Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

 2. Kĩ năng

 * Kỹ năng có được từ bài học

 - Nhận biết văn bản báo cáo.

 - Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.

- Nhận ra được những sai sót khi viết văn bản báo cáo.

 *Giáo dục kỹ năng sống ( ở phần III )

 - Tầm quan trọng của văn bản báo cáo.

- Chú ý cách giao tiếp với người khác qua văn bản báo cáo ( mục đích, hoàn cảnh )

 3. Thái độ

 HS tham gia chấp hành đúng thủ tục pháp lí hành chính thông thường.

4. Năng lực cần đạt

+ Năng lực tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực sáng tạo.

+ Năng lực hợp tác.

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ

+ Năng lực trao đổi đàm thoại.

+ Năng lực tư duy sáng tạo.

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

 + Năng lực tạo lập văn bản hành chính

 

doc 14 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/4/2021 Ngày dạy: 26/4/2021 Lớp 7C
 27/4/2021 Lớp 7A,B
TIẾT 127: Tập làm văn
VĂN BẢN BÁO CÁO
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
	2. Kĩ năng
	* Kỹ năng có được từ bài học 
	- Nhận biết văn bản báo cáo.
	- Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót khi viết văn bản báo cáo.
	*Giáo dục kỹ năng sống ( ở phần III )
 	- Tầm quan trọng của văn bản báo cáo.
- Chú ý cách giao tiếp với người khác qua văn bản báo cáo ( mục đích, hoàn cảnh ) 
	3. Thái độ
	HS tham gia chấp hành đúng thủ tục pháp lí hành chính thông thường.
4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tư duy sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
 + Năng lực tạo lập văn bản hành chính
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Nghiên cứu SGK, SGV 
	- Soạn giáo án, bảng phụ (Máy chiếu)
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Học bài cũ (ôn kĩ lí thuyết văn bản hành chính)
	- Đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ (5 phút)	
	* Kiểm tra bài cũ ( không)
	* Khởi động (4 phút)
	Học sinh chơi trò chơi truyền đồ vật và hát một bài hát, khi gv có hiệu lệnh dừng mà đồ vật ở trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời một câu hỏi của cô giáo và nhận 1 phần quà.
	 Câu hỏi
	Khi nào thì người ta viết văn bản đề nghị? Nêu cách trình bày văn bản đề nghị?
	 Đáp án
	- Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. (5 điểm)
	- Văn bản đề nghị cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa theo một số quy định sẵn. Nội dung không phải nhất thiết trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? (5 điểm)
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
Một trong những văn bản hành chính mà chúng ta thương gặp đó là văn bản báo cáo. Vậy văn bản báo cáo có những đặc điểm gì? Làm văn bản báo cáo như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
	2. Nội dung bài học (39 phút)
Hoạt động 1: I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO (HS TỰ HỌC)
 II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO (19 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
HĐN: Đọc hai văn bản ở mục I và cho biết các mục trong 2 văn bản được trình bày theo thứ tự nào? Cả hai văn bản có điểm gì giống và khác nhau?
TL nhóm theo cặp
Trình bày, nhận xét
Khái quát: Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Ngày, tháng, năm, địa điểm nơi viết.
+ Tên văn bản: Báo cáo về...
+ Người nhận báo cáo (báo cáo ai?)
+ Người viết báo cáo (ai báo cáo?)
+ Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được? 
+ Người viết kí và ghi rõ họ tên.
- Hai văn bản:
 + Giống nhau: cách trình bày các mục rõ ràng, sáng sủa, ngắn gọn theo một số quy định sẵn.; 
 + Khác nhau ở nội dung cụ thể.
HĐCN: Theo em, trong văn bản báo cáo thì phần nào là quan trọng?(HSTb)
- Phần nội dung: Ai báo cáo? Báo cáo ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả đạt được như thế nào? 
HĐCN: Từ việc tìm hiểu trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo?(làm văn bản báo cáo cần chú ý điều gì về hình thức và nội dung trình bày?(HSTb)
Trả lời
Chốt
HĐCN: Từ các văn bản đã tìm hiểu, theo em văn bản đề nghị cần có các mục cụ thể nào? (HSTb)
Trả lời
Chiếu Slide dàn mục 
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Ngày, tháng, năm, địa điểm nơi viết.
+ Tên văn bản: Báo cáo về...
+ Người nhận báo cáo (báo cáo ai?)
+ Người (tổ chức) báo cáo (ai báo cáo?)
+ Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được? 
+ Kí tên.
 Đọc phần lưu ý trong (SGK,T.126):
HĐCN: Tên văn bản thường được viết như thế nào? Cách trình bày các mục và khoảng cách các mục trong văn bản đề nghị có gì cần chú ý?(HSTb)
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.
- Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo cáo và nội dung báo cáo là những mục cần chú ý trong loại văn bản này.
- Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.136)
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
a) Ví dụ
b) Bài học
Văn bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Người báo cáo; người nhận báo cáo; Kết quả.
2. Dàn mục một văn bản báo cáo
3. Lưu ý
* Ghi nhớ: (SGK,T.136
 Hoạt động 2: III. LUYỆN TẬP (20 phút) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
*Giáo dục kỹ năng sống
HĐC: Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần mục được trình bày trong văn bản đó).
Trình bày
NX, KL
1. Bài tập 1
Sưu tầm các văn bản báo cáo ta có các loại báo cáo sau:
- Chia theo thời gian, có:
+ Báo cáo thường kì;
+ Báo cáo bất thường (khi có sự kiện đột xuất).
- Chia theo nội dung, có:
+ Báo cáo công tác;
+ Báo cáo khoa học;
+ Báo cáo chính trị.
- Chia theo tính chất mức độ của công việc được báo cáo, ta có:
+ Báo cáo đề dẫn;
+ Báo cáo sơ kết;
+ Báo cáo tổng kết;
+ Báo cáo tình hình triển khai công việc.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút) 
	- Về nhà học bài, nắm chắc ghi nhớ (SGK,T.136). ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản về văn bản hành chính, các loại văn bản hành chính đã học. Sưu tầm 1 số báo cáo làm tư liệu học tập.
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
-------------------------------------------
Ngày soạn: 23/4/2021 Ngày dạy: 26/4/2021 Lớp 7C
 27/4/2021 Lớp 7A,B
TIẾT 128. Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
	Thông qua thực hành biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.
	2. Kỹ năng
	* Kỹ năng bài học
	Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc phương hướng cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại văn bản trên.
	*Giáo dục kỹ năng sống ( phần củng cố bài ) 
	- Tầm quan trọng của văn bản báo cáo.
	- Chú ý cách giao tiếp với người khác qua văn bản báo cáo ( mục đích, hoàn cảnh ) 
	3. Thái độ
	HS có ý thức SD 2 loại văn bản trên vào thực tế đời sống.
	II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Nghiên cứu tài liệu, SGK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	Học bài cũ, chuẩn bị nội dung ôn tập 
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
	a) Câu hỏi
	Khi nào thì người ta viết văn bản đề nghị? 
Nêu cách trình bày văn bản đề nghị?
	b) Đáp án, biểu điểm
- Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
- Văn bản đề nghị cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa theo một số quy định sẵn. Nội dung không phải nhất thiết trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
* Đặt vấn đề (1phút)
	Để củng cố lại kiến thức đó học từ đó vận dụng vào viết bài thực hành cụ thể của một văn bản báo cáo và đề nghị chúng ta cùng nhau luyện tập. 
	2. Dạy nội dung bài mới (35 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
GV
Thảo luận nhóm ( 3 p) 
Dựa vào k.thức đã học hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa vb’ đề nghị và báo cáo?
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác bổ sung
NX, KL
Cả 2 loại văn bản trên, khi viết cần tránh những sai sót gì?(HSTb)
Trả lời
KL
Cả 2 loại văn bản trên đều cần phải chú ý những mục nào? (HSTb)
Trả lời
KL
Văn bản đề nghị và báo cáo cần nêu rõ điều gì? (HSTb)
Trả lời
KL
Hãy nêu 1 số trường hợp thường gặp trong cuộc sống cần phải làm văn bản đề nghị? (HSK)
Trả lời
NX KL
Hãy viết 1 văn bản đề nghị ?
HDHS viết 1 văn bản đề nghị. (Tuỳ HS lựa chọn tình huống cụ thể)
I. LÍ THUYẾT (15 phút)
1. So sánh văn bản đề nghị và báo cáo
* Giống nhau:
- Đều là văn bản hoàn chỉnh, có tính quy ước cao (Viết theo mẫu chung). 
- Hình thức trình bày trang trọng, sáng sủa.
* Khác nhau:
- Về mục đích
+ Văn bản đề nghị: Đề đạt nguyện vọng
+ Văn bản báo cáo: Trình bày kết quả đã làm được
- Về ND 
+ Văn bản đề nghị: Ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì?
+ Văn bản báo cáo: Báo cáo của ai, báo cáo với ai, về việc gì. Kết quả ntn?
- Về hình thức
 Khác nhau ở tên văn bản.
2. Những sai sót cần tránh
- Trình bày thiếu sạch sẽ.
- Lời văn rườm rà.
- Thiếu mục hoặc ko đảm bảo trình tự các mục.
- ND chung chung, ko rõ ràng.
3. Các mục cần chú ý
- Người gửi
- Người nhận
- Nội dung chính của văn bản.
+ Văn bản đề nghị: Nêu rõ vấn đề giải quyết.
+ Văn bản báo cáo: Trình bày rõ tình hình kết quả đạt được.
II. LUYỆN TẬP (20 phút)
1. Văn bản đề nghị
a. Một số tình huống cần phải làm văn bản đề nghị
- Đề nghị BGH nhà trường cho sửa chữa 1 số bàn ghế hỏng của lớp.
- Đề nghị tổng phụ trách đội tổ chức cắm trại ở đồi thông nhân dịp 26/3.
b. Viết 1 văn bản đề nghị
VD:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 Phù Yên, ngày 8 tháng 4 năm2021
 GIẤY ĐỀ NGHỊ
 Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường
 Tập thể lớp 7A chúng em xin được trình bày với BGH một việc như sau:
 Hiện lớp học chúng em đã bị cháy 6 bóng đèn 
 (Trên tổng số 10 bóng) nên việc học bài buổi tối của chúng em gặp nhiều khó khăn.
 Vì vậy chúng em kính đề nghị BGH nhà trường có kế hoạch cho sửa chữa kịp thời giúp cho việc học tập của chúng em được tốt hơn.
 Thay mặt lớp 7A
 Lớp trưởng
 (Kí và ghi rõ họ tên)
	3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
 	 - GV khái quát lại nội dung của bài
	* GD KN sống
 	Câu hỏi củng cố
 	1. Gia đình em muốn UBND xã (phường, thị trấn) đền bù lại đất làm nhà. Em sẽ thay mặt gia đình viết loại văn bản nào ?
 	A. Báo cáo B. Kiến nghị
 	C. Thông báo D. Đơn
 	 2. Sau một học kì, BGH nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào ?
 	A. Báo cáo B. Kiến nghị
 	 C. Đề nghị D. Thông báo
	* Đáp án: 1- B; 2- A
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
	- Nắm chắc ND bài.
	- Ôn tập văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
	- Chuẩn bị: Luyện tập (Tiếp)
 -------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/4/2021 Ngày dạy: 27/4/2021 Lớp 7C
 28/4/2021 Lớp 7B
 29/4/2021 Lớp 7A
TIẾT 129: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO (Tiếp)
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
	Thông qua thực hành biết ứng dụng các văn bản báo cáo vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.
	2. Kỹ năng
	* Kỹ năng bài học
	Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc phương hướng cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại văn bản trên.
	*Giáo dục kỹ năng sống ( phần củng cố bài ) 
	- Tầm quan trọng của văn bản báo cáo.
	- Chú ý cách giao tiếp với người khác qua văn bản báo cáo ( mục đích, hoàn cảnh ) 
	3. Thái độ
	HS có ý thức SD 2 loại văn bản trên vào thực tế đời sống.
	II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	Nghiên cứu tài liệu, SGK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	Học bài cũ, chuẩn bị nội dung ôn tập 
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 
	* Đặt vấn đề (1 phút)
 Để củng cố lại kiến thức đó học từ đó vận dụng vào viết bài thực hành cụ thể của một văn bản báo cáo và đề nghị chúng ta cùng nhau luyện tập 
 2. Dạy nội dung bài mới (35 phút)
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
HS
GV
Hãy nêu 1 số tình huống cần phải làm văn bản báo cáo? (HSK)
Trình bày
NX, KL
Hãy viết 1 vb’ báo cáo?
Viết
NX, KL
Đọc yêu cầu của BT3. (Tr138)
Trả lời
NX, KL
II. LUYỆN TẬP (35 phút)
2. Văn bản báo cáo
a. Một số tình huống cần phải làm văn bản báo cáo.
- Báo cáo tình hình hđ tuần lễ chào mừng 26/3 của lớp cho BGH biết.
- Báo cáo tình hình hđ hưởng ứng cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa” của chi đội em cho chị tổng phụ trách.
 b. Viết 1 văn bản báo cáo.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - hạnh phúc.
 Phù Yên, ngày 1 tháng 4 năm2017
 BÁO CÁO
 Về vụ cháy rừng xảy ra tại bản n
 Kính gửi: UBND huyện Phù Yên.
 Đồng kính UBND xã Quang Huy
 Vào hồi: 13 ngày 8/4/2007 đã xảy ra vụ cháy rừng thuộc bản N xã Tà Lại Tuy vụ việc xảy ra bất ngờ nhưng lực lượng chữa cháy cho ND bản tổ chức đã kịp thời cứu chữa và sau 1 giờ, ngọn lửa đã được dập tắt.
 Theo điều tra ban đầu, nguyên nhan vụ cháy là do ông Bàn Văn H đốt nương ko dập hết lửa, tàn lửa còn lại đã bóc cháy và lan ra khu rừng gần đó.
 Hậu quả của vụ cháy là:
- 1 ha rừng thông đã bị cháy rụi.
- Thiết hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng.
 Hiện ông Bàn Văn H đã nhận trách nhiệm về việc gây ra vụ cháy.
 Nay bản N xin báo cáo sơ bộ tình hình vụ cháy để UBND huyện và UBND xã được rõ.
 Chúng tôi sẽ tiếp tục khắc phục hậu quả vụ cháy và vận động ND tích cực phòng ngừa ko để xảy ra những vụ việc tương tự.
 Trưởng bản
 (Kí và ghi rõ họ tên)
3. Những lỗi mắc phải khi SD các văn bản 
a. Viết báo cáo là ko phù hợp với tình huống. Trong trường hợp này cần phải viết đơn trình bày h.cảnh GĐ và đề đạt nguyên vọng.
b. Không phù hợp với tình huống -> Phải viết văn bản báo cáo về tình hình và kết quả
c. Không phù hợp với tình huống -> Phải viết văn bản đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H. 
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
 	- Gv khái quát lại nội dung của bài
 	* Tích hợp KNS 
 	? Do hoản cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, Một bạn học sinh đã viết một bản kiến nghị để mong nhà trường miễn hoặc giảm học phí. Điều đó đúng hay sai 
	A. Đúng B. Sai
	* Đáp án: B
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
	Ôn tập về văn bản đề nghị và báo cáo.
	Ôn tập phần tập làm văn.
 -------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/4/2021 Ngày dạy: 29/4/2021 Lớp 7A,C
 03/5/2021 Lớp 7B
TIẾT 130: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức 
	Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
	2. Kỹ năng
	Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm đã học.
	3. Thái độ
	HS có ý thức ôn tập tốt về văn bản biểu cảm đã học.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	Nghiên cứu tài liệu, SGK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Chuẩn bị phần ôn tập
	Thống kê các bài văn biểu cảm
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong quá trình ôn tập
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
Trong chương trình tập làm văn lớp 7 quan trọng hơn cả là hai thể loại văn bản biểu cảm và nghị luận. Trong giờ học hôm nay ta cùng nhau ôn tập lại những kiến thức về thể loại vănbản biểu cảm.
	2. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
?
HS
GV
Đọc câu hỏi 1. 
Thống kê các VB đã học
KT bảng thống kê của HS.
Nêu đặc điểm của vb’ biểu cảm?(HSK)
Trả lời
KL
Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm? (HSTb)
Trả lời
KL
Khi muốn bày tỏ tình cảm thì em phải nêu được điều gì? (HSTb)
Trả lời
KL
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải SD các b.pháp tu từ ntn? Lấy VD ?(HSK)
Trả lời
KL
Yêu cầu HS kẻ bảng và điền vào ô trống?
Trình bày
KL
Nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục của bài văn b.cảm? (HSTb)
Trả lời
KL
I. VĂN BIỂU CẢM
1. Thống kê các bài văn biểu cảm. 
(Văn xuôi) ( 10 phút ) 
a. Các văn bản biểu cảm được học. (kì I)
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Cuộc chia tay của những em búp bê.
- Mùa xuân của tôi.
- Sài gòn tôi yêu.
b. Các văn bản biểu cảm được đọc. (kì I)
- Trường học.
- Vì sao hoa các có nhiều cánh nhỏ.
- Nhớ thầy Long An Hoàng Ngọc Phách.
- Thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
- Hoa học trò.
- Nhớ về đất quê An Giang (tản văn Mai Văn Tạo).
- Cây sấu Hà Nội
2. Đặc điểm của văn bản biểu cảm 
(8 phút) 
- Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
- Một bài văn biểu cảm tập trung b.đạt 1 tình cảm chủ yếu.
- Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bừng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng. 
- Bài văn biểu cảm cũng thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác.
3. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn b.cảm ( 4 phút ) 
Có vai trò khơi gợi tình cảm nơi người đọc. (văn bản biểu cảm SD 2 yếu tố này như những phương tiện trung giản truyền cảm ko phải nhằm MĐ miêu tả phong cách hay kể lại sự việc 1 cách đầy đủ)
4. Cách bày tỏ tình cảm ( 5 phút ) 
Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, 1 sự vật, hiện tượng thì em phải nêu được: Vẻ đẹp, nét đáng yêu đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng, con người.
- Với con người: Vẻ đẹp, ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hđ, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
- Với cảnh vật: Nêu vẻ đẹp riêng, ấn tượng với cảnh và con người.
5. Ngôn ngữ văn biểu cảm ( 6 phút) 
- SD nhiều phương tiện tu từ:
VD: - So sánh:
 + Sài Gòn trẻ hoài như 1 cây tơ đương độ nõn nà
 + Tôi yêu Sài Gòn như người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu.
 - Đối lập:
 Sài gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già
 - Nhân hoá:
 Những cái lá nhỏ li ti giơ tay vãy những cặp uyên ương đứng cạnh.
 - Điệp ngữ:
 Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần
 - Liệt kê:
 Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
 - Dùng câu hỏi tu từ: 
 Ai bảo được non đừng thương nước
 Ai cấm được gái thương trai
 - Dùng hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng.
Hình ảnh “Mùa xuân của tôi” như 1 hình ảnh tượng cho “Hà Nội của tôi”, “Quê hương của tôi”, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết sâu lắng của Vũ Bằng.
6. ND, mục đích, phương tiện của văn bản biểu cảm. ( 4 phút) 
Nội dung vb’ biểu cảm.
Văn bản biểu cảm có ND biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm
Thoả mãn nhu cầu biểu cảm của con người, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu lời than, văn biểu cảm còn dung các phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
7. Bố cục bài văn biểu cảm (4 phút ) 
Mở bài
Giới thiệu hiện tượng, sự vật, sự việc và lí do vì sao yêu thích h.tượng, sự vật, sự việc ấy
Thân bài
- Dùng lời văn tự sự kết hợp với m.tả để nói lên các đặc điểm của h.tượng, sự vật, sự việc ấy trong đời sống XH, trong đời sống riêng tư của bản thân.
- Triến khai cụ thể từng c. xúc, tâm trạng.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể. 
Kết bài
Khẳng định lại tình cảm đối với h. tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng ấy.
	3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
 	1. Thể loại văn học nào em không học trong chương trình ngữ văn lớp 7?(HSTb)
 A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn
 C. Nghị luận D. Thơ
 	2. Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả là một biện pháp có vai trò thể hiện tính chất của đồ vật, cảnh vật, con người, để qua đó người viết nói lên tình cảm, thái độ, suy nghĩ của mình. Điều đó đúng hay sai ? (HSTb)
 A. Đúng B. Sai
 	* Đáp án: 1-A ; 2-A
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
	Ôn tập về văn biểu cảm.
	Chuẩn bị: Phần ôn về văn nghị luận.
 -------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.doc