Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 87: Văn bản "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 87: Văn bản "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong khoảnh khắc vừa trở về quê cũ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc của Hạ Tri Chương; nhận xét được tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ Đường và tầm quan trọng của câu thơ cuối của bài thơ tuyệt cú.

2. Năng lực

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch thơ. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và phiên âm chữ Hán, phân tích thơ. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

- Phân tích được tâm trạng của tác giả trong bài thơ.

- So sánh cách thể hiện tình cảm đối với quê hương trong hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

3. Phẩm chất

- Biết trân trọng những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương.

II. Thiết bị và học liệu

 1. Chuẩn bị của giáo viên

Máy tính, máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản).

 

doc 8 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 87: Văn bản "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/1/2022
Ngày giảng: 13,15/1/2022
Period 87 - Lesson 10
 Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
 (Hồi hương ngẫu thư) 
 - Hạ Tri Chương -
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả trong khoảnh khắc vừa trở về quê cũ; cảm nhận và trình bày được tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc của Hạ Tri Chương; nhận xét được tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ Đường và tầm quan trọng của câu thơ cuối của bài thơ tuyệt cú. 
2. Năng lực
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch thơ. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và phiên âm chữ Hán, phân tích thơ. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Phân tích được tâm trạng của tác giả trong bài thơ. 
- So sánh cách thể hiện tình cảm đối với quê hương trong hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương.
II. Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản).
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh? 	
Hs trả lời, nhận xét, đánh giá. 
Gv nhận xét, chốt đáp án, đánh giá 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Ho¹t ®éng cña thầy và trò 
Néi dung chÝnh
A.Hoạt động mở đầu
Mục tiêu: Kết nối - tạo tâm thế cho HS tiếp thu bài học mới.
* Khởi động
- Hoạt động chung cả lớp, thực hiện theo tài liệu (Tr65). HS trả lời.
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Trong mỗi chúng ta, ai đã một lần xa quê phải xa gia đình, bạn bè thân thiết chẳng luôn nhớ về quê hương chỉ mong sớm có ngày trở lại. Còn gì vui sướng hơn, xốn sang hơn khi đã xa quê lâu đã lâu nay mới có dịp trở về thăm quê. Hạ Tri Chương cũng vậy, sau nhiều năm xa cách trở về quê hương ông được đón tiếp ntn? Tâm trạng ra sao?...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- HS nêu cách đọc VB – chia sẻ
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: nhÞp 4/3, c©u 4 nhÞp 2/5, giäng trÇm buån, nhÊn 3 tiÕng cuèi c©u 4 ng÷ ®iÖu hái.
- 2 học sinh đọc cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- HS nhận xét. GV nhận xét, uốn nắn.
HĐN2, 5p, đọc thầm phần chú thích (TL/66), trả lời các câu hỏi: 
1) Trình bày ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
3)Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ - nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
GVMR : Năm 744, tức là lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương mới trở về quê. Hành động từ giã triều đình, từ giã kinh đô, rời xa cuộc sống phồn hoa, để trở về quê, là hành động đáng trân trọng. Sau lúc về quê chưa đầy 1 năm, nhà thơ qua đời. Hạ Tri Chương kh«ng ph¶i lµ nhµ th¬ næi tiÕng nh­ c¸c nhµ th¬ §­êng kh¸c nh­ng «ng næi tiÕng víi 2 bµi: Håi h­¬ng ngÉu th­, VÞnh liÔu.
- GV nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
 - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ 4 câu / 1 bài
+ 7 tiếng / 1 câu
+ Gieo vần ở cuối câu 1,2,4 (bài thơ này gieo vần ở câu 1,2)
+ Cách đối: đối trong câu (tiểu đối, tự đối)
HĐCL: So sánh thể thơ phần phiên âm với thể thơ của bản dịch thơ?
+ Dịch không sát nghĩa từ : “không chào”
+ Mất từ “cười”
- GV hướng HS phân tích bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
- Phân tích được tâm trạng của tác giả trong bài thơ. 
HĐCN – 2 phút câu hỏi b/67 - chia sẻ 
- HS trình bày, n.xét, bổ sung 
- GV nhận xét, chốt:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình quê biểu hiện khi t/g’ đang ở xa quê. Trong một đêm thanh tĩnh, nhà thơ nhìn trăng sáng, nhớ quê hương.
GV bình: Ngày xưa, tình cảm quê hương thường được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Bài thơ này hoàn toàn khác, tình quê lại thể hiện ngay lúc tác giả vừa đặt chân tới quê hương. Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ.
HĐN2, 5p, đọc hai câu thơ đầu và trả lời các câu hỏi: 
1) Hai câu đầu nói về sự việc gì?
2) Nêu những nét thay đổi và không thay đổi của tác giả ?
3) Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu và phương thức biểu đạt của hai câu thơ đầu? Tác dụng? Qua đó hãy nhận xét về tình yêu quê của tác giả ?
- GV kiểm tra các nhóm làm việc... 
- Đại diện nhóm trình bày, n.xét, bổ sung 
- GV nhận xét, chốt:
( - Phép tiểu đối: 	
+ li >< về) (động từ chỉ hành động)
+ thiếu tiểu >< già) (tính từ)
+ hương âm >< tóc) (danh từ)
+ vẫn thế >< tồi ) (đều làm vị ngữ)
-> Tác dụng: Làm nổi bật sự thay đổi về thời gian, vóc dáng, tuổi tác, mái tóc (thay đổi về ngoại hình) và cái không thay đổi là giọng nói quê hương (không thay đổi về tâm hồn, tình cảm với quê hương)
- C1: kÓ, C2: t¶, b/c’ -> cã c¸i g× ®ã nh­ båi håi, luyÕn tiÕc míi ®ã mµ ®· h¬n 50 n¨m.
- GV bình: Sù thay ®æi vÒ tuæi t¸c, vãc d¸ng: quy luËt tÊt yÕu cña thêi gian. Sù không ®æi: giäng nãi -> ©m s¾c tõng vïng miÒn. Giäng quª chÝnh lµ chÊt quª, dÊu quª cßn in ®Ëm ko phai nhßa trong con ng­êi t¸c gi¶, lµ tÊm lßng tha thiÕt g¾n bã víi quª h­¬ng.
- GV liên hệ giọng nói các miền Bắc-Trung - Nam. Liên hệ giọng quê Nghệ An trầm ấm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
- GV b×nh: C©u th¬ thø nhÊt võa kh¸i qu¸t mét c¸ch ng¾n gän qu·ng ®êi xa quª, võa lµm næi bËt sù thay ®æi vÒ vãc d¸ng vÒ tuæi t¸c song ®ång thêi còng b­íc ®Çu hÐ lé t×nh c¶m quª h­¬ng cña nhµ th¬. C©u th¬ thø hai dïng mét yÕu tè thay ®æi lµ m¸i tãc ®Ó lµm næi bËt yÕu tè kh«ng thay ®æi lµ giäng nãi. T¸c gi¶ ®· khÐo dïng mét chi tiÕt võa cã tÝnh ch©n thùc, võa cã ý nghÜa t­îng tr­ng ®Ó lµm næi bËt t×nh c¶m g¾n bã víi quª h­¬ng. 
HĐCĐ 5p đọc hai câu thơ cuối và trả lời các câu hỏi: 
1) Khi về đến quê người đầu tiên tác giả gặp là ai? Họ có thái độ và cử chỉ như thế nào?
 2) Trước thái độ và cử chỉ ấy, tâm trạng của tác giả ra sao?
 3) Nêu nghệ thuật nổi bật ở hai câu cuối?
Qua đó em có nhận xét gì về tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương?
- HS trình bày, n.xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt:
(1- Tình huống bất ngờ khi lão quan trên Hạ Tri Chương vừa đặt chân đến quê nhà thì 1 lũ trẻ ùa ra tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ lụ khụ chống gậy như 1 người hoàn toàn xa lạ. Ông chưa kịp hỏi gì thì chúng đã nhanh miệng cười hỏi: Ông là khách ở từ đâu tới làng của chúng cháu? 
2 - Cảm xúc ngạc nhiên, tâm trạng đau xót, ngậm ngùi. 
- Tình huống bất ngờ nhưng hợp lí vì sau bao năm xa cách, tác giả đã thay đổi quá nhiều, nên khi về quê chẳng còn ai nhận ra ông nữa. Nhưng quan trọng hơn là quê hương ông cũng có sự thay đổi: những người cùng tuổi nhà thơ nay chẳng còn ai, mà có còn thì cũng chưa chắc có ai nhận ra ông. Và với lòng hiếu khách, các em nhi đồng đã niềm nở vui cười tiếp đón. 
- GV phân tích: Hạ Tri Chương xa quê từ trẻ, sau bao năm mải mê theo đuổi sự nghiệp công danh, ông vẫn thấy tình q/h là t/c’ thiêng liêng cao quý, t/c’ ấy chẳng hề thay đổi trong ông. Tình yêu quê của ông mới đẹp, chân thành và thắm thiết làm sao, như Tố Hữu đã viết: “Ngày đi, tóc hãy còn xanh/ Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.” Lúc này đây, ta có cảm giác như nhà thơ đang thanh minh giãi bày với bọn trẻ. Tính độc đáo về mặt NT của hai câu cuối là t/g dùng những h/a’ vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện t/c’ ngậm ngùi. Câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của lũ trẻ để lại trong ông nỗi buồn tủi, xót xa. 
- GV bình: Đến đây chúng ta càng hiểu rõ hơn duyên cớ để t/g viết nên bài thơ: Xét về mặt chủ quan cũng như khách quan, việc viết bài thơ là ngẫu nhiên. Nhưng nếu chỉ là ngẫu nhiên thì bài thơ không thể hay, không thể rung động lòng người được. Mà đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố, một điều kiện có tính tất yếu, đó là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng cần và có để thổ lộ. Tình cảm Êy nh­ 1 d©y ®µn c¨ng hÕt møc, chØ cÇn khÏ ch¹m lµ ng©n lªn, ng©n m·i. Như vậy chữ “ngẫu” không những không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm mà còn nâng ý nghĩa đó lên gấp bội. 
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
H. So sánh cách thể hiện tình cảm đối với quê hương trong hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
(Giống nhau: cùng chủ đề tình yêu quê hương:
Khác: cản xúc với quê hương: 
+ Tĩnh...: từ xa nghĩ về quê hương
+ Hồi hương...: từ quê hương nghĩ về quê hương....
HĐCL: Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
HS chia sẻ. GV chốt kiến thức 
HĐCN: Em thử tưởng tượng, em học tập, và sinh sống ở xa quê hương, sau 20 năm về quê cũ của mình, thì cảm xúc, tâm trạng em lúc đó sẽ như thế nào?
- Em sẽ rất vui, háo hức được trở về quê gặp lại người thân, bạn bè, hàng xóm.
- Em sẽ vui mừng nếu quê hương em thay da đổi thịt, đời sống được nâng cao
- Em sẽ rất buồn nếu quê em nghèo nàn, xơ xác.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS phân tích được bức tranh TN trong bài thơ
Học sinh xác định yêu cầu bài tập.
So sánh bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.
HSHĐ N cặp đôi 3p
HS trình bày – chia sẻ.
GV nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về tình cảm quê hương.
HS HĐCN viết bài văn (ở nhà)
Gợi ý: Quê hương là gì? Vì sao phải yêu quê hương? Tình cảm quê hương được thể hiện như thế nào?
HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. GV gợi ý.
I. Đọc – Thảo luận chú thích: 
1. Tác giả: (Sgk/66)
- Hạ Tri Chương (659-744), là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường.
2.Tác phẩm
- Bài thơ được viết khi ông vừa trở lại quê nhà sau hơn 50 năm xa cách.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống bộc lộ tình quê 
- Tình quê thể hiện ngay lúc tác giả vừa mới đặt chân tới quê nhà sau nhiều năm xa cách -> Tình huống độc đáo.
2. Hai câu đầu
 Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
 Với nghệ thuật tiểu đối, giọng kể, tả xen biểu cảm, hai câu thơ đầu đã khái quát quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình để nhấn mạnh sự không thay đổi là giọng nói quê hương của tác giả. Qua đó cho thấy tác giả là người có tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
3. Hai câu sau
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)
 Giọng thơ hóm hỉnh pha chút ngậm ngùi, đau xót, tình huống bất ngờ. Hai câu thơ cuối thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, qua đó kín đáo bộc lộ tâm trạng đau xót, ngậm ngùi của tác giả trước những thay đổi của quê nhà. Điều đó chứng tỏ tình yêu quê tha thiết luôn canh cánh trong lòng tác giả.
III. Tổng kết
- NT: Hình thức tiểu đối, giọng thơ biến đổi đa dạng, biểu cảm gián tiếp 
- ND: Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
IV. Luyện tập
Bài tập 1 trang 67.
Bài tập 1. So sánh bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San 
- Giống: Đều sử dụng thể thơ lục bát dân tộc; các câu 3,4 đều dịch hay, sát nghĩa
- Khác: Ở câu 1,2.
+ Bản dịch Phạm Sĩ Vĩ: Phép đối rất chỉnh về ý và lời nhưng hình ảnh chưa thật nghệ thuật (tóc đà khác bao) 
+ Bản dịch Trần Trọng San: Có phép đối nhưng không cân về lời; hình ảnh giàu tính nghệ thuật (sương pha mái đầu) 
4 - Củng cố:
H: Đọc diễn cảm bài thơ ? Qua tìm hiểu bài thơ em hiểu thêm gì về tác giả?
 - GV hệ thống lại bài, liên hệ thực tế.
5 - Hướng dẫn học và chuẩn bị bài 
 - Bài cũ: Học thuộc lòng bài thơ, Nhớ ND cơ bản; nhớ được đặc điểm của thơ TNTT.
- Bài mới: Chuẩn bị bài sau: Từ đồng nghĩa (Trả lời các câu hỏi trong bài; Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa).
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_87_van_ban_ngau_nhien_viet_nhan_b.doc