Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 111: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 111: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập

Tiết 111: DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu: Giúp hs

 KT: Cách dùng cum Chủ-vị để mở rộng câu

 Tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu .

 KN: mở rộng câu bằng cụm chủ vị .

 Phân tích tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu .

 TĐ: Ý thức lựa chọn câu khi nói viết phù hợp.

II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, bảng phụ

 HS: Đọc kĩ từng mục, chuẩn bị bài theo yêu cầu của bài tập

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2912Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 111: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 22.3.2011 Tiết 111: DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP
 ND:26.3.2011
I.Mục tiêu: Giúp hs
 KT: Cách dùng cum Chủ-vị để mở rộng câu
 Tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu .
 KN: mở rộng câu bằng cụm chủ vị .
 Phân tích tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu .
 TĐ: Ý thức lựa chọn câu khi nói viết phù hợp.
II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, bảng phụ
 HS: Đọc kĩ từng mục, chuẩn bị bài theo yêu cầu của bài tập
III. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ
IV.Tiến trình dạy học:
 Nội dung
I. Nội dung:
Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu:
II. Luyện tập:
Bài tập1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ
a. Khí hậu nước ta/ấm áp//cho phép
 c v
 C
Ta//quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn 
C v V
mùa. (Hồ Chí Minh) ( 1 cụm C-V làm CN, 1 cụm C-V làm PN cho cụm đt) 
 b. Có kẻ// nói từ khi các thi sĩ/ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non, hoa cỏ/ trông mới đẹp;( (1 cụm C-V làm PN cho cụm DT, 1 cụm C-V làm PN cho cụm đt) 
 từ khi có người / lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim tiếng suối / nghe mới hay. (1 cụm C-V làm PN cho cụm DT, 1 cụm C-V làm PN cho cụm đt) 
c.Thật đáng tiếc khi chúng ta// thấy 
những tục lệ tốt đẹp ấy / mất dần và 
những thức quí của đất mình/ thay dần bằng thức ... người ngoài. (2 cụm C-V làm PN cho cụm đt) 
Bài tập 2: Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc...
a. Chúng em// học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô/ vui lòng.
c.Tiếng Việt / rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta// du dương trầm bổng như 1 bản nhạc.
d. Cách mạng Tháng Tám / thành công // đã khiến cho tiếng Việt / có một bước phát triển mới,một số bộ phận mới.
Bài 3: Gộp một cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ
a. Anh em/ hoà thuận// khiến 2 thân vui vầy.
c. Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia Sông Đuống",.../ra đời// đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
 Hoạt động của GV:
GV nêu yêu cầu của tiết học, nhằm củng cố...
HĐ1: Củng cố kiến thức
-Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?
-Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu, cho ví dụ từng trường hợp
-Sau khi kiểm tra bài cũ, yêu cầu 1 HS đọc to ghi nhớ SGK trang 68,69
HĐ2: hướng dẫn HS luyện tập 
Đưa bảng phụ ghi bài tập
* Yêu cầu HS đọc bài tập, xác định yêu cầu trao đổi nhóm để xác định đâu là CN, VN . CN, VN đó là từ hay cụm C-V, ...
- Hướng dẫn HS tự vễ sơ đồ câu... trong từng trường hợp a,b,c
 Ghi nhận kết quả đúng: 
1a. - Có cụm C-V làm CN ( Khí hậu / ấm áp)
 - Có cụm C-V làm PN trong cụm ĐT
 - Xác định trường hợp b có 2 hay 1 câu? ( 2câu)
 - Trong mỗi câu đâu làCN, đâu là VN?
 ( núi non, hoa cỏ / trông mới đẹp)
( tiếng chim, tiếng suối / nghe mới hay)
-Vậy bộ phận còn lại trong mỗi câu bổ nghĩa cho cụm C-V chính là thành phần gì? ( trạng ngữ)
- Trạng ngữ đó có cụm C-V không? ( có)
- Hãy chỉ ra cụm C-V đó. 
( các thi sĩ / ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ)
- Tương tự hướng dẫn HS phân tích cấu tạo, tìm cụm C-V làm TP câu, TP cụm từ
-Có thể hướng dẫn HS phân tích bằng sơ đồ 
* HD thực hiện bài tập 2 
Yêu cầu HS đọc bài tập, 
- XĐ yêu cầu của BT trao đổi, trình bày kết quả
- Hướng dẫn HS xác định qhệ ý nghĩa giữa các câu cùng cặp, tìm từ thể hiện mối qhệ đó để gộp chúng lại cho hợp lí theo ý nghĩa của nó.
- Ghi nhận kết quả 
* Tương tự thực hiện a,c của BT 3
HĐ3: Củng cố
-Dùng cụm C-V để mở rộng câu là một trong những cách mở rộng câu. Có thể dùng cụm C-V để mở rộng các thành phần câu khác nhau nh CN,VN,phụ ngữ.
Hoạt động của HS
HĐ1
- Cá nhân trả lời
Nhận xét
Đọc ghi nhớ SGK/68
HĐ2:
Đọc bài tập 1
Xác định yêu cầu
Thảo luận nhóm
tìm các cụm C-V làm Tp câu và Tp của cụm từ...
 Trình bày ý kiến
Nhận xét, bổ sung
Ghi kết quả BT
Đọc bài 2, 
XĐ yêu cầu 
Trao đổi thực hiện theo hướng dẫn
Tương tự thực hiện BT 3
Xác định cụm C-V rồi gộp câu.
HĐ3:
Nhắc lại kiến thức về dùng cụm C-V để mở rộng câu...
V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học: - Nắm được cách dùng cụm C-V để mở rộng câu
 - Tìm câu có cụm chủ -vị làm thành phần câu hoặc thyành phần cụm từ trong một đoạn văn đã học.
 - Đặt 3 câu có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ hoặc tính từ . Sau đó lần lượt phát triển mỗi thành phần câu bằng cụm chủ vị.
 - Hoàn chỉnh các bài tập
 2. Bài sắp học: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
 - Đọc kĩ các đề a,b,c,d
 - Chọn 1 trong 4 đề-> lập dàn bài, tập nói trước ở nhà
*Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 111.doc