Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 58: Chơi chữ

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 58: Chơi chữ

Tiết 58 : Chơi chữ

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1. Kiến thức :

 - Học sinh hiểu thế nào là chơi chữ

 - Hiểu một số lối chơi chữ thông thường.

 - Tác dụng của phép chơi chữ.

2. Kĩ năng :

 - Nhận biết phép chơi chữ.

 - Chỉ rõ các lối chơi chữ trong văn bản .

3. Thái độ :

 - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 58: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 05/12/2011
Tiết 58 : Chơi chữ
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Kiến thức : 
 - Học sinh hiểu thế nào là chơi chữ
 - Hiểu một số lối chơi chữ thông thường.
 - Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng : 
 - Nhận biết phép chơi chữ.
 - Chỉ rõ các lối chơi chữ trong văn bản .
3. Thái độ :
 - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học :
- SGK , SGV, Sách bài tập, sách Chuẩn KTKN, Sách tham khảo Ngữ văn 7
 C. Hoạt động dạy học :
 1. ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài củ: 
 Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có mấy dạng ? Cho ví dụ 
 3.Bài mới : GV giới thiệu vào bài 
 Hoạt động 1: Thế nào là chơi chữ ?
Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
- Giáo viên treo bảng phụ. HS đọc VD
h. Hãy phân tích nghĩa của từ “lợi” trong ví dụ trên?
H. Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? tác dụng ?
- Giáo viên: Kiểu như vậy người ta gọi là chơi chữ.
? Vậy em hiểu chơi chữ là gì? Dựa vào đâu?
-GVchốt nội dung
-HS đọc ghi nhớ sgk
- Giáo viên treo bảng phụ có chứa bài tập 1 sgk. 
1.Tìm hiểu ví dụ
Lợi (1): ích lợi, lợi lộc
Lợi (2,3): Phần thịt bao quanh chân răng
- Đồng âm, khác nghĩa.
- Gây bất ngờ, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
2.Ghi nhớ sgk
- Dựa vào đặc sắc âm, nghĩa của từ.
- Tác giả chơi chữ đồng âm
- Chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau, các từ chỉ loài rắn: Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo ,lằn, trâu lỗ, hổ mang
 Hoạt động 2: Các lối chơi chữ
GV sử dụng bảng phụ? HS đọc vd?
H.các VD trên chơi chữ bằng cách nào? Hãy chỉ rõ từ nào? tác dụng của nó?
VD: Cô cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù chết cứng...
VD: Một đàn gà mà bươi bếp, hai ông bà đập chết hai con – hỏi còn mấy con?
- Đánh tráo phụ âm đầu và thanh điệu của hai từ mà bươi
Qua tìm hiểu các vd em thấy chơi chữ thường được sử dụng nhiều ở đâu? Có những lối chơi chữ nào thường gặp? 
- Giáo viên hệ thống lại bài học.
1.Tìm hiểu VD:
 a.“ Ranh tướng” nói sai âm của từ “Danh tướng” (gần âm) – Mục đích chửi, mỉa mai.
 b. Dùng cách điệp âm “m” được lặp lại liên tục để tạo cảm giác hài hước dí dỏm 
 c. Chơi chữ bằng cách nói lái: 
- Cá đối – cối đá
- Mèo cái – Mái kèo
d. từ nhiều nghĩa: Sầu riêng-vui -chung.
+ Sầu riêng – một loại quả 
 - Một hoạt động tâm lý 
 -> Đồng âm khác nghĩa
+ Sầu riêng >< vui chung – Trái nghĩa
2.ghi nhớ (sgk)
 Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 2: a. Tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau: 
 - Thịt – Mỡ
 - Nem – Chả 
 b.. Tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau: Nứa, tre, trúc...
 à Cách nói trên là hình thức chơi chữ.
 Bài 4. Hiện tượng đồng âm
 - Cam: Chỉ một loại quả
 - Cam lai: Chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc...
D .Hướng dẫn học bài ở nhà:
	-Nắm vững nội dung bài học
	- làm bài tập 3
	- Soạn bài: làm thơ lục bát 
 **************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58.doc