Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

Nắm được công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối

 2. Kĩ năng

- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Biết dùng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.

 3. Thái độ

HS có ý thức sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong khi viết .

 4. Năng lực cần đạt

+ Năng lực tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực sáng tạo.

+ Năng lực hợp tác.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực trao đổi đàm thoại.

 + Năng lực tự quản lí bản thân

 + Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Bảng phụ ghi các ví dụ (máy chiếu)

 - Nghiên cứu SGK, SGV

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK và của gv

 

doc 21 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/4/2021 Ngày dạy: 20/4/2021 Lớp 7C
 22/4/2021 Lớp 7A
 23/4/2021 Lớp 7B
Tiết 123: Tiếng Việt
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối
	2. Kĩ năng
- Phân biệt được dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Biết dùng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
	3. Thái độ
HS có ý thức sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong khi viết .
 4. Năng lực cần đạt 
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
	+ Năng lực tự quản lí bản thân
	+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- Bảng phụ ghi các ví dụ (máy chiếu)
	- Nghiên cứu SGK, SGV
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK và của gv
 III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ (5 phút)
	* Kiểm tra bài cũ (không)
	* Khởi động (4 phút)
? Cho biết công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? 
	HS: Trả lời 
	GV: Chiếu đáp án
	Dấu chấm lửng được dùng để:
	- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
 	- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
	- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
	Dấu chấm phẩy được dùng để:
	- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.
	 - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
	GV: Chỉ và giới thiệu về dấu ghạch ngang trên bảng chiếu.
	* Đặt vấn đề ( 1 phút) 
Bài học trước, các em đã nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
	2. Nội dung bài học (39 phút)
 Hoạt động 1: I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
- Chiếu ví dụ - SGK,T.1129, 130)
- Gọi học sinh đọc ví dụ (a).
HĐN: Phân tích cấu tạo NP trong câu (a)? Cho biết nội dung diễn tả trong là gì?(câu ( a) có mấy cụm từ? Vai trò của mỗi cụm từ trong câu?)
Thảo luận nhóm bàn 3 phút
Đại diện nhóm trình bày
NX, KLC
- Câu (a) gồm có 2 về, mỗi vế là một cụm từ: Đẹp quá mùa xuân ơi và mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
- Nội dung: diễn tả cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân, cụ thể là mùa xuân của Hà Nội.
- Vế thứ nhất “Đẹp quá mùa xuân ơi” là vế chính (thể hiện nội dung của câu), vế thứ hai (mùa xuân của Hà Nội thân yêu) giữ vai trò là thành phần phụ của câu - thành phần chú thích (nói rõ thêm cho cụm từ mùa xuân được nói ở vế thứ nhất chính là mùa xuân của Hà Nội thân yêu).
HĐCN: Ở ví dụ (a), em thấy dấu gạch ngang nằm ở vị trí nào? Nó giữ vai trò gì trong câu?(HSTb,K)
 Dấu gạch ngang nằm ở giữa câu, được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
Đây chính là công dụng đầu tiên của dấu gạch ngang.
- Đọc ví dụ (b) ; c
HĐCN: Quan sát ví dụ (b) và cho biết ví dụ này gồm mấy câu? Câu nào là lời dẫn truyện, câu nào là lời của nhân vật ?(HSTb)
- Ví dụ (b) gồm 4 câu; câu 1, câu 3 là lời dẫn truyện; câu 2, câu 4 là lời của nhân vật.
HĐCN: Dấu gạch ngang trong ví dụ này đứng ở vị trí nào của câu và được dùng với vai trò gì?(HSK)
- Dấu gạch ngang đứng ở đầu câu, được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. 
- Chú ý ví dụ (c).
HĐCN: Cho biết nội dung của ví dụ (c)?(HSTb)
- Ví dụ (c) liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
HĐCN: Dấu chấm lửng có mấy công dụng được nói đến trong ví dụ? Vì sao em biết?(HSTb)
- Trong ví dụ, dấu chấm lửng có 3 công dụng. 
- Vì mỗi công dụng được đánh dấu bởi dấu gạch ngang ở đầu dòng.
HĐCN:Như vậy, dấu gạch ngang trong ví dụ (C) được dùng để làm gì?(HSTb)
- Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê.
HĐCN: Qua VD b +c em thấy dấu gạch ngang có những công dụng gì? (HSTb)
Trả lời
Chốt
HĐCN: Đọc ví dụ (d) và cho biết VD này nói về sự việc gì? (HSTb)
- Kể về lời của một nhân chứng trong cuộc hội kiến giữa Va-ren với Phan Bội Châu.
HĐCN: Tên của Va-ren và Phan Bội Châu (những người tạo nên cuộc hội kiến) được tác giả phân biệt bằng dấu nào? (HSTb)
- Dấu gạch ngang.
HĐCN: Như vậy, trong câu này, dấu gạch ngang có vai trò gì?(HSTb)
- Nối các từ trong một liên danh.
Chốt
Nhấn mạnh:
- Liên danh có thể hiểu là: Những sự vật có quan hệ liên danh với nhau: nối các bộ phận trong những cái tên ghép.VD tuyến đường HN - HP; chuyến bay HN - Bắc Kinh, liên minh Mĩ - Nhật, (Ở đây là một cuộc hội kiến.)
1. Ví dụ
2. Bài học 
Dấu gạch ngang có những công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
* Ghi nhớ (SGK,T.130)
HĐCN: Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang thích hợp? (HSTb)
	HS - Lấy ví dụ theo yêu cầu (có nhận xét, đánh giá)
	Ví dụ: Ban Lan - Người mà tôi quý mến nhất - học rất giỏi.
Hoạt động 2: II. PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VÀ 
DẤU GẠCH NỐI (9 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
- Bên cạnh dấu gạch ngang, có 1 loại dấu rất giống dấu gạch ngang về mặt hình thức, song nó không phải là một dấu câu -> đó là dấu gạch nối. Vậy phân biệt 2 loại dấu này ntn? chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo
Chiếu Slide (bảng phụ) VD 
- Gọi HS đọc lại ví dụ (d) mục I:
d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Ve-ren − Phan Bội Châu (xin chẳng giám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
(Nguyễn Ái Quốc)
HĐCN: Trong ví dụ (d) mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì? (HSTb)
- Trong từ Va-ren dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (có thể là mượn của nước ngoài). 
HĐCN:Quan sát các ví dụ sử dụng dấu gạch ngang với các ví dụ dùng dấu gạch nối và cho biết cách viết dấu gạch nối và dấu gạch ngang có gì khác nhau? (HSK)
- Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
 Lưu ý: (Dấu gạch nối không phải là dấu câu). => Khái quát nội dung bài học.
 Gọi sinh đọc ghi nhớ (SGK,T.130)
1. Ví dụ:
2. Bài học
 Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
*Ghi nhớ- SGK
Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
Đọc yêu cầu bài tập SGK,T.130,131
HĐC:
- Lên bảng làm bài tập (có nhận xét, chữa bổ sung).
HS1: a,b
HS2: c,d,e
HĐCN: Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối?(HSTb)
 Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung) => Chốt
HĐN - Thời gian 2 phút
 Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
Nhóm 1,2 đặt câu:
 Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?
Nhóm 3,4 đặt câu:
 Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước?
Đại diện các nhóm - Lên bảng làm bài tập. (Dưới lớp làm bài theo yêu cầu, theo dõi kết quả bài tập của bạn, nhận xét, bổ sung):
Ví dụ: 
a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính:
 Sửa, KL 
Bài tập 1
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
c) Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội − Vinh).
d) Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Thừa Thiên − Huế).
Bài tập 2
Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
Bài tập 3
- Mãng ông − cha của Thị Kính là một nông dân nghèo.
- Thiện Sĩ − chồng của Thị Kính là một người nhu nhược, vô trách nhiệm.
- Sùng ông − đại diện cho tầng lớp
Cuộc gặp mặt điển hình tiên tiến năm nay có đủ đại diện học sinh, sinh viên cả ba miền Bắc − Trung − Nam.
	? HĐCN: Đặt dấu gạch ngang, dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp (HSTb)
	1. Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
	2. Nghe Ra đi ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
	HS: Lên bảng điền
	GV: NXKL
	1. Sài Gòn- hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
	2. Nghe Ra- đi- ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
	3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức về gạch ngang, dấu gạch nối (nắm chắc ghi nhớ trong sgk; Viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
	- Chuẩn bị bài Ôn tập tiếng Việt theo câu theo nội dung SGK
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 17/4/2021 Ngày dạy: 20/4/2021 Lớp 7C
 22/4/2021 Lớp 7A
 23/4/2021 Lớp 7B
 TIẾT 124: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
	2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
	3. Thái độ
HS có ý thức sử dụng đúng kiểu câu và dấu câu khi nói và viết.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	Nghiên cứu nội SGK, SGV (lớp 6,7)
	2. Chuẩn bị của học sinh 
Đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV (làm đề cương ôn tập theo hệ thống phân loại trong SGK).
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (1 phút) 
(Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
* Đặt vấn đề: ( 1phút) 
Trong chương trình Ngữ văn 6 và 7, các em đã được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các kiểu câu đơn và một số dấu câu trong tiếng Việt. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức cơ bản nhất về hai đơn vị kiến thức này.
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Trước khi tìm hiểu các kiểu câu đơn, chúng ta hãy nhớ lại khái niệm về câu đơn
Cho biết, câu đơn là câu được cấu tạo như thế nào?(HSTb)
- Câu đơn là câu chỉ có một cụm C - V. (chỉ có một nòng cốt câu).
 Trong tiếng Việt, có mấy cách phân loại câu? Đó là những cách nào?(HSTb)
- Trình bày
- Có hai cách phân loại câu rất truyền thống, dựa trên hai tiêu chí phân loại khác nhau, đó là:
+ Phân loại câu theo mục đích nói;
+ Phân loại câu theo cấu tạo.
- Câu đơn cũng được dựa trên hai tiêu chí phân loại đó mà phân ra những kiểu câu đơn cụ thể. Chúng ta hãy cùng ôn lại những kiểu câu đơn đó: =>
 Hướng dẫn HS ôn lại theo kiến thức cơ bản theo câu hỏi, sau đó khái quát thành sơ đồ:
Câu đơn phân loại theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào? Nêu đặc điểm khái quát của mỗi kiểu câu? (HSTb)
Trình bày (có nhận xét, bổ sung):
- ... động là câu chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động.
 Ví dụ: 
Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng (khách thể) của hành động.
Ví dụ: 
Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi
Mục đích chuyển đổi 2 kiểu câu trên là gì? Có những kiểu câu bị động nào? (HSK, G)
- Mục đích chuyển đổi là để tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch văn nhất quán.
- Các kiểu câu bị động: 
+ Câu bị động có từ bị, được.
Ví dụ: 
- Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi. 
- Ngôi nhà bị người ta phá.
+ Câu bị động không có từ bị, được.
Ví dụ:
- Mâm cỗ đã hạ xuống.
- Con bò đã mổ thịt.
GV hướng dẫn hs tự học theo sgk
a) Thêm bớt th/phần câu
(10 phút)
* Rút gọn câu
* Mở rộng câu
- Thêm trạng ngữ cho câu
- Dùng cụm C - V để mở rộng câu
b) Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
(10 phút)
2. Các phép tu từ cú pháp đã học (2 phút)
* Bài tập (10 phút)
? Tìm liệt kê trong những đoạn trích sau và cho biết các LK đó thuộc loại nào? (HSK,G)
a) Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
 (Thạch Lam)
b) Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến, và đượm cả xót thương, có đôi khi đến bùi ngùi.
 (Nguyễn Đình Thi)
c) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa. 
d) Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.
 (Nguyễn Trung Thành)
HS làm
GV Thu bài chấm lấy điểm KTTX 
a) rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Xét về cấu tạo: Không theo cặp
- Xét về ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến.
b) dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến, và đượm cả xót thương, có đôi khi đến bùi ngùi.
- Xét về cấu tạo: Không theo cặp
- Xét về ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến.
c) ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa.
- Xét về cấu tạo: Không theo cặp
- Xét về ý nghĩa: liệt kê tăng tiến.
d) hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.
- Xét về cấu tạo: theo cặp
- Xét về ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến 
3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 	- Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu, tu từ cú pháp
	- Nhận biết phép TTCP được sử dụng trong VB cụ thể.
	- Xác định được mục đích các phép tu từ cú pháp.
	- Xác định được mục đích của việc biến đổi câu trong đoạn văn nhất định.
	- Phân tích tác dụng của các câu được biến đổi, các phép TTCP trong VB.
- Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị 
Thực hiện theo yêu cầu của bài.
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 22/4/2021 Ngày dạy: 26/4/2021 Lớp 7A,C
 27/4/2021 Lớp 7B
Tiết 126: Tập làm văn
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
- Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị: khi nào viết văn bản đề nghị, viết để làm gì?
	2. Kĩ năng
	* Kỹ năng bài học	
 	- Nhận biết 1 VBĐN
 	- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách; 
 	- Nhận ra được những sai sót khi viết văn bản đề nghị.
	* Giáo dục kỹ năng sống (thực hiện trong phần củng cố bài )
 	- Phân tích được tầm quan trọng của VB đề nghị
 	 - Sử dụng văn bản đề nghị một văn bản đề nghị trong quá trình giao tiếp
	3. Thái độ
- HS có ý thức tự giác học tập, từ đó yêu thích học tập bộ môn hơn.
4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tư duy sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
+ Năng lực tạo lập văn bản
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- Nghiên cứu SGK, SGV 
	- Soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- Học bài cũ (Ôn kĩ lí thuyết văn bản hành chính);
	- Đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ (6 phút) 
	* Kiểm tra bài cũ (4 phút) 
a) Câu hỏi:
 1. Thế nào là văn bản hành chính? 
2. Văn bản hành chính thường được viết như thế nào?
	b) Đáp án, biểu điểm:
	Câu 1: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc bày tỏ những ý kiến nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. (5 điểm)
	Câu 2: Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu) trong đó nhất thiết phải ghi rõ: 
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ.
 + Địa điểm và ngày tháng làm văn bản.
 + Họ tên chức vụ của người nhân hay tên cơ quan nhận văn bản.
 + Họ tên chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.
 + Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
 	 + Chữ kí và học tên người gửi văn bản.	 (5 điểm)
	* Khởi động (1 phút) 
	GV Chiếu 1 văn bản mẫu
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Quang Huy, ngày 3 tháng 4 năm 2019
GIẤY ĐỀ NGHỊ
	Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Quang Huy
	Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy, cô giáo ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.
Thay mặt lớp 7A
 Lớp trưởng
 Kí và ghi rõ họ tên
	? Em đã từng viết văn bản này chưa?
	HS: Trả lời 
	? Vậy thì khi sử dụng kiểu văn bản này em đã viết đúng như mẫu chưa?
	HS: Trả lời
* Đặt vấn đề (1 phút) 
Các em đã biết, trong văn bản hành chính gồm có nhiều loại văn bản. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về một loại văn bản hành chính đó là văn bản đề nghị. 
	2. Nội dung bài học (38 phút)
 Hoạt động 1: I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ (HS TỰ HỌC)
 II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ (18 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
HS
?
HS
HS
TL nhóm cặp đôi (2p)
Đọc thầm lại hai văn bản đề nghị ở mục I và cho biết các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?Cả hai văn bản có điểm gì giống và khác nhau?(HSK)
 Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Ngày, tháng, năm, địa điểm nơi viết đơn.
+ Tên văn bản: Giấy đề nghị.
+ Người nhận giấy đề nghị, người viết (Đề nghị ai? Ai đề nghị?)
+ Nêu lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận (đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?).
+ Người viết văn bản đề nghị kí và ghi rõ họ tên.
- Hai văn bản:
 + Giống nhau: cách trình bày các mục rõ ràng, sáng sủa, ngắn gọn theo một số quy định sẵn. 
 + Khác nhau ở nội dung cụ thể.
 HĐCN: Theo em, trong văn bản đề nghị thì phần nào là quan trọng?(HSTb)
- Phần nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? 
HĐCN: Từ việc tìm hiểu trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị?(làm văn bản đề nghị cần chú ý điều gì về hình thức và nội dung trình bày?(HSTb)
- Trình bày.
- Khái quát, chốt nội dung bài học
HĐCN: Từ các văn bản đã tìm hiểu, theo em văn bản đề nghị cần có các mục cụ thể nào? (HSTb)
Một văn bản đề nghị cần có các mục cụ thể sau:
Quốc hiệu và tiêu ngữ: 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
b) Địa điểm, ngày, tháng, năm làm giấy đề nghị.
c) Tên văn bản: Giấy đề nghị.
d) Nơi nhận giấy đề nghị.
e) Người (tổ chức) đề nghị.
g) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
 h) Kí tên.
 Đọc phần lưu ý trong (SGK,T.126):
HĐCN: Tên văn bản thường được viết như thế nào? Cách trình bày các mục và khoảng cách các mục trong văn bản đề nghị có gì cần chú ý? (HSK)
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.
- Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa cân đối: Các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2 - 3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
 Đọc ghi nhớ (SGK,T.126)
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
a. Bài tập
b. Bài học
- Văn bản đề nghị được trình bày trang trọng, ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa theo một số quy định sẵn. Nội dung không nên máy móc nhưng phải đủ các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? 
2. Dàn mục một văn bản đề nghị
3. Lưu ý:
* Ghi nhớ: (SGK,T.126
Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP (20 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
HS
GV
?
HS
GV
- Đọc yêu cầu trong SGK,T.127
Thảo luận 4 nhóm, rút ra nhận xét:
Trình bày
NX, Chốt
HĐC: Viết một giấy đề nghị theo lí do em tự chọn? (yêu cầu viết đúng trình tự các mục)
 Viết bài (5′) sau đó trao đổi bài trong nhóm, rút kinh nghiệm về các lỗi thường gặp ở văn bản đề nghị.
 Lỗi trong văn bản đề nghị có thể là viết dài dòng, luộm thuộm, không theo mẫu quy định.
1. Bài tập 1 (6 phút)
- Giống nhau: Viết đơn và viết đề nghị đều đề đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.
- Khác nhau: 
 + Đơn chỉ cần trình bày lí do đạt nguyện vọng.
 + Đề nghị không chỉ trình bày lí do mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu sự đúng vai trò giải quyết.
2. Bài tập 2 (12 phút)
 	?HĐCN: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị? (HSTb)
a) Có một bộ phim truyện ngắn rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ xấu lấy mất xe đạp.
c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt, trao đổi thêm môn toán.
d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết
HS: - Tình huống phải viết giấy đề nghị: 
a) Có một bộ phim truyện ngắn rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt, trao đổi thêm môn toán.
?HĐCN: Những trường hợp còn lại phải viết gì?
HS 
- Trường hợp (b) phải viết bản tường trình việc mất xe đạp.
- Trường hợp (d) viết bản kiểm điểm cá nhân vì đã phạm lỗi trong giờ học.
* Giáo dục kỹ năng sống 
 ? HĐCN: Phân tích được tầm quan trọng của VB đề nghị ?
 Sử dụng văn bản đề nghị một văn bản đề nghị trong quá trình giao tiếp NTN cho có hiệu quả ? 
 ( HS căn cứ vào phần Kt để trả lời )
 GV: Nhấn mạnh nội dung kiến thức. 
	3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1 phút)
	- Về nhà học bài, nắm chắc ghi nhớ (SGK,T.126). 
- Sưu tầm một số VBĐN để làm tư liệu học.
- Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo 
- Đọc bài và trả lời theo câu hỏi trong SGK. 
----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc