Giáo án Ngữ văn Tiết 63, lớp 10 tập 2, ban cơ bản: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

Giáo án Ngữ văn Tiết 63, lớp 10 tập 2, ban cơ bản: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

Giáo án: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Luơng

Tiết 63, lớp 10 tập 2, ban cơ bản

I. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu nhận thức: Giúp cho học sinh thấy được niềm tự hào cũng như ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc ở lĩnh vực văn chương.

2. Mục tiêu kĩ năng: Giúp cho học sinh hiểu được thế nào là một bài tựa. Để từ đó hình thành kĩ năng viết các bài tựa cho tác phẩm văn chương.

3. Mục tiêu giáo dục: Giúp cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc để từ đó có ý thức trong việc bảo tồn cũng như phát huy những giá trị cao đẹp đó. Đồng thời giáo dục cho học sinh niềm tự hào về dân tộc văn hiến ngàn năm.

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Tiết 63, lớp 10 tập 2, ban cơ bản: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Luơng
Tiết 63, lớp 10 tập 2, ban cơ bản 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu nhận thức: Giúp cho học sinh thấy được niềm tự hào cũng như ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc ở lĩnh vực văn chương.
2. Mục tiêu kĩ năng: Giúp cho học sinh hiểu được thế nào là một bài tựa. Để từ đó hình thành kĩ năng viết các bài tựa cho tác phẩm văn chương.
3. Mục tiêu giáo dục: Giúp cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc để từ đó có ý thức trong việc bảo tồn cũng như phát huy những giá trị cao đẹp đó. Đồng thời giáo dục cho học sinh niềm tự hào về dân tộc văn hiến ngàn năm.
II. Giới thiệu bài mới, tạo tâm thế.
 Ở bài truớc, cô và các em đã đi tìm hiểu về danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi cùng với tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là “ Bình Ngô đại cáo”, một áng “Thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Đồng thời qua đó thấy được quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi cũng như những giá trị mà “ Bình Ngô đại cáo” còn để lại. Bên cạnh tinh thần yêu nước nồng nhiệt là niềm tự hào mãnh liệt của tác giả nói riêng và của toàn thể dân tộc nói chung về những giá trị văn hóa, văn hiến của đất nước nghìn năm.
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
 Núi sông bờ cõi đã chia
 Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm khác nữa cũng thể hiển niềm tụ hào về nền văn hiến và những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc. Đó là lời tựa của tác phẩm “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
III. Tổ chức các đơn vị kiến thức.
Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Hoạt động của GV--HS
Kiến thức cần đạt
Phương tiện hỗ trợ
- GV: cho học sinh đọc phần tiểu dần, tìm những thông tin cơ bản.
- HS: đọc phần tiểu dẫn, tìm các thông tin cơ bản trong SGK.
- GV hỏi: 1) Nhan đề Trích diễm thi tập có nghĩa là gì?
2) Nội dung cơ bản của tác phẩm này là gì? và ý nghĩa thời đại của nó?
3) Đặc điểm của thể văn tựa? theo em “lời giới thiệu” mở đầu các quyển sách hiện nay có những điểm nào gần gũi với “ Tựa” không?
4) Hoàng Đức Lương được giới thiệu trong phần tiểu dẫn như thế nào? 
(GV gọi lần lượt các em học sinh trả lời sau đó tổng kết nội dung chính)
- HS: dựa vào phần đã đọc trong phần tiểu dẫn SGK kết hợp với bài soạn ở nhà lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Trích: rút ra, lược trích; diễm: tươi đẹp; thi: thơ; tập: quyển. Nên Trích diễm thi tập là tuyển tập những bài thơ hay.
- Đây là tác phẩm tuyển tập gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến đời Lê thế kỉ XV (cuối tập là thơ của Hoàng Đức Lương). Bài tựa được viết năm 1497. Đây là thời kì phục hưng dân tộc về mọi mặt sau cuộc kháng chiến chống quân Minh. Trong đó có khôi phục về văn hóa. Nên Trích diễm thi tập nằm trong chiến dịch phục hưng đó.
- Tựa (tự): Bài viết ở đầu sách do tác giả hoặc người do tác giả nhờ viết. Nội dung thường nêu những quan điểm của người viết về các vấn đề có liên quan đến cuốn sách đó như: Lí do, phương pháp làm sách, kết cấu của cuốn sáchCó thể nói Tựa là một dạng lí luận phê bình văn học thời trung đại.
“ Lời giới thiệu” mở đầu các cuốn sách hiện nay tuy có những thay đổi và đa dạng hơn về nội dung cũng như hình thức thể hiện song vẫn có những đặc điểm quen thuộc của một bài tựa xưa.
- Về tác giả Hoàng Đức Lương (Chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Văn Giang, Hưng Yên, đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478).
2. Tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của GV--HS
Kiến thức cần đạt
Phương tiện hỗ trợ
- GV hỏi: Bố cục bài tựa chia ra làm mấy phần và nội dung cơ bản của từng phần là gì?
- HS: dựa vào bài soạn và văn bản trả lời.
Phần 1: Lí do biên soạn sách.
- GV gọi HS đọc đoạn “Thơ văn lắm sao!”
- HS: đọc to, rõ ràng.
- GV: Hỏi HS những câu hỏi sau đây:
1) Tác giả đưa ra mấy lí do thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
 2)Đâu là lí do khách quan? Đâu là lí do chủ quan? Nội dung cơ bản của các lí do đó? đánh giá cơ bản về các lí do đó?
(GV gọi HS trả lời rồi tổng hợp kiến thức)
- HS: đọc SGK kết hợp bài soạn trả lời 
- GV: Con đường gìn giữ, phát triển văn hóa của cha ông ta diễn ra như thế nào?
- HS: trả lời câu hỏi.
- GV: Hiện nay công việc gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc có vai tò và ý nghĩa gì?
- HS: trả lời câu hỏi.
-GV: Em có nhận xét gì về việc tác giả để phần lí do thơ không lưu truyền hết ở đầu bài tựa của mình? Nó có dụng ý và tác dụng gì?
- HS: tìm hiểu và trả lời.
- GV: Động cơ thôi thúc tác giả biên soạn sách và những nỗi niềm của tác giả được thể hiện như thế nào ở đoạn “Đức Lương  lắm sao!”?
- HS: đọc lại đoạn văn và trả lời
-GV: Em có cảm nhận như thế nào về những câu văn cảm thán của người viết?
- HS: tham gia hoạt động thảo luận theo nhóm rồi trả lời
-GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở phần 1 này? và cách lập luận đó có ý nghĩa gì?
-HS: Thảo luận và trả lời.
- GV: Toàn bộ phần 1 lập luận theo hướng nào và trong từng lí do thơ ca không lưu truyền hết ở đời tác giả đã sử dụng các biên pháp nghệ thuật ra sao?
- HS thảo luận và trả lời.
-GV: Từ cách lập luận của tác phẩm, em rút ra bài học gì cho cách lập luận của mình trong một bài văn thuyết minh? 
-HS: thảo luận trả lời.
Phần 2. Tinh thần và ý thức trách nhiệm của tác giả.
-GV: Em hãy tìm trong đoạn văn để thấy được tác giả đã làm những việc gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?
- HS: đọc đoạn văn và dựa vào bài soạn ở nhà trả lời câu hỏi?
-GV: Tác giả làm việc với tinh thần và thái độ như thế nào?
-HS: trả lời
3. Lạc khoản
GV: cho HS ghi đầy đủ thông tin ở phần này.
- Bài tựa chia ra làm 3 phần:
Phần 1 (Thơ văn  lắm sao!): Lí do thôi thúc tác giả biên soạn sách.
Phần 2 (Tôi không  xưa vậy): Tinh thần và ý thức trách nhiệm của tác giả trong quá trình biên soạn sách.
Phần 3 (còn lại): Lạc khoản (thời gian, họ tên, chức danh, quê quán người viết tựa)
- Có 6 nguyên nhân làm cho thơ không lưu truyền hết ở đời được tác giả đưa ra và tất cả các lí do đều rất thực tiễn và có ý nghĩa.
1) (Do đặc trưng của thơ ca)
- Lí do thứ nhất mang tính tổng quát đó là nguyên nhân đặc điểm nội tại vi diệu của thơ ca: thơ hay nhưng khó và rất kén người thưởng thức. Đặc biệt lại là thơ ca trung đại, tầng tầng lớp lớp ý nghĩa với những điển tích, điển cố bác học. Tác giả có viết “Thơ văn là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi”.
2, 3)+)Do những người có học thì hoặc không có thời gian để biên tập hoặc không để ý đến.
+) Do những người yêu thích thơ văn thì tài hền, sức mọn, ngại khó không kiên trì.
=> Lí do thứ hai và ba mang tính chủ quan của con người. Thơ ca vốn khó lưu truyền rộng rãi mà trong giới nho gia, thi nhân lại “Những bậc danh nho làm quan to ở các quán, các hoặc vì bân việc không rỗi thì giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người phải lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến. ” và “Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn, nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đều làm nửa chừng rồi bỏ dở.”
4) ( Chính sách in ấn, lưu hành bị hạn chế bởi lệnh vua)
- Lí do thứ tư được nêu lên càng làm cho bài viết của tác giả thêm sâu sắc và thấu đáo. Đó là những quy định khắt khe của nhà nước phong kiến về việc khắc in thơ văn “còn như thơ văn nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành”, trong khi đó nhà chùa lại không ngăn cấm nên các sách thuộc về nhà Phật được khắc vào ván để lưu truyền mãi về sau.
5,6) +) Do sự hủy hoại của thời gian.
+) Do sự hủy hoại của binh lửa.
- Ngoài bốn lí do chính, tác giả còn đưa ra hai lí do khách quan về việc bảo quản và lưu truyền thơ ca. Thứ nhất là sự mai một của thời gian “trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như đá, như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát, trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp, cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”. Tác giả đã gián tiếp nói đến thảm họa mà quân Minh đã gây ra cho văn hóa dân tộc ở việc “Đốt sách trôn nho” trong cuộc kháng chiến đầu thế kỉ XV.
- Tầng tầng lớp lớp những lí do chính đáng và có ý nghĩa để thơ không lưu truyền hết được ở đời như vậy, ta thấy được công việc gìn giữ văn hóa dân tộc mà cha ông ta đã làm là vô cùng khó khăn và gian nan.
- Để có được những công trình văn hóa đồ sộ và khẳng định được nền văn hóa lâu đời nghìn năm như ngày nay là biết bao công lao cũng mồ hôi, nước mắt của cha ông, nhiêm vụ của thế hệ bây giờ là gìn giữ, bảo tồn và phát huy tối đa bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp những văn hóa tiến bộ của nhân loại. Đây là công việc không hề dễ dàng nhưng chúng ta phai bước và khẳng định dân tộc, không phụ lòng cha ông đi trước đã gây dựng.
- Thông qua phần nêu các lí do làm cho thơ không lưu truyền hết ở đời đặt ở đầu bài tựa ta thấy được khả năng tổng hợp kiến thức, sự am hiểu thời đại uyên bác của Hoàng Đức Lương về văn chương. Đồng thời với sự sắp xếp nay, người đọc sẽ thấy được vai trò và tầm quan trọng một cách khách quan nhất về tuyển tập này trước khi tác giả viết về phương thức và kết cấu của tác phẩm. Đó là một cách lập luận rất khoa học và có giá trị cuốn hút.
- Động cơ thôi thúc tác giả biên soạn sách trước hết xuất phát từ thực trạng thơ ca lưu truyền quá ít ỏi; không xứng đáng với bề dày văn hiến của dân tộc “Mỗi khi nhặt ở giấy tàn, vách nát được một vài câu”. Thứ hai là người học làm thơ ở đất nước ta lại cứ phải trông vào cái học xa xôi của thơ văn đời Đường.
- Tác giả cảm thấy đau xót cho nền thơ ca, thấy tổn thương lòng tự hào dân tộc. Tác giả dùng những câu cảm thán nhằm truyền cảm cho người đọc về sự day dứt về niềm tự hào bấy lâu nay “ nước ta từ nhà Lý, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước văn hiến” vậy mà “chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!”. Đồng thời qua đây ta thấy được sự ý thức độc lập tự chủ về văn hóa dân tộc rất sâu sắc của tác giả, tinh thần sánh ngang với Trung Quốc biểu hiện niềm tự hào cũng như khẳng định về sự phục hưng thời đại.
- Cách lập luận ở phần 1 của tác giả là trình bày nguyên nhân của thực trạng thơ ca không lưu truyền hết ở đời, còn qua ít ỏi và mỏng manh sau đó mới nêu lí do soạn sách. Điều này khẳng định việc biên soạn “Trích diễm thi tập” không phải chỉ là ý muốn chủ quan của tác giả mà còn là nhu cầu và đòi hỏi của thời đại.
- Đây là một bài lập luận theo hướng qui nạp, rất chặt chẽ, rõ ràng. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các lí do làm thơ ca không lưu truyền hết ở đời như sau:
1) Nghệ thuật so sánh tăng tiến
2) Nghệ thuật dùng câu hỏi tu từ
3) Nghệ thuật tương phản đối lập
4) Nghệ thuật so sánh
5,6)Nghệ thuật so sánh + câu hỏi tu từ
=> Toàn đoạn: viết theo lối diễn dịch kết hợp nhân quả, nghị luận kết hợp biểu cảm trữ tình.
- Đây là một bài viết có sự lập luận chặt chẽ và là bài viết đỉnh cao cho văn nghị luận cũng như thuyết minh cho nên HS phải học tập để làm bài văn thuyết minh của mình trong chương trình học. Nắm được cách sử dụng phối hợp các biện pháp nghệ thuât và kĩ năng lập luận một vấn đề để đi từ nguyên nhân dẫn đến kết quả. 
- Tác giả đã “tìm quanh hỏi khắp” để thu lượm thơ của các vị quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng lọai, được 6 quyển, đặt tên sách là “Trích diễm” gồm hai phần, phần đầu là thơ ca của các tác giả từ đời Trần đến đời Hậu Lê, phần sau là những bài thơ mà tác giả khiêm tốn gọi là “những bài vụng về” do tác giả tự sáng tác. 
- Có thể nói đây là công việc rất nặng nề và vất vả nhưng tác giả cũng đã thể hiện sự nhiệt huyết của mình trong công việc. Đó là cái tâm và cái tài của một người yêu nước chân chính.
- Niên hiệu Hồng Đức năm thứ hai mươi tám, mùa xuân, Hoàng Đức Lương người Gia Lâm, đỗ Tiến sĩ Hoa Lang, chức tham nghị
- Ngữ liệu 1
(Đưa ngữ liệu kết hợp với việc hỏi HS)
- Ngữ liệu 2 (Sau khi nói xong lí do thứ 6 thì GV mở rộng cho HS về ngữ liệu này)
3. Tổng kết.
- GV đưa ra câu hỏi tổng kết: Thông qua việc đưa ra các lí do và giới thiệu tập sách “Trích diễm thi tập”, bài tựa thể hiện điều gì về tình cảm của tác giả về thơ ca dân tộc nói riêng và về nền văn hiến dân tộc nói chung; cũng như nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm?
- HS trả lời: “Trích diễm thi tập” thể hiện niềm tự hào, trân trọng cũng như ý thức sâu sắc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Bài tựa có cách lập luận rất chặt chẽ, sáng rõ đồng thời lại rất trữ tình.
4.Liên hệ.
- GV hỏi: Theo em, công việc tìm tòi, gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc hiện nay như thể nào và nó có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận và trả lời: Công việc đó rất quan trọng, nó thể hiện được tinh thần của dân tộc nghìn năm văn hiến như nước ta, đồng thời khẳng định vị thế cũng như bản sắc riêng của dân tộc trên trường quốc tế trong thời kì mở cửa và hội nhập như hôm nay.
5. Dặn dò.
- GV dặn HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho buổi học sau.
Phụ lục
Ngữ liệu 1.
- Nhà thơ Pháp Lamactine từng quan niệm: "Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên". Trong "Xuân Thu nhã tập" (Trung Quốc) đã từng viết: "Thơ là cái gì huyền ảo tinh khiết, thâm thúy, cao siêu" hay nhà thơ Sóng Hồng ở Việt Nam cũng nhận thấy rằng: "Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi. Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tưởng". Nói như vậy để chúng ta thấy được cái bản chất vi diệu và cao quí của thơ ca, nó là tiếng nói, tiếng lòng từ đáy sâu của những gì là thầm kín, thiêng liêng. Đặc biệt là thơ ca trung đại với đặc điểm uyên bác và sùng cổ nên càng khó hiểu và khó tiếp cận, chỉ có những bậc thi nhân học rộng, hiểu cao mới có thể tiếp cận được. 
Ví dụ như khi đọc những câu thơ sau của Bác trong bài thơ "Vọng nguyệt" (Ngắm trăng):
"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đem nay khó hững hờ)
Nếu như chúng ta không hiểu những tính chất cổ điển mà Bác đã mượn của VH Trung đại thì chỉ thấy bài thơ của Bác chẳng có ý nghĩa gì, đơn thuần là nói về việc Bác ở trong tù, không có rượu cũng không có hoa và trước cảnh đêm trăng sáng Bác không thể không ngắm trăng. Nếu hiểu như vậy thôi thì không thể thấy hết được vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần của Bác. Chúng ta hãy trở về với thời kì VHTĐ để thấy được rằng, những bậc tao nhân mặc khách khi xưa họ thường chọn những nơi như phòng trà, vườn hoa có trăng, có gió, có rượu ... Đó là những điều kiện để họ có thể ngâm thơ, chơi thơ. Còn Bác thì sao? Trong cảnh ngục tù như thế, không phải ở nơi tao nhã thanh cao nhưng Bác vẫn luôn coi mình như một người tự do, một nhà thơ để thả hồn cùng trăng gió, hòa lẫn với thiên nhiên. Phải hiểu như vậy mới đúng tinh thần của bài thơ và tâm hồn của Bác. Đây cũng chính là một biểu hiện cho tinh thần Thép trong thơ của Bác mà Người đã từng khẳng định:
"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Ngữ liệu 2.
- Thế kỉ XV, sắc chỉ của Minh Thành Tổ (1406) gửi cho Chu Năng, viên tướng chỉ huy quân viễn chinh xâm lược nước ta có ghi: "Một khi binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không tiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến những loại ca lí, dân ca hay sách dạy trẻ nhỏ, loại sách có câu: Thượng đại nhân, khưu ất kỉ...Một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam thì phá hủy tất cả, một chữ chứ để còn..."

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án.doc