1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm thành ngữ; nhận biết được ý nghĩa của thành ngữ; biết sử dụng thành ngữ phù hợp.
2. Năng lực
Nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3.Phẩm chất
Bồi dưỡng vốn từ vựng TV qua tìm hiểu thành ngữ và sử dụng phù hợp trong tạo lập văn bản.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
I. Mục tiêu
Vận dụng hiệu quả thành ngữ trong tạo lập văn bản nói viết.
II. Thiết bị và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản).
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: (Gv tích hợp trong phần khởi động)
Ngày soạn: 7/1/2022 Ngày giảng: 13, /1/2022 Period 88 - Lesson 12 TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 1. Kiến thức Trình bày được khái niệm thành ngữ; nhận biết được ý nghĩa của thành ngữ; biết sử dụng thành ngữ phù hợp. 2. Năng lực Nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3.Phẩm chất Bồi dưỡng vốn từ vựng TV qua tìm hiểu thành ngữ và sử dụng phù hợp trong tạo lập văn bản. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi I. Mục tiêu Vận dụng hiệu quả thành ngữ trong tạo lập văn bản nói viết. II. Thiết bị và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản). III. Tổ chức các hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: (Gv tích hợp trong phần khởi động) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung A.Hoạt động mở đầu Mục tiêu: Kết nối - tạo tâm thế cho HS tiếp thu bài học mới. - Kiểm tra bài cũ của học sinh: Từ đồng âm là gì? Lấy ví dụ về từ đồng âm và phân tích ví dụ đó? (- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau. Ví dụ: lợi trong răng lợi và lợi ích). - GV cho VD: Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này, chúng ta chết mất thôi. Em hiểu chó ăn đá gà ăn sỏi như thế nào? Học sinh chia sẻ. - GV dẫn dắt vào bài: Trong khi nói và viết chúng ta vẫn thường sử dụng các thành ngữ làm tăng giá trị diễn đạt. Vậy thành ngữ là gì? Sử dụng thành ngữ như thế nào cho có hiệu quả, chúng ta cùng học trong bài hôm nay * Hoạt động hình thành kiến thức Mục tiêu: Trình bày được khái niệm thành ngữ; nhận biết được ý nghĩa của thành ngữ; biết sử dụng thành ngữ phù hợp. Nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. Học sinh đọc yêu cầu bài tập trang 77. - HS HĐ cặp đôi (3’): a -> Báo cáo, chia sẻ. - Hs chia sẻ: + Không thể thêm, thay hoặc bớt một vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh”. Vì nếu thêm, thay, bớt thì ý nghĩa của nó không còn trọn vẹn nữa. + Ý nghĩa của cụm từ: Cuộc sống trắc trở, long đong, lận đận, vất vả, khó khăn. Hđ chung cả lớp: Em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh? Hs chia sẻ. Gv chốt. Gv: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là một thành ngữ. Vậy em hiểu thành ngữ là gì? Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu như thế nào? Hđ chung cả lớp: chia sẻ, nhận xét. Gv chốt: - Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... Gv yêu cầu hs đọc 2 ý đầu (Ô chữ màu hồng - Tài liệu tr77). Hoạt động nhóm 4 thời gian 4' thực hiện yêu cầu bài tập b sgk trang 77. Các nhóm thảo luận, chia sẻ. Giáo viên quan sát. Các nhóm báo cáo, chia sẻ . - Câu 1: bảy nổi ba chìm là vị ngữ (sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở, vất vả). - Câu 2: tắt lửa tối đèn là phụ ngữ của danh từ (lúc khó khăn hoạn nạn, những người thân thuộc, những người láng giềng, cùng xóm ngõ đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau). -> Cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu: diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, tính hình tượng. Gv đưa ra ví dụ trên màn hình chiếu: - Ví dụ 1: Mưa to gió lớn làm tan hoang cả khu vườn. - Ví dụ 2: Nó chạy nhanh như chớp. Xác định thành ngữ và cho biết vai trò ngữ pháp của nó trong câu. Hđ cả lớp, chia sẻ. mưa to gió lớn: chủ ngữ. nhanh như chớp: làm phụ ngữ cho động từ Qua bài tập trên, em hãy cho biết vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu và tác dụng của thành ngữ. Hs chia sẻ. Gv chốt. Hs đọc kết luận trong tài liệu trang 77. C- HĐ luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về thành ngữ để giải bài tập -HS đọc thầm bài tập và xác định yêu cầu bài tập. Hoạt động cá nhân - Gv mời 3 hs lên bảng làm. Mỗi bạn làm một ý. Các bạn dưới lớp làm vào nháp. Học sinh chia sẻ, nhận xét, đánh giá. Gv chữa. Hs đọc bài tập 3 và xác định yêu cầu của bài tập. Hđ chung cả lớp. Giáo viên nhận xét, chốt. I. Thành ngữ là gì? 1.Bài tập a (Tr77) 2. Kết luận (Tài liệu – Tr 77) II. Sử dụng thành ngữ 1. Bài tập b (tr77) 2. Kết luận Tài liệu – Tr77. III. Luyện tập 1. Bài tập 2 (Sgk-tr/79): Tìm và giải thích nghĩa của thành ngữ. - Sơn hào hải vị, nem công chả phượng -> những món ăn ngon, lạ, quí hiếm và sang trọng. - Khỏe như voi: rất khỏe - Tứ cố vô thân: đơn độc, trơ trọi một mình, không có người quen biết - Da mồi tóc sương: lúc già yếu 2. Bài tập 3(sgk-trang 79): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn. - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp 4. Củng cố - Thế nào là thành ngữ ? Vai trò ngữ pháp và tác dụng của thành ngữ? - Gv khái quát lại nội dung của bài. 5. Hướng dẫn học bài: - Bài cũ: + Học kết luận. + Hoàn thiện bài tập vào vở. - Bài mới: Chuẩn bị bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (Đọc bài văn trang 77,78 và trả lời các câu hỏi cuối bài văn). ====================================
Tài liệu đính kèm: