi dồm tổng nẩy luông
Tốc mường khỏi dồm mừa nẩy quảng.
Thua tổng mì nốc phượng rụ bân
Thang tổng mì kỳ lận rụ phjải
Tềnh vò mì nặm hải pin phja
Nả rườn mì thôm nà pất rẻ
Sắm ké them sắm eng
Sắm ké kể vần xiên pất bẻo
Lục đếch son sư khảo thông minh
Phấn mẻ nhình căm khêm hất sẻo”
- HS đọc bài dịch thơ.
- HS trao đổi thảo luận.
H: Đọc bài ca dao, em cảm nhận được gì?
H: Cảnh đẹp của quê hương và con người được thể hiện qua những hình ảnh nào?
? Chim phượng, kỳ lân là những con vật được đánh giá như thế nào?
- Qúy hiếm tượng trung cho sự thịnh vượng, may mắn.
H- Hình ảnh “nghìn vịt béo” lội ruộng nhà thể hiện điều gì?
- Sự sung túc, no đủ, sự giỏi giang trong chăn nuôi của con người 
H: Con người được ca ngợi như thế nào?
H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ? qua đó tác giả dân gian muốn biểu đạt điều gì?
* Các bài ca dao châm biếm:
- HS đọc trên bảng phụ.
- Bài 1: Nộc cốt lẩy gằn nà đoải đoải
 Mẻ nhình dạn hất phải vần slưa
 Vỏ dài dạn thây phưa piến nạn.
H: Nội dung bài ca dao nói lên điều gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bài ca dao là gì?
H- Em hiểu thế nào là “ Đoải đoải”?
- Đủng đỉnh
? Bài ca dao muốn khuyên răn con người ta điều gì?
- Bài 2: Kin lẩu soong tha đeng
 Tồng vài seng bươn cẩu
 Say giá đá lủc thẩu thuổn gằm
 Pan ổm chẻn, pan tằng mỏ héc
 Đảng răng là phăng đíp pây đai
 Giú tỉ giả vỏ dài răng cả.
H: Bài ca dao nói về ai?
H: Họ có hành động, trạng thái như thế nào khi say rượu?
- Khi say ruwouj hai mắt họ đỏ ngầu, dùng mọi lời lẽ chửi con cái, đạp vỡ nồi niêu, xoong chảo.
H: Thái độ của nhân dân đối với kẻ say rượu như thế nào?
- Nhân dân ví kẻ say rượu hung dữ như con trâu mộng trong tháng chín. thong qua sự ví von, miêu tả cụ thể, người đọc nhận thấy rõ thái độ lên án, phê phán, châm biếm của nhân dân. Thái độ lên án được đẩy lên đến đỉnh điểm khi tác giả dân gian rủa đáng ra những kẻ say rượu nên bị chôn sống chứ sống trên thế gian làm trai làm gì.
H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
H: Hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của bài ca dao?
H- Tìm hiểu nội dung một số bài ca dao sau:
Bài thêm 1:
Mìa vỉ noọng hăn dá
Hăn tha nả liẹn
Kha gột bặng đẳm liềm tam pjẻ
Bài thêm 2:
Nổc ới giá chê vài khuôn rộc
Vài ới giá chê noorc píc đăm
Nổc ké bân mừa rằng thượng đáng
Vài ké bấu giú lảng mại nao
Dịch thơ:
Chim đừng chê nghé lắm lông
Nghé đừng chê lại chim rừng cánh đen
Chim già về tổ thượng thiên
Trâu già có lúc nghe kèn đám ma.
Bài thêm 3:
Nổc cốt chê nổc ké píc đăm
Pất ké chê nà dằm bấu roẻ
gần tầư chê khẩu ké bấu ngòn
Mì vằn nhằng kin bon chẳm hém.
Dịch thơ:
Bìm bịp chê sáo cánh đen
Vịt chê ruộng ngấu cùng lên quây tròn
Ai chê thóc cũ không ngon
có ngày săn cả đòi còn mẻ chua.
? Hãy sưu tầm thêm một số bài ca dao khác?
I-Giới thiệu văn bản:
- Ca dao Tày, Nùng phản ánh cuộc sống, tình cảm gia đình, anh em, bạn bè và ca ngợi con người quê hương Cao Bằng.
II-Đọc -Hiểu văn bản:
 1. Đọc các bài ca dao, dân ca:
 2. Tìm hiểu các bài ca dao, dân ca:
 a.Ca dao, dân ca ca ngợi con người, quê hương Cao Bằng:
* Cảnh đẹp dân dã, mộc mạc nhưng trù phú và những con người chăm chỉ, giỏi giang, thông minh.
-Đồng to, mường rộng, chim chóc, nước biển, vật nuôi, con người.
- Người già chăn nuôi giỏi, trẻ em học hành thông minh, con gái thêu thùa may vá khéo léo.
->Sử dụng phép liệt kê, lặp từ, so sánh,, từ ngữ miêu tả. Thể hiện sự tự hào về con người quê hương Cao Bằng
 b. Ca dao châm biếm:
* Bài 1:
* Nội dung: 
-Về nghĩa đen: Miêu tả vẻ chậm chạp, đủng đỉnh của con bìm bịp. Từ đó nói lên ý kiến nhận xét đánh giá đối với con người. Cụ thể đó là những người con trai, con gái lười biếng. Tác giả ví, con gái lười dệt vải biến thành hổ, con trai lười cày bừa biến thành hươu.
- Dùng từ láy “đoải đoải”, tính từ, so sánh, ví von giàu hình ảnh mang đậm bản sắc dân tộc. Qua đó tác giả phê phán những kẻ lười biếng.
- Ý nghĩa: Giáo dục con người đức tính chăm chỉ, siêng năng trong lao động.
* Bài 2:
* Nội dung: Bài ca dao nói về những người đàn ông say rượu
-> Lối so sánh ví von, tính từ gợi tả, động từ mạnh. Lên án, phê phán, châm biếm những kẻ say rượu.
- Giáo dục, khuyên răn mọi người không nên say rượu.
 	 3. Hoạt động luyện tập vận dụng ( 3 phút)
 -Học bài, nắm nội dung của các bài ca dao.
 	 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1 phút)
 - Ôn tập, chuẩn bị làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên 
 Tiết 73: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Ngày soạn:16/12/2021
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
 a) Kiến thức:
 Giúp HS ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra.
 b) Kỹ năng:
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình.
 - Tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
 c) Thái độ: Tự tin vào bản thân của mình.
 2. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp
 3. Phương pháp/ kỹ thuật dạy hoc
 - Đàm thoại.
 - Hoàn tất một nhiệm vụ.
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Chấm bài kiểm tra học kì ; Tìm ra ưu, nhược điểm của bài kiểm tra.
 - HS: Xem lại kiến thức liên quan đến bài kiểm tra.
 III. Chuỗi các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động khởi động
 a) Ổn định lớp:
 b) Kiểm tra bài cũ:: 0
 2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV&HS
Nội dung chính
GV cho HS xem lại đề kiểm tra và chép vào vở.
GVHDHS lập dàn ý: MB,TB,KB
? GV nhận xét ưu nhược điểm bài làm của hs.
GV đọc bài có điểm tốt và nhắc nhở những bài còn nhược điểm để khắc phục trong bài KT tới
I. Khởi động
1. Nhắc lại đề kiểm tra
2. Chữa bài: Phần văn bản và Tiếng Việt.
3. Lập dàn ý cho đề tập làm văn để khắc sâu cách tạo lập văn bản cho hợp lý.
II. Nhận xét ưu nhược điểm bài kiểm tra của học sinh
* Ưu điểm:
 - Nói chung các em nắm được yêu cầu của đề.
- Đa số các em biết cách làm bài
- Một số bài trình bày bài đẹp, khoa học, hành văn lưu loát.
* Nhược điểm:
- Một số em chưa tận dụng thời gian làm bài.
- Một số bài chữ xấu, viết sai nhiều lỗi chính tả.
- Nhiều bài trả lời câu hỏi chưa đủ ý, hành văn rời rạc, chưa thoát ý.
III. Kết luận:
1.Đọc 2 bài đạt điểm tốt và tuyên dương
2. Nhắc nhở những bài làm chưa đầy đủ, cần cố gắng khắc phục những nhược điểm
3. Tổng hợp điểm:
- Tốt:
- Khá:
- TB:
- Yếu:
 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
	- GV nhắc lại những kiến thức cơ bản cần khắc sâu.
	4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
	- Chuẩn bị bài tiếp theo học kỳ II.
	IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 67,68: KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn:
Ngày thực hiện
Tiết
Lớp
Ghi chú
1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
* Kiến thức chung: Học sinh nắm vững kiến thức ngữ văn từ đầu học kỳ I có sự tkeets hợp giữa 3 phân môn: Văn bản – tiếng việt và tập làm văn.
* Kiến thức trọng tâm: khắc sâu các kiến thức HK1 học về các văn bản, TV, TLV ở học kỳ I.
b) Kỹ năng: Trình bày bài một cách khoa học, linh hoạt
- Có sự liên hệ thực tế
c) Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
- Bình tĩnh, tự tin và khả năng của từng cá nhân.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, năng lực vận dụng, năng lực giải quyết vấn đề.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Hình thức: Làm bài trên lớp 2 tiết
- Đề bài: Tự luận
III. MA TRẬN
 Nội dung
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cao
Thấp
Văn bản
Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:Lớp 7 Sĩ số HS : 34 Vắng :.
 1. Mục tiêu: 
 - Giúp HS ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra.
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình.
 - Tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Chấm bài kiểm tra học kì ; Tìm ra ưu, nhược điểm của bài kiểm tra.
 - HS: Xem lại kiến thức liên quan đến bài kiểm tra.
 3- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
 - Đàm thoại.
 - Hoàn tất một nhiệm vụ.
 4. Tiến trình bài dạy:
 a) Ổn định lớp:
 b) Kiểm tra bài cũ:
 c) Nội dung bài mới:
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách thức làm bài.
 - Nêu đáp án của từng câu hỏi.
 - Cho HS đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu với bài làm cụ thể của mình để thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.
 - Những lỗi cơ bản và kĩ năng viết ( diễn đạt, chính tả, cách dùng từ )
 - GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của HS.
 d)Củng cố:
 e) Hướng dẫn học ở nhà:
 - Chuẩn bị đồ dùng cho học kì II.
 - Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 5. Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_202.doc