Tiết 48
THÀNH NGỮ
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là thành ngữ
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản, hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản
- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1 . Kiến thức
- Khái nệm thành ngữ
- Nghĩa của thành ngữ
- Chức năng của thành ngữ trong câu
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ
Tiết 48 Ngày soạn: 9/11/2012 THÀNH NGỮ I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là thành ngữ - Nhận biết thành ngữ trong văn bản, hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1 . Kiến thức - Khái nệm thành ngữ - Nghĩa của thành ngữ - Chức năng của thành ngữ trong câu - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ 2 . Kĩ năng - Nhận biết thành ngữ - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng III . CHUẨN BỊ 1 . Giáo viên : Soạn kĩ giáo án, bảng phụ 2 . Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi SGK IV . TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Em đã được học thành ngữ ở tiểu học, em hãy cho ví dụ về một thành ngữ và nêu hoàn cảnh sử dụng của thành ngữ đó? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong TV có khối lượng khá lớn thành ngữ. Thành ngữ là gì? Nó có tác dụng thế nào? Đó là nội dung bài học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu kiến thức mới. * Hs quan sát ngữ liệu ? Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh? ? Có thể thay 1 vài từ hoặc chêm xen một vài từ trong cụm từ này được không? ® Ta không thể thay hoặc chêm thêm 1 vài từ khác vào cụm từ này được đi thác xuống ghềnh ® không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được. Từ nhận xét em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ đó? Thế nào là thành ngữ? Cấu tạo của thành ngữ? Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Nhận xét về cách hiểu nghĩa của hai cụm từ trên Lên thác xuống ghềnh® là nói về con đường đi có nhiều khó khăn, hiểm trở, gian truân vất vả Nhanh như chớp- Có nghĩa là rất nhanh ® sự việc xảy ra chớp nhoáng Em rút ra bài học gì về nghĩa của thành ngữ? - + Có thể hiểu trực tiếp theo nghĩa đen + Có thể thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh (nghĩa bóng) * Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh HS đọc ghi nhớ SGK Gv lưu ý: Cấu tạo thành ngữ Xác định vai trò ngữ pháp trong câu bên? + Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ® Bảy nổi ba chìm là vị ngữ có kết cấu 1 cụm C-V + Tắt lửa tối đèn (phụ ngữ cho dtừ khi) - Bảy nổi ba chìm: long đong vất vả - Tắt lửa tối đèn: khó khăn, hoạn nạn ® Các thành ngữ này đều sử dụng phương pháp ẩn dụ hoặc so sánh để bộc lộ nghĩa -> cả hai thành ngữ đều có tính hình tượng và tính biểu cảm cao Tìm từ đồng nghĩa với các cụm từ đó? Từ đó nhận xét cái hay của việc dùng các thành ngữ trong câu trên? HS đọc ghi nhớ SGK GV nhắc lại một số ý I. Thế nào là thành ngữ: 1. Ví dụ: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay ® Chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa. => Là một cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh 2. Ghi nhớ: SGK II. Sử dụng thành ngữ: 1. Ví dụ: - CNNP + Thành phần chính : CN, VN. + Phụ ngữ. - Tác dụng: Ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm 2.Ghi nhớ SGK * Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập : Bài tập 1: a. - Sơn hào hải vị: những món ăn có trên núi, dưới biển - Nem công chả phượng: các món ăn ngon, sang trọng và quý b. Tứ cố vô thân: chỉ có 1 mình không nơi nương tựa c. Da mồi tóc sương: chỉ người già (tóc bạc, da lốm đốm) Bài 3. Lời ăn tiếng nói. Một nắng hai sương. Ngày lành tháng tốt. No cơm ấm áo. 4. Củng cố: -Thế nào là thành ngữ? -Sử dụng thành ngữ ntn? 5. Hướng dẫn học ở nhà Học thuộc ghi nhớ. Tìm thêm thành ngữ. Chuẩn bị bài Điệp ngữ + Xem lại bài lỗi lặp từ( lớp 6) ******************
Tài liệu đính kèm: