Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 đến 29 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Ngọc Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 đến 29 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

 2.Kĩ năng:

a.Kĩ năng chuyên môn:

- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

b.Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất; ra quyết định vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

 3.Thái độ:

- HS yêu thích tục ngữ, vận dụng tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất vào vốn sống hằng ngày.

4. Xác định nội dung trọng tâm:

- Nắm được giá trị nội dung, đặc điểm, hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a.Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.

b.Năng lực chuyên biệt: Tiếp nhận, đọc hiểu văn bản, cảm thụ tác phẩm văn học.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức

 + Tìm hiểu kĩ nội dung bài, chuẩn kiến thức, bảng phụ, phiếu học tập

2.Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Phương tiện:Sách giáo khoa, bảng phụ, PHT

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hợp tác, trình bày 1 phút .

 

doc 306 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 đến 29 - Năm học 2021-2022 - Đinh Thị Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 15/01/2022
Tiết 73 Ngày dạy: 17/01/2022
 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
 2.Kĩ năng:
a.Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
b.Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất; ra quyết định vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
 3.Thái độ:
- HS yêu thích tục ngữ, vận dụng tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất vào vốn sống hằng ngày.
4. Xác định nội dung trọng tâm: 
- Nắm được giá trị nội dung, đặc điểm, hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 
5. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo.
b.Năng lực chuyên biệt: Tiếp nhận, đọc hiểu văn bản, cảm thụ tác phẩm văn học. 
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức
 + Tìm hiểu kĩ nội dung bài, chuẩn kiến thức, bảng phụ, phiếu học tập
2.Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Phương tiện:Sách giáo khoa, bảng phụ, PHT
- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hợp tác, trình bày 1 phút.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
A. Khởi động:
* Hoạt động 1:Tình huống xuất phát
-Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi, tạo sự hứng thú vào bài, tiếp cận với văn bản.
-Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp.
-Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
-Phương tiện dạy học:Bảng phụ
- Sản phẩm: Học sinh hình dung sơ lược nội dung bài học:
-Năng lực hình thành: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt.
-Nội dung của hoạt động:
GV: Em có biết những câu tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất không?
HS: Đọc một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.
 - Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
 - Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
GV: Những câu tục ngữ trên đã thể hiện kinh nghiệm vô cùng quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên.
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Kho tàng tục ngữ của nhân dân ta rất phong phú với nhiều mảng khác nhau, trong đó có mảng tục ngữ về thiên nhiên, về lao động sản xuất.
B. Hình thành kiến thức mới:
*Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm tục ngữ 
- Phương pháp/ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày.
-Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện: SGK, bảng phụ.
- Sản phẩm: HS nắm được khái niệm tục ngữ 
-Năng lực hình thành: tự học, tiếp nhận, giao tiếp tiếng Việt.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Bước 1,2: GV chuyển giao nhiệm vụ bằng các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả
HS đọc chú thích ó SGK
? Nêu cách hiểu của em về khái niệm tục ngữ?
-Tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn, ngắn gọn, kết cấu bền vững, hình ảnh nhịp điệu dễ hiểu. Diễn đạt kinh nghiệm nhìn nhận về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội của nhân dân.
- Chú ý các chú thích: từ khó.
*Bước 3: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ :
- Gv: đánh giá, nhận xét các câu trả lời, chốt kiến thức
I. Khái niệm tục ngữ
 Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
 *Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản 
-Mục tiêu: Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
-Phương pháp/ kĩ thuật: Đọc diễn cảm, vấn đáp tái hiện, thuyết trình, giảng bình, động não, thảo luận, chia nhóm, trình bày một phút.
-Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm, cá nhân
-Phương tiện dạy học: bảng phụ
-Sản phẩm: HS hiểu được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ, nhận thức được bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. 
-Năng lực hình thành : tự học, tư duy, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, tiếp nhận văn bản, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ.
- Nội dung của hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Bước 1,2: GV chuyển giao nhiệm vụ bằng các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả 
- GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, dõng dạc, chú ý nhấn giọng.
- HS đọc 4 câu tục ngữ đầu (TN về thiên nhiên).
- HS đọc câu 1
*Kĩ thuật dạy học thảo luận nhóm 
+ GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành nhóm thảo luận câu hỏi theo bàn (thời gian 1 phút)
Câu hỏi:
? Nhận xét về hình thức và biện pháp nghệ thuật nào được dùng ở câu tục ngữ này?
+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến từng nhóm lắng nghe và hỗ trợ hs: cả nhóm cùng suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung:
+ Phép đối, gieo vần lưng, các vế đối xứng nhau về hình thức và nội dung, nói quá (cách nói thậm xưng), lời ít ý nhiều, ngắn gọn, hàm xúc.
+ Hình thức: ngắn gọn (có 2 vế ); vần lưng: ăm
-> năm; ăm -> nằm
+ Phép đối: đối vế (2 vế: đêm thángsáng >< ngày tối)
 Đối ngữ : Đêm tháng 5 – ngày tháng 10
 Đối câu: Ngày - đêm, sáng – tối
+ Lập luận chặt chẽ: thông báo một kinh nghiệm để nhận biết thời gian một cách tài tình, dễ nhớ, dễ thuộc lại hết sức khoa học và hợp lí.
+ Giàu hình ảnh: ngày – đêm, sáng- tối, nằm – cười.
+ Nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối (giàu hình ảnh)
 + GV đánh giá kết quả học tập, thảo luận của học sinh, rút ra kết luận: Sau khi HS trình bày, GV chốt lại nội dung (ghi bảng):
 +Kết thúc kỹ thuật: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS (phong cách, nội dung), định hướng cho học sinh. 
*Kĩ thuật đặt câu hỏi:
? Tháng 5 tháng 10 là thời điểm nào trong năm? Thời gian đó có gì khác nhau?
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học động não để HS nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên:
? Câu tục ngữ đã nêu lên kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm đó đúc kết từ đâu? Có ý nghĩa gì?
- Kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống ( những người làm ruộng ở đồng bằng sông Hồng xưa kia: vụ chiêm vất vã hơn vụ mùa vì ngày dài (làm việc nhiều), đêm ngắn (nghỉ ngơi ít) từ đó nhận biết thời gian, tính toán sắp xếp công việc, giữ gìn sức khỏe.
GV: Ta hình dung ra hình ảnh người nông dân vào tháng năm chưa kịp nghỉ ngơi sau một ngày làm việc đồng áng vất vả thì trời đã sáng. Thế là một ngày làm việc cực nhọc nữa lại đến. Vào tháng 10 “ngày ngắn” được diễn đạt bằng “chưa cười đã tối”, đó là lối nói giàu hình ảnh kết hợp với nói quá lên khiến cho ý muốn nói vừa rõ ràng vừa cụ thể, vừa rất gây ấn tượng.
- GV mở rộng: ăn mặc, trang phục ,
- Học sinh đọc câu 2.
? Em hiểu mau sao là gì? (nhiều, dày sao)
? Tìm từ trái nghãi với từ mau sao? (Thưa, ít)
? Hình thức nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ này?
- Từ trái nghĩa, đối vế, gieo vần lưng, ngắn gọn, cô đúc.
- GV sử dụng kĩ thuật động não để HS rút ra bài học thiết thực về kinh nghiệm thiên nhiên:
? Câu tục ngữ này nói về vấn đề gì? Em rút ra cho mình bài học thiết thực gì về kinh nghiệm thiên nhiên qua câu tục ngữ này?
GV: Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao - nhiều mây, thì thường có mưa. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng.
? Em hãy đọc một số câu tục ngữ có nội dung tương tự mà em biết?
-Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
- Học sinh đọc câu 3
? Em hiểu thế nào là ráng mỡ gà ? chú thích 3
? Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì?
- Kinh nghiệm nhìn trời dự đoán thời tiết, chủ động phòng chống, bảo vệ tài sản, nhà cửa.
? Hãy chỉ rõ hình thức và biện pháp nghệ thuật ở câu tục ngữ này?
- Phép đối, gieo vần lưng, ngắn gọn, cô đúc.
- Tích hợp kho tàng tục ngữ Việt Nam:
? Hãy nêu một số câu tục ngữ có nội dung tương tự mà em biết?
 VD: - Kiến cánh vỡ tổ bay ra
 Bão táp, mưa sa sắp tới
 - Tháng ba heo may, chuồn chuồn bay thì bão
? Qua tìm hiểu 3 câu tục ngữ em thấy có đặc điểm chung gì?
- Đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lũ
? Ngày nay khoa học phát triển, việc dự đoán thời tiết bằng kinh nghiệm này có giá trị nữa không? Vì sao?
- HS vận dụng các bài học kinh nghiệm về thiên nhiên đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp hoàn cảnh.
- HS đọc câu 5.
? Em hiểu tấc có nghĩa là gì?
*Kĩ thuật dạy học thảo luận nhóm 
+ GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành nhóm thảo luận câu hỏi theo bàn (thời gian 2 phút)
Câu hỏi:
1. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu tục ngữ này?
2. Cách so sánh như vậy cho thấy đất có giá trị như thế nào? 
+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến từng nhóm lắng nghe và hỗ trợ hs: cả nhóm cùng suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung:
- So sánh, lấy cái nhỏ tấc đất để so sánh với cái giá trị rất lớn tấc vàng.
- Đất được coi như vàng, quí như vàng vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở.
GV: Đất được coi như vàng, quí như vàng vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở. Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất, đồng thời phê phán hiện tượng lãng phí đất. Đất có được là do con người phải đổ công sức lao động, xương máu, do đó cần phải bảo vệ đất.
? Tìm một số câu tục ngữ nói về giá trị của đất?
- HS đọc câu 8, giải thích nghĩa 2 từ thì, thục?
 - Thì:thời vụ thích hợp; thục: làm đất thuần thục
? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ này như thế nào?
- Gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa đất kĩ là những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng.
? Bốn câu tục ngữ có đặc điểm gì chung? Tác giả dân gian giúp ta có thêm được kinh nghiệm gì về lĩnh vực lao động sản xuất? 
- HS phân tích lại các tình huống (bốn câu tục ngữ cuối) để rút ra bài học kinh nghiệm về lao động sản xuất (Kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất)
- GV bình TN về lao động sản xuất.
*Bước 3: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ :
- Gv: đánh giá, nhận xét các câu trả lời, chốt kiến thức
II. Đọc, hiểu văn bản
1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-> Kết cấu ngắn gọn, vần lưng, đối vế, đối ngữ, đối từ; giàu giá trị gợi tả, gợi hình ảnh, nói quá.
=>K ...  thêm cho con người.
- Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
KB: Khẳng định giá trị câu nói
Liên hệ bản thân
*Hoạt động 2: Nhận xét bài viết , trả bài, chữa lỗi ( 10’)
1.Mục tiêu: Nhận ra các lỗi về nội dung và hình thức, biết cách sửa chữa.
2. Phương pháp/ kĩ thuật: Động não, hỏi – đáp, thảo luận nhóm, cặp đôi, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích ,trình bày một phút
3. Sản phẩm: Nhận biết về các lỗi diễn đạt đùng từ đặt câu, những thiếu sót về kiến thức.
4. Năng lực hình thành:Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng.Giao tiếp tiếng Việt, đánh giá nhận xét.
- Nội dung của hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nhận xét chung về bài kiểm tra: 
* Ưu điểm
- Đa số các em xác định đúng yêu cầu đề bài văn 
- Nắm được cách làm 1 bài văn giải thích
- Liên hệ thực tế với cuộc sống
- Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày khoa học
- Lý lẽ, dẫn chứng sắp xếp hợp lý
* Tồn tại
- Một số em viết bài sơ sài
- Nhiều em chưa xác định đúng hướng
- Các ý sắp xếp lộn xộn, chưa đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ
- Dùng từ chưa đúng nghĩa.
- Nhiều em còn lỗi chính tả (viết hoa tuỳ tiện, bài làm không dấu câu, sai lỗi do phát âm)
- Bài làm chưa có bố cục rõ ràng, còn gạch đầu dòng ở các phần MB,TB, KB.
- Một số bài diễn đạt còn lủng củng: Chiêm, H’ Poan..
- Bài làm trình bày cẩu thả, viết chưa rõ ràng, chính xác: Lực, Huân..
- Tuyên dương 1 số em có bài viết tốt: Hà, Thu, Oanh...
- GV Đọc bài viết có điểm tốt.
* Chất lượng bài làm :
* Bài viết số 6:
 - Lớp 7a1: 39/39 trong đó Giỏi: 8; Khá: 12; TB: 15 Yếu: 04
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm làm việc cá nhân: 
- Trả bài – trao đổi bài – phát hiện lỗi sai – đưa ra cách chữa.
- GV theo dõi gợi ý, giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn trong quá trình thảo luận.
- Gv lắng nghe, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS đưa ra định hướng: 
- HS lắng nghe nhận biết những ưu điểm, tồn tại của cả lớp.
- HS Trao đổi bài cho nhau theo cặp đọc bài bạn – tìm lỗi sai: Ghi những lỗi sai ra vở nháp - thảo luận tìm cách chữa.
- Đại diện lần lượt từng cặp báo cáo kết quả thảo luận, Hs nhóm khác lắng nghe nhận xét – bsung.
- Cập nhật sản phẩm của hoạt động học
- Lắng nghe – ghi nhớ - rút kinh nghiệm.
C. Luyện tập – củng cố
Hoạt động : Củng cố ( 5’)
1.Mục tiêu: Củng cố hệ thống kiến thức nội dung bài học.
2. Phương pháp/ kĩ thuật: Động não, hỏi – đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trình bày một phút.
3. Sản phẩm: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tiết trả bài
4. Năng lực hình thành:Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng.Giao tiếp tiếng Việt, đánh giá nhận xét.
Nội dung của hoạt động: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Củng cố:
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS :
1.Nêu các bước làm bài văn LLGT? Nhiệm vụ từng phần của dàn bài?
2. Để làm tốt kiểu bài nghị luận giải thích ta cần làm gì?
3. Qua tiết trả bài em thấy mình còn yếu ở mặt nào? Và em rút ra được điều gì cho bản thân?
- GV theo dõi gợi ý, giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
- Gv lắng nghe, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS khái quát hệ thống kiến thức toàn bài.
-Cần nắm vững kiến thức. Đọc kĩ đề xác định yêu cầu của đề , trình bày khoa học sạch sẽ.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Nghe câu hỏi
+ Hoạt động độc lập – suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Trình bày ý kiến- Hs khác lắng nghe nhận xét – bsung.Cập nhật kiến thức của hoạt động học.
- Lắng nghe – rút kinh nghiệm.
D. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng. ( 3’)
1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề.
2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, hỏi đáp, thuyết trình, động não, thảo luận.
3.Sản phẩm: Có những hiểu biết về kiểu bài nghị luận GT 
4. Năng lực hình thành:Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng.Giao tiếp tiếng Việt, đánh giá nhận xét.
Nội dung của hoạt động: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giao nhiệm vụ cho HS :
Câu 1. Muốn làm bài đúng hướng, tránh lạc đề chúng ta phải làm gì?
Câu 2. Theo em để là tốt bài nghị luận GT ta cần làm gì?
Câu 3: Viết mở bài và kết bài bài cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ “Gieo gió gặp bão”?
- GV theo dõi gợi ý, giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
- Gv lắng nghe, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS - định hướng: 
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Nghe câu hỏi - Thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi 
+ Đại diện bàn trình bày kết quả thảo luận.
+ Hs khác lắng nghe nhận xét – bsung.
+ Cập nhật kiến thức của hoạt động học.
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tiếp tục ôn lại văn NLGT
- Luyện cách diễn đạt ý, trình bày
- Soạn bài: Ôn tập phần Văn
+ Đọc và trả lời câu hỏi sgk
+ Xem lại thể loại các văn bản đã học như: ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
Nội dung các câu hỏi bài tập: 
1. NL GT
Câu 1: Nêu các bước làm bài văn LLGT? Nhiệm vụ từng phần? 
2. Kỹ năng làm bài.
Câu 1: Đọc lại bài văn của mình rồi chép lại đoạn văn có lỗi sai và đưa ra cách sửa?
Trường THCS Nguyễn Huệ
Họ tên HS:
Lớp: 
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7
 TUẦN 31 – HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian chung: 15 phút
Điểm chung
Mã đề: A
Điềm 
Nhận xét
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 10 điểm ) 
Khoanh tròn vào một chữ cái (A,B,C hoặc D) trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1 : 
Trạng ngữ là gì?
A.
Là biện pháp tu từ trong câu.
B.
Là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
C.
Là thành phần chính của câu.
D.
Là thành phần phụ của câu.
Câu 2 : 
Thành phần nào sau đây lược bỏ không tạo câu rút gọn?
A.
Trạng ngữ
B.
Chủ ngữ
C.
Vị ngữ
D.
Cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 3:
Câu 4 : 
Dấu gạch ngang trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
Danh sách học sinh giỏi lớp 7.6 gồm có:
 - Nguyễn Thị Ý An
 - Đinh văn Bình
 - Hoàng Văn Cảnh
 - Nguyễn Đình Hoàng
A.Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu B.Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Nối các từ nằm trong một liên danh. D. Để liệt kê
Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn?
A.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
B.
Chúng ta ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
C.
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
D.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 5 : 
Trạng ngữ trong câu: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A.
Nguyên nhân
B.
Thời gian
C.
Nơi chốn
D.
Mục đích
Câu 6 : 
Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
A.
Học đi đôi với hành. 
B.
Câu chuyện của bà tôi.
C.
Nam là học sinh giỏi nhất lớp.
D.
Gió rất mạnh.
Câu 7 :Thành phần trạng ngữ được gạch chân trong câu: Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông.” Biểu thị điều gì?
Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 8. Dấu gạch ngang trong các câu sau dùng để làm gì?
 Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:
 _ Thầy bốc quân gì thế?
 _ Dạ, bẩm, con chưa bốc.
 _ Thì thầy bốc đi chứ!
A.Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu B.Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Nối các từ nằm trong một liên danh. D. Để liệt kê
Câu 9.Dấu chấm phẩy trong câu: “ Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo là không làm cách mạng được.” dùng để làm gì?
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 10.Trong các câu sau, câu nào vị ngữ là một cụm C_V?
A.Bố về khiến tôi rất vui mừng và vững tâm.
B.Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
C.Cây ổi này quả rất sai.
D.Chúng tôi luộc củ khoai lang này.
Câu 11.Loại dấu nào sau đây cũng có công dụng dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép?
Dấu phẩy B. Dấu chấm C. Dấu gạch nối D. Dấu chấm lửng
Câu 13: Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Câu 12.Thế nào là câu bị động?
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câu có cấu tạo đầy đủ theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần phụ của câu.
D. Là câu trong khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một hoặc một số thành phần câu.
Câu 14. Thành phần nào được lược bớt trong câu:“ Chơi nhảy dây. ”?
A.
Trạng ngữ
B.
Vị ngữ
C.
Chủ ngữ
D.
Cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu15 
Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
A.
Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
B.
Làm cho câu ngắn gọn hơn, nhấn mạnh cảm xúc
C.
Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
D.
Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn
Câu 16:Câu rút gọn là câu:
A.Chỉ có thể vắng vị ngữ B.Chỉ có thể vắng chủ ngữ
C.Có thể vắng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ D.Chỉ có thể vắng thành phần phụ
Câu 17: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động? 
A.Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu.
B.Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây.
C.Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
D.Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
Câu18 : Trạng ngữ in đậm trong câu : ‘‘Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học bốn ngày.’’ bổ sung cho câu nội dung gì ?
A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích
Câu 19: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì ?
Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà : trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa 
A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng
C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng
Câu 20. Câu văn: “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A.Nhân hóa B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Điệp ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_19_den_29_nam_hoc_2021_2022_dinh.doc