Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 34+35 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 34+35 - Năm học 2020-2021

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Biết và hiểu được một số câu TN của đồng bào các DTTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.

 - Nhận diện và phân tích giá trị nội dung

 2. Kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, phân tích một số câu TN của đồng bào các DTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.

 3. Thái độ

 - Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết,

 - Ý thức học tập những kinh nghiệm đúc rút trong những câu tục ngữ.

 4. Năng lực cần đạt

 Năng lực tự học;

 Năng lực giải quyết vấn đề;

 Năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ;

 Năng lực trao đổi đàm thoại;

 Năng lực tự quản lí bản thân;

 Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

 II. NỘI DUNG

Hoạt động: Sưu tầm và giới thiệu ca dao tục ngữ địa phương.

 

doc 23 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 34+35 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/4/2021 Ngày dạy: 05/5/2021 Lớp 7C
 06/5/2021 Lớp 7A
 10/5/2021 Lớp 7B
Tiết 135
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN, TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN 
( Sưu tầm những câu tục ngữ về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội )
	I. MỤC TIÊU	
	1. Kiến thức
	- Biết và hiểu được một số câu TN của đồng bào các DTTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	- Nhận diện và phân tích giá trị nội dung 
	2. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, phân tích một số câu TN của đồng bào các DTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	3. Thái độ
	- Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết,
	- Ý thức học tập những kinh nghiệm đúc rút trong những câu tục ngữ.
	4. Năng lực cần đạt	
	Năng lực tự học; 
	Năng lực giải quyết vấn đề; 
	Năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; 
	Năng lực trao đổi đàm thoại; 
	Năng lực tự quản lí bản thân; 
	Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
	II. NỘI DUNG
Hoạt động: Sưu tầm và giới thiệu ca dao tục ngữ địa phương. 
	III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Nghiên cứu, soạn giáo án.
	- Sưu tầm những câu tục ngữ về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội 
 - Thời gian: 05/5/2021 - 7C
 06/5/2021- 7A
 10/5/2021- 7B
 - Địa điểm: Trường THCS Quang Huy
	- Thành phần: GVBM, HS lớp 7A,B,C 
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Xem lại phần KT đã CB ở tiết 74
	- Chuẩn bị bút, giấy (cuốn sổ tay) để ghi chép
	IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
 1. Các hoạt động đầu giờ ( 10 phút) 
	* Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
 * Hoạt động khởi động (7 phút) 
 GV: Cho học sinh nghe một số bài dân ca Việt Nam (đĩa nhạc):
	+ Lý Hoài Nam (ca Huế)
	+ Cây trúc xinh (dân ca quan họ).
	+ Trống quân, Cò lả (dân ca Bắc bộ).
	+ Hò ba lý (Dân ca Nam Trung bộ).
	+ Bắc kim thang (dân ca Nam bộ).
	* Đặt vấn đề (1 phút)
	Giờ học trước các em đã sưu tầm văn học địa phương theo chủ đề. Giờ hôm nay ta sắp các VB VH địa phương theo hệ thống, theo chủ đề.
	2. Tiến trình thực hiện (30 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HS
HS
GV
- Mục tiêu: Mỗi học sinh sưu tầm từ 5 ® 10 câu, càng gần gũi nơi mình ở, càng cụ thể càng tốt. (HS chuẩn bị trước ở nhà theo yêu cầu - bài 18).
- Cách thức tiến hành: 
 Thảo luận nhóm - nhóm trưởng thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
- Phân công 1 số học sinh khá, phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu), phân loại và sắp xếp theo vần chữ cái, viết bài giới thiệu, trình bày trước cả lớp.
- Kết luận, đánh giá, nhận xét
+ Nhìn chung các em đã có ý thức sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ của địa phương.
+ Tuy nhiên số lượng các câu ca dao, tục ngữ sưu tầm được còn ít, cần tiếp tục sưu tầm. 
Hoạt động: Sưu tầm và giới thiệu ca dao tục ngữ địa phương. 
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP (3 phút)
 * GV tổng kết, nhận xét đánh giá kết quả
 * Hướng dẫn HS học tập 
- Yêu cầu HS tiếp tục sưu tầm. 
- Sắp xếp các câu câu tục ngữ, ca dao địa phương đã sưu tầm và được biên tập lại theo chủ đề
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (2 phút )
- Về tinh thần làm việc: 
 Các em đã có ý thức sưu tầm các câu ca dao ở địa phương theo yêu cầu.
- Về hiệu quả làm việc: 
 Các em đã có ý thức ngữ sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nhưng số lượng chưa nhiều.
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/5/2021 Ngày dạy: 08/5/2021 Lớp 7A
 12/5/2021 Lớp 7C
 14/5/2021 Lớp 7B
Tiết 136
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN, TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU	
	1. Kiến thức
	- Biết và hiểu được một số câu TN của đồng bào các DTTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	- Nhận diện và phân tích giá trị nội dung 
	2. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, phân tích một số câu TN của đồng bào các DTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	3. Thái độ
	- Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết,
	- Ý thức học tập những kinh nghiệm đúc rút trong những câu tục ngữ.
	4. Năng lực cần đạt	
	Năng lực tự học; 
	Năng lực giải quyết vấn đề; 
	Năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; 
	Năng lực trao đổi đàm thoại; 
	Năng lực tự quản lí bản thân; 
	Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
 II. NỘI DUNG
 	Hoạt động 1: Đọc một các câu câu tục ngữ, ca dao địa phương đã sưu tầm và được biên tập lại.
 Hoạt động 2: Sắp xếp các câu câu tục ngữ, ca dao địa phương đã sưu tầm và được biên tập lại theo chủ đề
	III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- Sưu tầm những câu tục ngữ về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội 
	- Thời gian: ngày 08/5/2021 – 7A
 ngày 12/5/2021 – 7C
 ngày 14/5/2021- 7B
 - Địa điểm: Trường THCS Quang Huy
 	 - Thành phần: GVBM, HS lớp 7A,B,C
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Xem lại phần KT đã CB ở tiết 74
 - Chuẩn bị bút, giấy (cuốn sổ tay) để ghi chép
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 1. Các hoạt động đầu giờ ( 7 phút) 
	*Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
	*Hoạt động khởi động (5 phút) 
HS: Hát 1 bài dân ca 
? Nêu cảm nhận của em về những câu tục ngữ, ca dao của người dân tộc thiểu số 
 	 - Ngắn gọn, gần gũi với TN, CD của dân tộc kinh
- Thể hiện nhiều kinh nghiệm, cung bậc tình cảm của người lao động
* Đặt vấn đề
	Giờ học trước các em đã sưu tầm văn học địa phương theo chủ đề .Giờ hôm nay ta sẵp các VB VH địa phương theo hệ thống, theo chủ đề.
	2. Tiến trình thực hiện (33 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV
GV
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
GV
- Mục tiêu: HS trình bày được những câu tục ngữ, ca dao địa phương sưu tầm được và biên tập lại.
- Cách thức tiến hành: 
- Tổ chức trò chơi đọc diễn cảm, thuộc ca dao, tục ngữ.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Cử trọng tài, người điều khiển cuộc thi.
- Nêu thể lệ cuộc thi: 
+ Tổ chức gắp thăm nhóm nào sẽ được quyền trả lời trước.
+ Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi VD như: Hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ về con người?
- Nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao, tục ngữ nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Phần thưởng là 1 tràng pháo tay.
- Có thể xen kẽ một số tiết mục văn nghệ cho thêm phần sôi động.
- Kết luận, đánh giá, nhận xét
+ Nhìn chung các em đã đọc các câu tục ngữ, ca dao địa phương khá lưu loát.
+ Đã biết biên tập lại các câu ca dao, tục ngữ sưu tầm được.
- Mục tiêu: HS sắp xếp được những câu tục ngữ, ca dao địa phương sưu tầm được theo chủ đề.
- Cách thức tiến hành 
Chiếu một số câu ca dao tục ngữ của địa phương
Đọc
1. Mây đầy trời thì mưa
 Sao đầy trời thì nắng
2. Ban rụng đốt nương
 Ban nảy mầm tra lúa
 (Dân tộc Thái)
3. Bạc vàng trên đỉnh núi
Muốn ăn đủ thì hỏi đôi tay.
 (Dân tộc Mông )
4. Vỗ tay cần nhiều ngón
 Bàn bạc cần nhiều người.
 (Dân tộc Thái)
5. Riêng cây sấu, cây đa không thành rừng già
 Riêng cây bương, cây vầu không thành rừng nhỏ
 Riêng người già và người trẻ không thành mường.
6. Một chân đứng không vững
 Một tay vỗ không vang
 (Dân tộc Mông )
7. Nước lên cá ăn kiến
 Nước cạn kiến ăn cá
 (Dân tộc Thái)
8. Em mắc mớ, anh vương lòng
9. Việc nặng giúp nhau vác
 Việc lớn giúp nhau làm 
 (Dân tộc Thái) 
Yêu cầu HS Thảo luận nhóm:
 Có thể chia chín câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm?
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Định hướng KT:
- Có thể phân làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Câu 1,2,3: TN về lao động sản xuất
Nhóm 2: Câu 4,5,6: TN về tinh thần đoàn kết
Nhóm 3: Câu 7,8,9: TN về ứng xử xã hội.
So sánh với tục ngữ của các dân tộc Việt Nam thì các câu TN của đồng bào các dân tộc Sơn La có điều gì gần gũi ? 
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Định hướng KT:
 Nội dung : xoay quang các chủ đề LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội tục ngữ của các dân tộcViệt Nam.
 Tục ngữ là những câu nói hàm xúc, ngắn gọn, dễ hiểu để truyền dạy từ đời này qua đơì khác. Tục ngữ Mường là một bộ phận quý báu trong kho tàng tục ngữ nói riêng và văn học truyền miệng nói riêng, cần được bảo tồn trước cơn lũ hội nhập vào Việt Nam.
GT thêm 1 số câu TN khác HS tham khảo
- Ăn cơm chớ quên ruộng
 Ăn cá đừng quên nước
- Của tay mình làm ra như nước mó chảy
 Của người khác cho như nước lũ chảy đi
- Muốn ăn chớ ngồi
 Muốn giàu đừng ngủ
- Mười hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi 
- Ăn vào mồm phải nhả
 Ăn vào miệng phải há đem cho.
- Anh em tựa bàn tay nhiều ngón
 Điều hay dở đều cũng có nhau.
- Anh em như đôi đũa
 Ăn ở với nhau phải ngay thẳng.
- Anh là vỏ thóc
 Em là hạt gạo trong
- Bố mắt, phai đổ
 Bố còn, phai vững
- Bố mẹ - mọi người
- Bố mẹ già cả
Tổ chức cho HS chơi trò chơi
Sắp xếp các câu tục ngữ đã cho sẵn vào các nhóm
Đội 1: TN về lao động sản xuất
Đội 2: TN về tinh thần đoàn kết
Đội 3: TN về ứng xử xã hội.
Các đội lên sắp xếp.
- Kết luận, đánh giá, nhận xét
Hoạt động 1: Đọc một các câu tục ngữ, ca dao địa phương đã sưu tầm và được biên tập lại. 
(18 phút)
Hoạt động 2: Sắp xếp các câu câu tục ngữ, ca dao địa phương đã sưu tầm và được biên tập lại theo chủ đề. (15 phút)
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP (3 phút)
 * Tổng kết 
- Yêu cầu HS chia sẻ những thu hoạch của mình sau tiết học:
+ Những hiểu biết nào được rút ra từ bài học
+ Bài học kinh nghiệm
+ Có suy nghĩ, ý thức như thế nào khi tham gia hoạt động
- GV tổng kết, nhận xét đánh giá kết quả
* Hướng dẫn HS học tập 
- Ôn lại nội dung vừa học
- Tiếp tục sưu tầm các câu ca dao tục ngữ địa phương tìm hiểu nội dung nghệ thuật của các câu ca dao đó.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (2 phút )
- Về tinh thần làm việc: 
+ Các em đã có ý thức tham gia hoạt động tương đối tích cực, hoạt động sôi nổi.
	+ Một số em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia, các em cần cố gắng hơn.
- Về hiệu quả làm việc: 
Các em đã có ý thức tham gia hoạt động khá tích cực, hoạt động có hiệu quả.
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/5/2021 Ngày dạy: 10/5/2021 Lớp 7C
 12/5/2021 Lớp 7A
 14/5/2021 Lớp 7B
Tiết 137
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN, TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
	I. MỤC TIÊU	
	1. Kiến thức
	- Biết và hiểu được một số câu TN của đồng bào các DTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	- Nhận diện và phân tích giá trị nội dung 
	2. Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, phân tích một số câu TN của đồng bào các DTS về LĐXS, tinh thần đoàn kết và ứng xử xã hội.
	3. Thái độ
	- Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết.
	- Ý thức học tập những kinh nghiệm đúc rút trong những câu tục ngữ.
	4. Năng lực cần đạt
	Năng lực tự học; 
	Năng lực giải quyết vấn đề; 
	Năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ... ớp được văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
- Trước khi đọc tiếp các văn bản, các em cần chú ý cách đọc văn bản nghị luận mà cô đã lưu ý các em trong tiết học trước, đó là: Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng; đọc nhấn mạnh đúng cỗ đáng nhấn mạnh và biểu hiện tình cảm.
 + Đọc rõ là đọc rõ tiếng, không lí nhí, lắp bắp. Đọc tiếng ngừng đúng chỗ có dấu phẩy, dấu chấm câu.
 + Đọc biết nhấn mạnh các về thể hiện luận điểm của bài văn, các thanh điệu thể hiện tình cảm.
Hãy nhắc lại yêu cầu đọc văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (HSTb)
Đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, khi thể hiện những câu dài, nhiều thành phần phụ; giọng nhấn mạnh khi đọc tới những câu nhấn mạnh mở đầu, kết luận (từ ngữ in nghiêng). Cụ thể: 
- Đọc 2 câu đầu: chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
- Đoạn “TV có những đặc sắc..... thời kì LS” chú ý điệp từ “T.Việt”, những từ ngữ mang tính chất giảng giải “nói thế cũng có ý nghĩa là nói rằng”.
- Đoạn “TV .... văn nghệ” đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay...
- Câu cuôi: giọng khẳng định vững chắc.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đọc diễn cảm văn bản theo từng phần. 
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
Mời một bạn ở nhóm 2 đọc đoạn văn bản từ “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó” đến “trong bản nhạc trầm bổng”.
 Nhóm 3 nhận xét cách đọc của bạn? 
(GV nhận xét, bổ sung - có thể đọc mẫu) 
HS đọc tiếp phần còn lại của văn bản.
 Nhóm 4 nhận xét, 
GV nhận xét bổ sung 
Gọi một HS nhóm 2 đọc diễn cảm toàn bộ văn bản.
* Kiểm tra đánh giá
Những điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận là gì?
Giọng rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luậnTuy nhiên vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
Nhận xét → chuyển ý: Như vậy, cô trò chúng ta đã tiến hành đọc diễn cảm 2 văn bản nghị luận. Tiếp theo sau đây, chúng ta chuyển sang đọc diễn cảm văn bản thứ 3: Ý nghĩa văn chương.(SGK,T.60).
-Phương thức thực hiện
Hoạt động cá nhân, HĐ nhóm
Em hãy cho biết luận chính của văn bản “Ý nghĩa văn chương là gì?
Luận điểm chính của văn bản cũng chính là tiêu đề của văn bản.
 Vậy luận ấy được triển khai bằng mấy luận điểm nhỏ? Cho biết giới hạn của từng luận điểm?(HSTb)
Luận điểm chính được triển khai bằng 3 luận điểm nhỏ:
+ Luận điểm nhỏ 1: Từ đầu đến “thương cả muôn vật, muôn loài”: Nói về nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Luận điểm nhỏ 2: Tiếp đến “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”: Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống.
+ Luận điểm nhỏ 3: Đoạn còn lại: công dụng của văn chương là trao đổi tình cảm và gợi lòng vị tha.
 Cô mời một bạn ở nhóm 3 nêu lại yêu cầu đọc bài Ý nghĩa văn chương.
 Trình bày.
 Nhận xét, bổ sung cách đọc:
- Giọng đọc chung: chậm, trữ tình, giản gị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- 2 câu đầu: giọng kể chuyện làm li, buồn thương.
- Đoạn 3: giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn “Câu chuyện có lẽ chỉ là ..... và gợi lòng vị tha” giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn: Vậy thì ® hết: giọng tâm tình, thủ thỉ.
- Câu cuối: giọng ngạc nhiện:
+ Giáo viên đọc 1 lần: Học sinh khá đọc tiếp 1 lần sau đó gọi lần lượt 4 ® 7 học sinh. đọc từng đoạn cho đến hết.
 Đọc mẫu cả văn bản.
Nhóm 4: Đọc đoạn Từ đầu đến “thương cả muôn vật, muôn loài”.
N1 nhận xét, GV nhận xét bổ sung.
N2: Đọc đoạn tương ứng với luận điểm nhỏ thứ 2 từ “văn chương sẽ là hình dung của sự sống” đến “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?.
N3 nhận xét và đọc tiếp phần văn bản còn lại.
N4: Nhận xét, GV nhận xét bổ sung.
N3: Đọc lại toàn bộ văn bản.
* Kiểm tra đánh giá
 Trong ba văn bản, em thích nhất văn bản hoặc đoạn văn bản nào? Hãy đọc diễn cảm đoạn văn bản đó cho cả lớp cùng nghe.
Trả lời, đọc một đoạn trong VB yêu thích.
- Kết luận, đánh giá, nhận xét
 + Đọc rõ ràng, trôi chảy, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, dấu giọng (chỗ ngừng sau dấu phẩy, dấu chấm và chỗ xuống dòng), làm nổi bật các câu luận điểm, tư tưởng, tình cảm gây chú ý, các dẫn chứng. 
+ Đọc nhấn mạnh đúng chỗ đáng nhấn mạnh và biểu hiện tình cảm, biết nhấn mạnh các vế thể hiện luận điểm của bài văn, các thanh điệu thể hiện tình cảm.
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (18 phút)
3. Ý nghĩa văn chương
 (17 phút)
 V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP (3 phút)
 * Tổng kết (1 phút)
- Yêu cầu HS chia sẻ những thu hoạch của mình sau tiết học:
+ Những hiểu biết nào được rút ra từ bài học
+ Bài học kinh nghiệm
+ có suy nghĩ, ý thức như thế nào khi tham gia hoạt động
- GV tổng kết , nhận xét đánh giá kết quả
* Hướng dẫn HS học tập (2 phút)
- Ôn lại nội dung vừa học
- Tập đọc diễn cảm ba văn bản theo yêu cầu. 
- Học thuộc lòng đoạn văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
 - Chuẩn bị ND bài: Hoạt động ngữ văn.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (2 phút )
- Về tinh thần làm việc: 
Qua 2 tiết hoạt động Ngữ văn - luyện đọc văn bản nghị luận, cô khen các em đã có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp hoạt động nhóm tích cực; đọc diễn cảm trên lớp, một số em đọc rất tốt, đúng yêu cầu đọc văn nghị luận, (cách ngắt nghỉ dấu câu, phát âm chuẩn, chất giọng có sức thuyết phục.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số em cần phải tập đọc thật nhiều theo yêu cầu của từng bài; phát âm chưa thật chuẩn - còn ngọng lỗi âm địa phương, hoặc đọc quá nhanh,
- Về hiệu quả làm việc: Tham gia thảo luận tích cực
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 13/5/2021 Ngày dạy: 13/5/2021 Lớp 7A,C
 14/5/2021 Lớp 7B
Tiết 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	Thông qua tiết trả bài giúp học sinh nhận thấy ưu điểm - tồn tại của bản thân để tự sửa lỗi qua ba bài kiểm tra về nội dung, hình thức, phương pháp giải thích, bố cục, phân tích một vấn đề trong câu văn.
	2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài văn cũng như cách làm bài kiểm tra sao cho đúng thể thức, sạch, khoa học, đúng nội dung và đảm bảo về hình thức.
	3. Thái độ
Bồi dưỡng cho HS ý thức làm bài tự giác, có trách nhiệm với bản thân mình.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Chấm bài.
- Chuẩn bị bài đã chấm cùng với đáp án biểu điểm 
	2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem lại đề bài và thể loại.
- Ôn lại nội dung bài đã kiểm tra về kiến thức để cùng nhau chữa bài. 
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ 
	Không kiểm tra
	* Đặt vấn đề (1 phút)
 	Chúng ta đã tiến hành kiểm tra hết học kì II. Các em đã đạt được những ưu điểm gì và những gì còn tồn tại, chúng ta cùng xem xét và sửa lỗi trong tiết này.
	2. Dạy nội dung bài mới (40 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HS
GV
GV
Nhắc lại đề bài
Chiếu đề bài lên bảng
HD HS xây dựng đáp án
I. ĐỀ BÀI (5 phút)
(Như tiết 133,134)
II. ĐÁP ÁN (10 phút)
Phần I. Đọc – hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Câu rút gọn
Câu 3. Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện ở câu trước.
Câu 4	.Hình ảnh ẩn dụ Hoa hướng dương gợi cho ta liên tưởng đến con người luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 5. Trong cuộc sống con người cần lạc quan, mạnh mẽ, luôn có niềm tin và hướng tới những điều tươi sáng nhất.
Câu 6. - Mặt trời là biểu tượng cho cái đẹp và những điều tươi sáng trong cuộc sống. Bóng tối là biểu tượng cho cái ác, cái xấu.
- Biết hướng tới cái tốt, cái đẹp và tránh xa bóng tối của những tội ác thì hạnh phúc sẽ mỉm cười. 
Phần II. Tạo lập văn bản
a. Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận giải thích 
b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân dân ta từ bao đời nay vốn coi trọng đạo lí.
- Thân bài: Giải thích học lễ, học văn; tại sao con người phải học lễ trước, học văn sau.
- Kết bài: khẳng định giá trị câu tục ngữ; liên hệ.
c. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: học lễ trước, học văn sau.
d. Trình bày các vấn đề nghị luận (hệ thống luận điểm)
Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng đảm bảo được các nội dung chính sau:
- Giải thích vấn đề nghị luận
- Làm rõ vấn đề nghị luận
- Giải thích: 
+ Học lễ, học văn là gì? 
+ Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì? 
- Tại sao con người phải học đạo đức, lễ giáo trước rồi mới học văn hoá sau 
- Nếu “Tiên không học lễ” thì ảnh hưởng gì đến “Hậu học văn
+ Nếu con người học văn hoá mà quên đi học lễ thì ra sao?
+ Có văn không có lễ, có “tài” không có “đức” thì tác hại đối với xã hội vô cùng to lớn.
 - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: đúng ở mọi thời đại
 - Liên hệ: 
+ Là học sinh phải đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu. 
+ Học không được tách rời với việc rèn luyện đạo đức.
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
g. Sáng tạo 
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
GV
Nhận xét bài kiểm tra của HS
* Về nắm kiến thức
- Đa số nắm được kiến thức đã học trong học kì II. 1 số nắm rất chắc.
- 1 số nắm bắt kiến thức còn hời hợt, chưa sâu nhất là kiến thức phần TLV (Chi, H. Hoài, Trang 7a, Quyền 7b, Thùy 7c...)
* Về kĩ năng
- Kĩ năng viết bài ở một số em rất tốt, đặc biệt là trong quá trình giải thích.
- Bài viết rõ ràng, bố cục 3 phần, xác định được các phần trọng tâm (Trang, Chi 7a...)
- Lời văn viết còn vụng về, chưa có sự sáng tạo (Chư, Lử 7b, Bảo, Tuấn Anh 7c).
 * Vận dụng của HS
- Một bài viết đủ ý cơ bản, nội dung rõ ràng.
- Viết đúng thể loại.
- Quá trình vận dụng lí thuyết văn lập luận giải thích vào bài chưa thật cao,1 số em vận dụng chưa đạt hiệu quả (Long 7a, Chư, Lử 7b, Tuấn, Bảo 7c...)
 * Cách trình bày
- Đa số trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết cẩn thận, có tính mạch lạc, sử dụng dấu câu tương đối đảm bảo.
- Một số y thức làm bài chưa cao, chữ viết còn ẩu, cẩu thả, bài viết TLV còn gạch đầu dòng, chưa hoàn toàn rút kinh nghiêm qua bài trước 
- Mắc lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện, dấu câu sử dụng chưa hợp lí (Bảo, thức, Nguyễn Dương) 
* Diễn đạt bài kiểm tra
- Một số em có cách diễn đạt khá lưu loát, cách hành văn khá tốt, trôi chảy, tự nhiên.
- Nhiều em diễn đạt còn lủng củng. 
* Kết quả
Lớp
G
K
TB
Y,K
7a
5
22
5
0
7b
0
6
30
2
7c
1
3
32
3
Thống kê 1 số lỗi sai trong bài làm của học sinh 
- Lỗi về chính tả
- Lỗi về diễn đạt
Trả bài cho HS xem và chữa lại.
III. NHẬN XÉT CHUNG
 (10 phút)
IV. LỖI VÀ SỬA LỖI
 (15 phút)
1. Lỗi về chính tả
2. Lỗi về diễn đạt
3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức bài học trong bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 	Ôn tập những kiến thức đã học trong năm học.
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_3435_nam_hoc_2020_2021.doc