Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Khái niệm câu chủ động và câu bị động.

 - Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

 2. Kĩ năng

 * Kĩ năng có từ bài học

 Nhận biết câu chủ động và câu bị động.

 *GD Kĩ năng sống (Mục II)

 - Ra quyết định : Lựa chọn cách sử dụng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo những mục đích giao tiếp của bản thân.

 - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

 3. Thái độ

 HS có thái độ đúng đắn khi SD câu bị động và câu chủ động.

 4. Năng lực cần đạt

+ Năng lực tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực sáng tạo.

+ Năng lực hợp tác.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực trao đổi đàm thoại.

+ Năng lực tư duy sáng tạo.

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

 

doc 20 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2021 Ngày dạy: 23/3/2021 Lớp 7C
 Chiều 25/3/2021 Lớp 7A
26/3/2021 Lớp 7B
Tiết 101. Tiếng Việt
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
	- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 	2. Kĩ năng
 	* Kĩ năng có từ bài học
 	Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
 	*GD Kĩ năng sống (Mục II)
 	- Ra quyết định : Lựa chọn cách sử dụng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo những mục đích giao tiếp của bản thân.
 	- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 	3. Thái độ 
	HS có thái độ đúng đắn khi SD câu bị động và câu chủ động.
 4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tư duy sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
 	- Nghiên cứu soạn bài.
 	- Máy chiếu 
 	2. Chuẩn bị của học sinh
 	- Học bài cũ.
 	- Chuẩn bị nội dung bài mới theo y/c của GV 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (5’) 
 * Hoạt động khởi động (4 phút)
	Xác định chủ thể, hành động, đối thể trong mỗi câu sau và cho biết hành động tác động lên chủ thể hay đối thể?
VD: (1) Tôi sút quả bóng.
(2) Ngôi chùa được nhân dân xây dựng từ thế kỉ XVII.
(3) Sân cỏ bị người ta dẫm nát.
Thực hiện: Hoạt động nhóm
- Thời gian: 2 phút
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
Dự kiến trả lời:
Câu
Chủ thể
Hành động
Đối thể
(1)
tôi
sút
quả bóng
(2)
nhân dân
xây dựng
ngôi chùa
(3)
người ta
dẫm nát
sân cỏ
-> Hành động tác động lên đối thể.
- Học sinh báo cáo 
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
* Đặt vấn đề: (1 phút)
Để người đọc ( nghe ) hiểu được mục đích của nội dung câu nói – Trong Tiếng Việt có sử dụng 2 kiểu câu : câu chủ động và câu bị động, cùng với mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu chủ động là gì và câu bị động là gì ? Mục đích chuyển đổi kiểu câu ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
	2. Nội dung bài học (39 phút)
 Hoạt động 1: I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG (13 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
Chiếu Slide VD
Đọc VD 1
a. Mọi người yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
HĐN: 
1. Trong 2 câu trên hoạt động nào được nói đến? Đâu là chủ thể của hoạt động đó?
2. Hoạt động đó hướng vào đối tượng nào? 
3. Hãy xác định thành phần chủ ngữ trong các câu trên?
Đại diện trình bày
- Hai câu trên có hoạt động yêu mến.
- Chủ thể hoạt động: Mọi người ( người thực hiện hoạt động)
- Đối tượng của hoạt động: em.
- Cngữ:
+ Câu a: Mọi người
+ Câu b: em
HĐCN: Xét trong mối quan hệ liên quan tới hoạt động nói đến trong câu thì chủ ngữ ở 2 câu trên có gì khác nhau?(HSK)
- Câu a: Chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào người khác( em)
- Câu b: Chủ ngữ chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào.
Gọi câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. 
HĐCN: Em hiểu thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bi động? (HSTb)
Trả lời
Chốt
Đọc ví dụ.
* Ví dụ 2:
a. Các bạn yêu mến Lan( Câu chủ động)
b. Lan được các bạn yêu mến( Câu bị động)
c. Thầy phạt nó( Câu chủ động)
d. Nó bị thầy phạt( Câu bị động)
HĐCĐ: Trong các câu trên câu nào là câu chủ động? Câu nào là câu bị động? Vì sao?
- Câu a: Câu chủ động. (Chủ ngữ biểu thị người mang một trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác).
- Câu b: Câu bị động( chủ ngữ biểu thị người có liên đới tới trạng thái tâm lí người khác).
- Câu c: Câu chủ động( chủ ngữ của câu biểu thị chủ thể của hoạt động)
- Câu d: Câu bị động( chủ ngữ biểu thị đôí tượng của hoạt động)
HĐCN:Có thể chia câu chủ động thành mấy kiểu chính?(HSTb)
Có 2 kiểu câu bị động:
+ Có dùng từ bị, được
+ Không dùng từ bị, được
* Ví dụ 3:
a. Cơm bị thiu
b. Nó được nói
 HĐCN:Các câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?(HSK,G)
- Là câu bình thường
- Vì chủ ngữ ( cơm, nói) không phải là đối tượng của trạng thái( thiu) hay hoạt động( nói) mà chủ ngữ chính là chủ thể của trạng thái, hoạt động nói đến trong câu.
HĐCN:Qua đó em thấy cần lưu ý điều gì? (HSK)
Trả lời
Chốt
HĐC: Em hãy lấy ví dụ về câu chủ động?
 Bạn An được bạn Ba tặng một cây bút bi.
1. Ví dụ 
2. Bài học:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào (đối tượng của hoạt động)
- Cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được.
 Hoạt động 2: II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
GV
* THGD KN sống
HĐCCó thể chuyển câu chủ động thành câu bị động được không? Hãy chuyển câu a thành câu bị động?(HSTb)
* VD a: Mọi người yêu mến em (câu chủ động)
- Có thể chuyển câu a thành câu bị động
*VD b: Em được mọi người yêu mến (câu bị động)
HĐCN: Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ có ba chấm trong đoạn trích? Vì sao?(HSK)
- Điền câu b. Vì câu b sẽ giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn được tốt hơn
HĐCVậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?(HSTb)
Trả lời
Chốt
1. Ví dụ:
2. Bài học:
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
	GV: Chiếu slai: Đưa BT nhanh: HĐN, thời gian 2 phút, 4 nhóm
	? So sánh hai cách viết sau (HSK)
	a. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
	b. Con chó được chị dắt đi dạo..., chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí,chỗ kia một tí
	HS: Trả lời
	GVNX : Cách viết 1 khiến người đọc hiểu nhầm. Cách b SD câu bị động đã góp phần liên kết các ý trong câu.
Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP (17 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
?
HĐN, thời gian 2 phút, 4 nhóm
Tìm câu bị động trong các đoạn trích? Vì sao tác giả lại chọn cách viết như vậy?
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày 
NX kết luận
HĐCN: Trong các câu sau câu nào là câu bị động?(HSTb)
 a. Mẹ được truy tặng huân chương giải phóng hạng nhất (Câu bị động)
b. Chị tôi được câu tôi cho cây bút máy( câu bị động)
Bài 1
a.... có khi... hòm
- Có khi... dễ thấy ( câu rút gọn + câu bị động dùng từ được)
- Có khi... trong hòm ( câu rút gọn + câu bị động không dùng từ bị được)
b. Tác giả... thi sĩ
- Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, tạo sự liên kết hơn giữa các câu trong đoạn văn.
Bài 2
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
	- Nắm chắc nội dung bài học.
	- Làm bài tập còn lại.
	- Chuẩn bị bài giờ sau: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)
---------------------------------------------------
Ngày soạn: 20/3/2021 Ngày dạy: Chiều 23/3/2021 Lớp 7C
 Chiều 25/3/2021 Lớp 7A
26/3/2021 Lớp 7B
Tiết 102. Tiếng Việt 
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( tiếp)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
	2. Kĩ năng
* Kĩ năng có từ bài học
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu chủ động hay câu bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
* THKNS (Mục I)
- Lựa chọn cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ.
 - Trao đổi về cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ.
	3. Thái độ
	Yêu thích học tập bộ môn, thấy được sự phong phú của TV.
	4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tư duy sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
 	- Nghiên cứu soạn bài.
 	- Máy chiếu 
 	2. Chuẩn bị của học sinh
 	- Học bài cũ.
 	- Chuẩn bị nội dung bài mới theo y/c của GV 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (4’) 
 * Kiểm tra bài cũ (3 phút)
	a) Câu hỏi
	Thế nào là câu chủ động, câu bị động - cho ví dụ?
	b) Đáp án, biểu điểm
	Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện mọi hoạt động hướng vào người khác. (2,5đ)
 Ví dụ: tôi giặt quần áo. (2,5đ)
	- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hành động khác hướng vào. (2,5đ)
	Vd: quần áo được tôi giặt hết rồi. (2,5đ)
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
	Từ VD trong phần KTBC ta thấy từ câu CĐ chuyển đổi thành câu bị động tương ứng. Vậy có mấy cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ? Có phải tất cả các câu chứa từ bị hoặc được đều là câu BĐ không? chúng ta đi tìm hiểu tiết ngày hôm nay.
	2. Nội dung bài học (39 phút)
Hoạt động 1: I. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (20 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
Chiếu Slide VD
Đọc ví dụ.
GT: - Màn điều = tấm màn bằng vải đỏ tươi che trước bàn thờ. 
 - Ông vải = tổ tiên. hóa vàng = đốt vàng mã (Tục lệ, ngày hóa vàng là ngày kết thúc việc cúng lễ trong dịp Tết, đem tất cả đồ vàng mã thờ ấy đi đốt) -> ....
Cùng HS PT tình huống mẫu để hiểu các cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ.
Xét về nội dung em thấy cả 2 câu này có cùng miêu tả một sự việc không?(HSTb)
 Miêu tả cùng một sự việc.
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về câu chủ động và câu bị động. 
Hai câu này thuộc kiểu câu nào? Vì sao? (HSK)
- 2 câu này là câu bị động
- Vì 2 câu này có CN nêu Vật (cánh màn điều) bị người, vật khác tác động vào (hạ xuống) 
Cho HS xác định CN trong câu: Cánh ...vải
Xét về hình thức 2 câu này có gì khác nhau?(HSTb)
- Khác nhau: + Câu a: dùng từ được
 + Câu b: Không dùng từ được
Chiếu Slide ví dụ c.
Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
Theo em câu c có nội dung miêu tả giống với 2 câu trên không?(HSTb)
- Cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b.
Xét về kiểu câu thì câu c thuộc kiểu câu nào?(HSTb)
- Câu c: là câu CĐ tương ứng với câu BĐ a, b
Như vậy từ một câu chủ động c đã chuyển đổi thành hai câu bị động a,b
Chiếu Slide Cho HS đối chiếu VD c với a: 
Từ câu CĐ c đã chuyển thành câu BĐ a bằng cách nào? (HSTb)
- Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, thêm từ được vào sau ... iếng Việt.
	4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý bản thân
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
	- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, máy chiếu
	2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, chuẩnbị nội dung bài mới theo y/c
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (5 phút)
	* Kiểm tra bài cũ (3 phút)
	a) Câu hỏi
	Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Chuyển câu sau thành câu bị động theo hai cách: Họ đã sơn tường?
	b) Đáp án, biểu điểm
	- Có 2 cách: 
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của HĐ thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Chuyển: Tường đã được họ sơn. 
	Tường đã sơn.
* Hoạt động khởi động (1 phút)
GV chiếu ví dụ
Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn
HĐC: Em hãy XĐ thành phần câu của câu trên?
HS: Trung đội trưởng Bính // khuôn mặt /đầy đặn
 c1 v1 
	 C // V
	GV: cụm C1V1 làm thành phần vị ngữ của câu. Đây là thành phần được mở rộng trong câu
	* Đặt vấn đề (1 phút)
Để mở rộng câu, ngoài thành phần TR thì còn dùng đến cụm chủ vị . Việc cách dùng cụm C-V đề mở rộng câu ntn? Có mấy cách dùng cụm C-V để mở rộng câu? cta tìm hiểu trong tiết học này . 
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động 1: I. THẾ NÀO LÀ DÙNG CỤM CHỦ VỊ
ĐỂ MỞ RỘNG CÂU (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Chiếu Slide: VD -> HS đọc
HĐCN: Hãy cho biết trong câu trên có những cụm danh từ nào? (HSTb)
Phát hiện 
Gạch chân trên bảng phụ các cụm danh từ 
+ Những tình cảm ta không có
+ Những tình cảm ta sẵn có.
HĐCN: Hãy phân tích cấu tạo của các cụm DT trên?
TL
Chiếu Slide: Phân tích.
 Nhận xét, định hướng.
- Những tình cảm ta không có
Phụ trước DT-TT c v
 Phụ sau 
- Những tình cảm ta sẵn có.
Phụ trước DT-TT 
 c v
 Phụ sau
HĐCN: Nêu nhận xét về cấu tạo của các phụ ngữ trong cụm danh từ ?(HSK)
Cả 2 cụm DT đều có DT - TT là “tình cảm”
- Phần phụ trước: là một từ - chỉ lượng.
- Phần phụ sau: là một cụm chủ – vị
HĐCN: Cụm chủ vị thêm vào câu nhằm MĐ gì? (HSTb)
- Cụm C-V làm thành phần phụ của DT để MR câu (Cụm từ có h/ thức giông câu đơn)
HĐCN: Như vậy để MR câu người ta dùng cách nào?(HSTb)
Phát biểu
Khái quát, chốt ý 
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm chủ - vị (Cụm C –V) làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
1. Ví dụ
2. Bài học 
* Ghi nhớ sgk/68
Hoạt động 2: II. CÁC TRƯỜNG HỢP DÙNG
CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG (13 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
Chiếu Slide: Đưa BT nhanh: Phân tích cấu tạo của câu sau
Nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
Phân tích
Nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
 CN c v
 VN 
Chiếu Slide: VD2 -> HS đọc.
HĐN: Theo bàn, thời gian 2 phút
Hãy tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên? Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ vị làm thành phần gì? (HSK)
PT 
Chiếu Slide: 
a, Chị Ba đến / khiến tôi rất vui và vững tâm
 c v VN
 CN
b. Khi bắt đầu kc,
 nhân dân ta tinh thần rất hăng hái
 CN c v
 VN 
c. Chúng ta / có thể nói rằng trời sinh lá sen 
 CN c v
để bao bọc cốm cũng như trời sinh cốm nằm 
 c v
ủ trong lá sen
-> cụm C - V làm PN trong cụm ĐT
d. Nói cho đúng thì phẩm giá của Tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo 
từ ngày cách mạng tháng tám / thành công
 DT c v
-> cụm C - V làm PN trong cụm DT
HĐCN:Qua các ví dụ trên, em thấy các thành phần câu nào có thể được cấu tạo bằng cụm C - V ?(HSTb)
Trả lời
Khái quát ý
Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT, cụm TT đều có thể cấu tạo bằng cụm c-v.
Chiếu Slide: Đưa BT nhanh: Thành phần nào của câu có cấu tạo là cụm c-v
Tôi tin bạn ấy sẽ nhanh chóng bình phục
 c v 
 phụ ngữ
1. Ví dụ 
2. Bài học
* Ghi nhớ (sgk/69)
Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung ghi bảng 
?
HS
GV
?
HS
HĐN: theo 4 nhóm, thời gian 2 phút
Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây?
Trình bày, nhận xét
a, Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
b, Trung đội trưởng Bích khuôn mặt đầy đặn.
c, Khi các cô gái vòng đỗ gánh, gỡ từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào?
d, Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
 Chốt kiến thức
HĐCN: Trong mỗi câu trên cụm C - V làm thành phần gì?(HSTb)
Câu a: Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm DT.
Câu b: Cụm C-V làm vị ngữ.
Câu c: Cụm C-V thứ nhất làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm chủ vị thứ hai làm phụ ngữ cho cụm động từ.
Câu d: Cụm C-V thứ nhất làm vị ngữ, cụm chủ vị thứ hai làm phụ ngữ trong cụm động từ.
Bài tập
a) chỉ riêng những người chuyên môn mới định được
b) khuôn mặt đầy đặn.
c) cô gái vòng đỗ gánh, hiện ra từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào?
d) hắn giật mình
* Tích hợp giáo dục KNS
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.
 	HĐCN: Thế nào là dùng cụm CV để mở rộng câu ? Các trường hợp dùng để mở rộng câu ?(HSTb)
 	YC : 
	- Người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ để mở rộng câu
 - Dùng các thành phần câu như: CN, VN, phụ ngữ trong các cụm DT, ĐT, TT đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) 
- Học thuộc ghi nhớ. Làm các bài tập còn lại.
- Xác định chức năng cú pháp của cụm c-v trong câu văn.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích; Cách làm bài văn lập luận giải thích.
+ Đọc ví dụ.
+ Tìm hiểu theo yêu cầu của bài.
- HD HS học bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (Luyện tập)
+ Ôn lại lí thuyết
+ Làm các bài tập phần luyện tập sgk.
-----------------------------------------
Ngày soạn: 21/3/2021 Ngày dạy: Chiều 25/3/2021 Lớp 7C
 Chiều 26/3/2021 Lớp 7B
Chiều 27/3/2021 Lớp 7A
Tiết 104. Tiếng Việt
DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP ( Tiếp)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Cách dùng cụm c- v để mở rộng câu
	- Tác dụng của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
	2. Kĩ năng
	* KN bài học: 
	- Rèn luyện kĩ năng mở rộng câu bằng cụm C- V 
	- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ vị để mở rộmg câu.
	* Tích hợp KNS: 
	Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc mở rộng câu.
	3. Thái độ
	Bồi dưỡng ý thức mở rộng câu để tạo câu trong quá trình tạo lập văn bản
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ có VD
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Đọc và nghiên cứu trả lời câu hỏi sgk
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
	a) Câu hỏi
	Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Lấy ví dụ minh hoạ?
	b) Đáp án, biểu điểm
	- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm chủ vị (cụm C - V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. (5 điểm)
	- Ví dụ: Tôi /rất thích ngôi nhà xây kiểu Thái (5 điểm)
 C V
	 BN
 CN VN (nòng cốt câu)
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
Các em đã nắm được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu và luyện tập để củng cố lý thuyết.
	2. Dạy nội dung bài mới (37 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
Nhắc lại khái niệm dùng cụm chủ vị đề mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu?(HSTb)
- Nêu lại khái niệm.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Các thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm chủ - vị.
- Chúng ta cùng vận dụng những kiến thức cơ bản về dùng cụm C - V để mở rộng câu vào việc luyện tập. 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.96,97)
* Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu (SGK), cho biết trong mỗi câu, cụm C - V làm thành phần gì?(HSTb)
- Lên bảng làm bài tập (3 HS mỗi em làm 1 ý của bài).
- Yêu cầu HS dưới lớp làm BT, theo dõi kết quả của bạn, nhận xét, chữa bổ sung:
I. LÍ THUYẾT (2 phút)
II. LUYỆN TẬP (35 phút)
1. Bài tập 1(12 phút)
a) Khí hậu nước ta ấm áp/cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
 C V C V
 BN
 C V (nòng cốt câu) 
- Câu (a) gồm 2 cụm C - V:
(1) Khí hậu nước ta ấm áp: làm chủ ngữ;
(2) ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa: Làm phụ ngữ cho cụm ĐT. 
b) Có hai cụm C - V làm phụ ngữ cho cụm DT:
- Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp.
 C V 
 ĐN
- từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy, nghe mới hay
 C V
 ĐN
c) Hai cụm C - V làm phụ ngữ cho cụm ĐT:
- chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần những thức quýthay dần
 C V C V
 BN 
HS
GV
HS
GV
- Đọc yêu cầu (SGK,T.97).
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT (a, b, c).
- Theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung
NX, KL Trên bảng chiếu
2. Bài tập 2 (10 phút)
a) Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng
 C V C V
 BN
 C V (nòng cốt) 
b) Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích
 C V 
 C V(nòng cốt) BN 
c) Tiếng Việt rất giàu thanh điệu kiến cho lời nói của người Việt Nam ta du .
 C V C V
 BN
	CN VN (nòng cốt) 
?
HS
GV
Gộp các cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm c-v làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ ?
Thực hiện.
Lớp nhận xét, bs.
Nhận xét, ĐH.
3. Bài tập 3 (13 phút)
a) Anh em hoà thuận làm cho hai thân vui vầy.
b) Đây là một cánh rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
c) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
	3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
- Khái quát lại toàn bộ kiến thức dùng cụm C - V đề mở rộng câu.
- Lưu ý cách mở rộng câu và phân tích.
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức dùng cụm C - V để mở rộng câu; làm tiếp bài tập còn lại (BT2).
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích 
theo yêu cầu trong SGK.
-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.doc