Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 3: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Ý nghĩa văn chương)

1. Nguồn gốc của văn chương

Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?

HS: Thảo luận cặp đôi -> Trả lời, NX, bổ xung.

GV: NX, ĐHKT

 Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng thương người và muôn vật muôn loài.

=> Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý của tác giả: Cách vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn, xúc động. HT đã kể một câu chuyện nhỏ để dẫn tới luận đề theo lối quy nạp. TG chưa trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa của văn chương mà đi từ nguồn gốc cốt yếu của nó. Nhưng ngay câu sau TG lại ngờ rằng đó chỉ là câu chuyện hoang đường, bịa đặt. MĐ không phải để người đọc hiểu một câu chuyện mà để khái quát vấn đề sẽ bàn luận -> là phong cách nghị luận độc đáo.

GV mở rộng: Quan niệm của HT về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn. Nó đã chứng minh trong thực tế văn chương Đông tây kim cổ.

- VD: Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa trên cảm hứng:

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

- Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm khúc vì sự cảm thông:

 Thiên địa phong trần

 Hồng nhan đa đoan.

- Bà HTQ viết Qua ĐN bởi nỗi nhớ nước thương nhà cùng nỗi niềm riêng:

 -> xuất phát từ lòng nhân ái, tình thương.

 Quan niệm đúng nhưng chưa phải là duy nhất.

VD: văn chương bắt nguồn từ ĐS hoặc từ nỗi đau, từ khát vọng của con người, từ tôn giáo hay vui chơi giải trí .

 

doc 25 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2021
 Lớp 7
Ngày dạy
A
B
C
Tiết 93
16/3/2021
15/3/2021
15/3/2021
Tiết 94
18/3/2021
16/3/2021
15/3/2021
Tiết 95
18/3/2021
19/3/2021
16/3/2021
Tiết 96
20/3/2021
19/3/2021
18/3/2021
Tiết 97
23/3/2021
22/3/2021
22/3/2021
Tiết 98
25/3/2021
23/3/2021
22/3/2021
Tiết 99
25/3/2021
26/3/2021
23/3/2021
CHỦ ĐỀ : VĂN NGHỊ LUẬN 
BƯỚC 1: VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 + Đảm bảo tính tích hợp các nội dung về phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.
+ Đọc hiểu các văn bản nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
+ Luyện tập phép lập luận chứng minh
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
- Tên chủ đề: Văn nghị luận
- Gồm các bài:
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Ý nghĩa văn chương.
+ Luyện tập lập luận chứng minh.
+ Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
BƯỚC 3: MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh.
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của một số tác phẩm hoặc trích đoạn nghị luận hiện đại Việt Nam bàn về những vấn đề xã hội (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng ) hoặc văn học ( Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh).
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và sử dụng ngôn ngữ nói, viết.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, NX; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của TG.
- Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một VB nghị luận của Hoài Thanh.
- Nêu được những câu nghị luận hay và các luận điểm chính trong các văn bản.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng của bài học
- Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích NT nêu luận điểm và luận chứng trong VB NL.
- XĐ và phân tích LĐ được triển khai trong VB nghị luận.
- Vận dụng, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Biết viết đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 70-80 chữ, bài văn nghị luận có độ dài khoảng 300 chữ chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi với học sinh lớp 7.
- Biết trình bày bài văn chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống 
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (mục II)
- Tự nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác.
- Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của HCM khi bước vào thế kỉ mới.
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về lối sống giản dị của Bác.
Bài Luyện tập lập luận chứng minh (Phần II)
- Suy nghĩ, sáng tạo (đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của phương pháp chứng minh). 
- Lấy dẫn chứng theo yêu cầu.
Bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (Phần II)
	- Suy nghĩ phê phán, sáng tạo, phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về tầm quan trọng của các PP nghị luận. 
	- Ra quyết định: Lựa chọn PP và thao tác LL, lấy dẫn chứng khi tạo lập đoạn văn nghị luận, bài văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh (phần khởi động và mục II)
- Giản dị là một trong những p/c nổi bật và nhất quán trong lối sống HCM.
- Sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác.
3. Thái độ 
- Yêu kính Bác. Học tập đức tính giản dị của Bác.
- Hiểu được nguồn gốc, công dụng, ý nghĩa của văn chương, trân trọng những giá trị ấy.
- HS có ý thức thực hiện các bước làm văn NL c/m 1 cách thuần thục.
- Yêu thích tìm hiểu, tích cực trong luyện tập.
4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.	
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực trao đổi đàm thoại.
	- Năng lực tự quản lí bản thân
 - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
BƯỚC 4: BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
BƯỚC 5: BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 93
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Mỗi nhóm sưu tầm một bài văn (thơ, câu chuyện, tranh ảnh) về Bác Hồ.
 HS: 
- Các nhóm lần lượt giới thiệu kết quả đã chuẩn bị ( nội dung, ý nghĩa của bài văn (thơ, câu chuyện, tranh ảnh) về Bác Hồ mà nhóm đã sưu tầm được.
	- Những nhóm khác lắng nghe, bình luận và cử đại diện trình bày NX.
- GV: NX và khen gợi biểu dương sự chuẩn bị của các nhóm.
	- GV: Chiếu1 số hình ảnh
	*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Chúng ta vừa được nghe những câu chuyện về Bác Hồ. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại với những đức tình mà chúng ta cần phải học tập, trong đó giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống HCM. Trong Bác có sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp.
	Bác đã từng nói: Nay ở rong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Chứng tỏ rằng, sức mạnh chiến đấu không chỉ có từ vũ khí mà còn từ trong các tác phẩm văn chương. Văn chương cũng là một thứ vũ khí sắc bén mà cũng là nơi bày tỏ tâm tư tình cảm của con người.
	 Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn ca ngợi về Bác, trong đó có Phạm Văn Đồng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những bài viết đó của ông. Đó là bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về hai văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, 
Ý nghĩa văn chương
Hoạt động 1: I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 
	HS nghiên cứu chú thích * và tự ghi vào vở những nét chính về tác giả.
- Đọc 2 văn bản, giải nghĩa một số từ khó.
HĐN: 
? Trình bày về tác phẩm (xuất xứ, PTBĐ, bố cục) của hai văn bản 
	HS: Trình bày
GV: gọi HS nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương
Tác giả
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) - một cộng sự gần gũi của HCM. 
- Là Thủ tướng chính phủ trên 30 năm đồng thời là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. 
- Những TP của ông hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
- Hoài Thanh (1909 - 1982) quê ở Nghệ An, là 1 trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX
- Là tác giả của tập Thi nhân Việt Nam - một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ mới.
Tác phẩm
 VB trích từ diễn văn Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh BH (1970).
 Văn bản viết 1936 in trong sách văn chương và hành động.
 Phương thức nghị luận chứng minh
Bố cục: 2 phần
- P1 (MB) Từ đầu -> tuyệt đẹp. Nhận định về đức tính giản dị của Bác
- P2 (TB) còn lại: C/m sự giản dị của Bác trong lối sống, việc làm.
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu Š muôn loài (Nguồn gốc cốt yếu của văn chương)
- Phần 2: Còn lại (Công dụng của văn chương)
	Hoạt động 2: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Đức tính giản dị của Bác Hồ)
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác
Cho biết phần mở bài gồm mấy câu văn? Theo em câu văn nào nêu lên luận điểm của bài viết và câu văn nào giải thích cho luận điểm ấy?
TL: 2 câu. 
Câu 1: Nêu luận điểm Đức tính giản dị của Bác Hồ -> Thể hiện qua câu “là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiếm tốn của Hồ Chủ Tịch”
 	Câu 1 có mấy vế ? Quan hệ với nhau ntn?
- Câu 1: Có 2 vế đối lập bổ sung cho nhau “Hoạt động chính trị lay trời chuyển đất - đời sống bình thường vô cùng giản dị”.
-> Khẳng định Bác rất vĩ đại, phi thường lại vừa rất bình thường gần gũi đối với mọi người.
Câu 2 giải thích thêm điều gì? 
- Câu 2 giải thích Bác giữ vững phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng suốt 60 năm sóng gió.
Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề, cách mở bài của tác giả? 
Cách nêu VĐ: Nhận định tổng quát
Ngoài nêu LĐ TG còn bộc lộ thái độ bằng cách nào? 
- Tg’ còn bình luận bằng những từ ngữ ngợi ca “Rất lạ lùng, rất kì diệu...”
GV: Chốt ý
Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng to lớn và cuộc sống thanh bạch, giản dị ở Bác Hồ.
Tiết 94
	2. Chứng minh sự giản dị của Bác 
? Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác, tác giả chứng minh ở những phương diện nào? 
HS: Chứng minh ở phương diện trong sinh hoạt, lối sống, trong việc làm; trong lời nói và bài viết.
GV: Ở mỗi phương diện, đức tính đó được thể hiện ra sao? các em cùng tìm hiểu.
a. Trong lối sống, việc làm
Thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm ( 4 p) -> Làm vào bảng nhóm -> Dán lên bảng -> NX, bổ xung.
Nhóm 1: Tìm những chi tiết kể về bữa ăn của Bác ?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết kể về nơi ở của Bác ?
Nhóm 3: Sự giản dị trong cách làm việc của Bác được thể hiện qua những chi tiết nào ?
Nhóm 4: Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người được thể hiện như thế nào ?
Nhóm 5,6: Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của đoạn “Con người của Bác .... Thắng Lợi” ? Dẫn chứng đưa ra có thuyết phục không? Vì sao ?
GV: NX, chiếu đáp án, cùng kết hợp một số hình ảnh.
Nhóm 1 trình bày:
- Bữa ăn chỉ vài món rất đơn giản.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm. 
- Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Nhóm 2 trình bày:
 Cái nhà sàn chỉ hai ba phòng, luôn lộng gió và phảng phất hương thơm của hoa vườn.
	Nhóm 3 trình bày: 
- Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc
- Từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc cứu nước, cứu dân đến trồng cây trong vườn...
- Việc gì tự làm được thì không cần người giúp
Nhóm 4 trình bày: 
- Viết thư cho một đồng chí,
- Nói chuyện với các cháu; đi thăm nhà tập thể
- Ít người phục vụ.
- Đặt tên cho những người phục vụ.
Cho HS quan sát 1 số HA của Bác
 Bữa cơm tại Chiến khu Việt Bắc năm 1951
Nhóm 5,6 trình bày: 
- Nghệ thuật: liệt kê
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu được thừa nhận, giàu sức thuyết phục.
- Dẫn chứng đưa ra theo lối kể chuyện nhỏ nhẹ.
- Cách lập luận chặt chẽ, giới thiệu luận điểm kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận.
HĐN 
Nhóm 1,2: Tìm những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận ở đoạn 3 ?
Nhóm 3,4: Em hiểu gì về lí do của lối sống giản dị của Bác qua lời giải thích của tác giả: “Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của nhân dân” ?
Nhóm 5,6: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác, từ lời bình luận “Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”.
HS đại diện nhóm 1 trả lời: 
+ Ở việc làm nhỏ đó chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả ... 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
Căn cứ vào kiến thức đã học về bốn bài văn nghị luận, hãy điền nội dung vào bảng kê theo mẫu sau? (Đây chính là ND phần 1, 2 SGK)
Chia lớp làm 4 nhóm - mỗi nhóm điền nội dung của một tác phẩm theo yêu cầu.
 Lên bảng (có nhận xét, bổ sung):
I. HỆ THỐNG VỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
 (16 phút)
TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
Phương pháp lập luận
Đặc sắc NT
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Chứng minh
XD luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc.
 - SD từ ngữ gợi hình, câu văn NL hiệu quả.
- Biện pháp liệt kê.
2
Sự giàu đẹp của tiếng việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh kết hợp giải thích.
 -Kết hợp khéo léo giữa lập luận GT và CM.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của bác Hồ.
Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống (cách) nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống, tinh thần của Bác.
Chứng minh kết hợp giữa giải thích và bình luận.
Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
 - Lập luận theo trình tự hợp lí.
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương có ý nghĩa của nó đối với con người.
- Văn chương bắt nguồn gốc từ tình thương của người với con người và muôn loài.
- Văn chương hình dung sáng tạo ra sự sống.
- Văn chương rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho người đọc.
Giải thích kết hợp với bình luận.
Luận điểm rõ ràng, DC tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.
- Cách nêu dẫn chứng đa dạng. 
- Lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
GV
?
HS
GV
GV
GV
?
GV
HS
GV
Nhận xét, bổ sung- kết hợp hiếu ĐA.
 Qua việc ôn lại nội dung một số VBNL vừa học, em hiểu nghị luận là gì?(HSTb)
 TL
 Khái quát- ghi bảng
Về nhà các em sẽ bổ sung, hoàn thiện ND phần này vào vở.
Trong chương trình ngữ văn 6 và học kì I lớp 7, em đã được học nhiều bài thuộc các thể truyện, kí (loại hình tự sự) và thơ trữ tình, tuỳ bút (loại tình trữ tình).
 Bằng hiểu biết của mình, em hãy đánh dấu các yếu tố tương ứng với các thể loại trong bảng dưới đây?(HSTb)
Chiếu sơ đồ.
TL
Chiếu ĐA.
Cùng HS theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung:
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác. 
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
( 18 phút)
Thể loại
Yếu tố
Cốt truyện
Nhân vật
NV kể chuyện
Luận đề
Luận điểm
Luận cứ
Vần, nhịp
Truyện.
+
+
+
Kí.
+
+
Thơ tự sự.
+
+
+
+
Thơ trữ tình.
+
+
Tuỳ bút.
+
+
+
Nghị luận.
+
+
+
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
HS
?
Dựa vào sự tìm hiểu trên, phân biệt sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?(HSK)
Trả lời
- Các thể loại tự sự như truyện, kí, chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu truyện.
- Các thể loại trữ tình: Thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu bắng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh nhịp điệu, vần điệu. Các thể loại trữ tình và tự sự đều tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng hình thức khác nhau như nhân vật, hiện tượng, thiên nhiên, đồ vật.
- Khác với thể loại tự sự và trữ tình: nghị luận chủ yêu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc người nghe về một nhận thức. văn bản nghị luận có hình ảnh cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ xác đáng.
Qua các nội dung vừa ôn tập và những kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận trong phần tập làm văn đã học, em thấy văn nghị luận có thể phân biệt với các thể loại khác ở những đặc điểm nào?(HSTb)
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát và chốt nội dung bài học
Các yếu tố cơ bản của bài NL là gì
 Để giúp các em hình dung cụ thể hơn về ND này, chúng ta cùng quan sát một số VD: (Chiếu VD) 
Đ1:
Có một lần các cháu thiếu nhi đến thăm Bác. Chú bảo vệ bảo Bác rất bận, không thể tiếp các cháu được. Bác biết chuyện liền ra đón các cháu vào. Bác trò chuyện vui vẻ, dặn dò các cháu chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà cha mẹ, thầy côKhi các cháu ra về, Bác tiễn đến tận ngõ. Xe từ từ lăn bánh, ngoái lại nhìn các cháu vẫn còn thấy một cụ già hiền từ đứng nhìn theo và vẫy chào tạm biệt.
 (Chuyện đời thường của Bác Hồ)
XĐ PTBĐ của ĐV trên?Căn cứ XĐ ? (HSTb)
PTBĐ: Tự sự
Căn cứ xác định: Đoạn văn đã kể lại câu chuyện các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ
Đ2:
“Đêm qua em mơ gặp BH, râu tóc dài, mái tóc bạc phơ...” trức mắt tôi hiện lên hình ảnh Bác thật hiền từ như một ông bụt. Nhưng Bác không mặc áo dài thụng, tay chống gậy trúc mà là bộ quần áo Kaki đẫ bạc màu, miệng tươi cười, tay cầm đĩa kẹo để chia cho các cháu thiếu nhi. Hôm qua tôi được điểm 10, nên tôi cũng được Bác chia kẹo. Tôi háo hức mong chờ đến lượt mình. Chao ôi, ánh mắt Bác nhình tôi mới thật trìu mến và ấm áp làm sao! Tôi ngỡ như ông ngoại đang nhìn tôi vậy. Ôi! Không lẽ đây lại là một giấc mơ sao? Một giấc mơ kì diệu mà tôi ước nó sẽ không kết thúc.
 (Bµi lµm cña häc sinh)
XĐ PTBĐ của ĐV trên?Căn cứ XĐ?(HSTb)
PTBĐ: Biểu cảm.
Căn cứ xác định: Đoạn văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc với BH kính yêu.
Chiếu Đ3: 
 Anh đội viên thức dậy
 Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
 Đêm nay Bác không ngủ.....
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng....
 ( Minh Huệ )
Theo em, đoạn thơ này SD PTBĐ nào?(HSTb)
Đoạn thơ tự sự kể về việc anh đội viên chứng kiến việc làm của Bác vào một đêm không ngủ . Anh bày tỏ sự kính trọng , ngưỡng mộ Bác .
 Dựa vào đâu em khẳng định rằng đây là thơ tự sự?(HSTb)
- Đoạn thơ có nhịp điệu tha thiết và cách gieo vần linh hoạt. 
Đ4: “ ... Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.... Giản dị trong đời sống ,trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được... 
(Trích “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng )
Giới thiệu: Luận điểm : 
- Bác giản dị trong đời sống.
 - Bác giản dị trong cách nói và cách viết.
* Luận cứ : đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
 - Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được...
Giới thiệu: Đây là một số VD để minh hoạ cho sự khác nhau giữa 3 thể loại: Tự sự, trữ tình, nghị luận mà các em vừa ôn tập. Tuy nhiên, các em chú ý, đây là những yếu tố đặc trưng của thể loại. Còn trong thực tế, các thể loại cũng có sự xâm nhập lẫn nhau, thậm chí có thể chỉ ở ranh giới giữa 3 thể loại.Cho nên, sự phân biệt này không thể là tuyệt đối . Xđ một văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được SD trong đó.
Chiếu: Các em quan sát lại phần Nd vừa ôn tập ở 4 văn bản, chú ý vào phương pháp NL 
Nhắc lại những phương pháp nào đã được SD? (HSTb)
 CM, GT, bình luận.
Vậy theo em, thường được SD là những PP nào? (HSTb)
 TL
 GV: Chốt- ghi bảng. 
Trong phân môn tập làm văn các em đã được tìm hiểu về văn NL từ đầu học kì II, và qua các tiết học 4 văn bản mà các em đã vừa ôn tập. Với những kiến thức có được về văn NL, hãy XĐ xem 
Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể xem là văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
Thảo luận cặp đôi– trình bày. 
 NX - bổ sung: 
Chiếu - Xét một cách chặt chẽ thì không thể nói như vậy. - Nhưng nếu xét một cách đặc biệt, dựa vào những đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận, thì có thể xem mỗi câu tục ngữ là một văn bản nghị luận rất khái quát, ngắn gọn, vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề súc tích, khái quát một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân.
- Ba yếu tố quan trọng nhất của văn bản nghị luận là luận điểm, luận cứ, lập luận. Thử xem TN có đủ yếu tố đó không:
- Xét câu tục ngữ:
	 Ăn quả/ nhớ kẻ trồng cây
 Luận cứ Luận điểm
- Hưởng thành quả (thì phải) nhớ người làm ra thành quả.
 Lập luận
- Như vậy, câu tục ngữ có đủ cả ba yếu tố của văn bản nghị luận. Nhưng tục ngữ lại ngắn gọn, có hình ảnh, có vần điệu, sử dụng lối so sánh, tương phản bằng các vế đối, nên nó là văn bản nghị luận đặc biệt.
Lên bảng làm bài tập trắc nghiệm:
 Đánh dấu (X) vào câu trả lời em cho là chính xác:
1. Một bài thơ trữ tình là tác phẩm văn chương, trong đó:
A. Không có cốt truyện và nhân vật.
B. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật.
C. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D. Có thể biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên con người hoặc sự việc.
2. Trong bài văn nghị luận:
A. Không có cốt truyện và nhân vật.
B. Không có yếu tố miêu tả tự sự.
C. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
D. Không sử dụng phương thức biểu cảm.
3. Tục ngữ có thể là
A. Văn bản nghị luận.
B. Không phải là văn bản nghị luận.
C. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
Văn nghị luận khác tự sự trữ tình:
 + lí lẽ.
 + dẫn chứng.
 + Lập luận.
 Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận các luận điểm, luận cứ và lập luận. 
Các phương pháp nghị luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích
II. LUYỆN TẬP (5 phút ) 
(Đáp án đúng: 1: B; 2: D; 3: C.)
	3. Củng cố, luyện tập( 2 phút )
	- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản về văn nghị luận.
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1 phút ) 
- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.Đọc lại các văn bản nghị luận đã học, nắm chắc các đề tài nghị luận, luận điểm chính, phương pháp lập luận
- Xác định hệ thống luận điểm, tìm các dẫn chứng, lập dàn ý dựa trên 1 đề bài văn NL, Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
(Đọc trả lời câu hỏi trong phần tìm hiểu bài)
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_2425_nam_hoc_2020_2021.doc