Giáo án Ngữ văn tuần 20

Giáo án Ngữ văn tuần 20

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I.Mục tiêu :

- Nắm được khái niệm tục ngữ:

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và l,ao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T20 TIẾT:73 - 75
NS:17/12 ND:
	Tiết:73	
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I.Mục tiêu :	
- Nắm được khái niệm tục ngữ:
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và l,ao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật ccủa những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu phân tích cá lớp nghĩa củ tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
- Vận dụng được ở những mức độ nhất định một số câcu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:	
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
-Giới thiệu bài: Ở học kỳ I chúng ta đã tìm hiểu ca dao với các nội dung của nó. Trong học kỳ II này chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể văn học dân gian. Nếu như ca dao thiên về diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ lại đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay các em sẽ được cung cấp kiến thức về tục ngữ và nôi dung về thiên nhiên lao động và sản xuất.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Bước 1: Đọc kỹ các câu tục ngữ và chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
- Giáo viên đọc mẫu rồi hướng dẫn học sinh đọc.
- Tục ngữ là gì?
-Hoạt động 03 Phân tích:
Bước 2: Tìm hiểu văn bản.
- Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm. Mỗi nhóm gồm những câu nào?
@ 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.
Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
* Học sinh thảo luận 4 câu tục ngữ đầu tiên : Theo yêu cầu của câu 3 trong đọc – hiểu văn bản.
- Câu 1 : Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
( Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn)
- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe cho mỗi người vào mùa hè và mùa đông.
- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ ?
 (Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm)
- Giải thích câu tục ngữ số 2?
è Ngày nào đêm trước có nhiều sao, hôm nay sẽ nắng trời ít sao. Sẽ mưa.
 Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng và ngược lại.
è Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
Câu 3 :
- Giải thích : Ráng mỡ gà?
- Khi trên trời xuất hiện ráng có màu sắc vàng mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão.
- Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu
Câu 4 :
Ở nước ta mùa lũ thuờng xảy ra vào tháng 7 âm lịch. Từ kinh nghiệm quan sát nhân dân tổng kết quy luật : kiến bò nhiều vào tháng 7, thường là bò lên cao, là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Vì thế khi trời chuẩn bị có mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới.
è Nạn lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống.
* Đại diện từng tổ lên trình bày theo thứ tự. Giáo viên chốt lại.
* Chúng ta chia làm 4 tổ, thảo luận 4 câu còn lại.
Câu 5 :
+ Đất nước coi như vàng, quý như vàng è giới thiệu.
+ Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?
- Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
- Đề cao giá trị của đất.
Câu 6 :	
 - Giải thích nghĩa?
- Câu tục ngữ này nói lên điều gì ? (thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế )
- Cơ sở khẳng định thứ tự trên
è Từ giá trị kinh tế của các vùng  Tuy nhiên không phải nơi nào cũng đúng mà phải tùy từng vùng.
- Câu tục ngữ này giúp chúng ta điều gì ? (khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo ra của cải, vật chất).
Câu 7 :	Gọi học sinh đọc câu 7
- Câu tục ngữ trên khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Các em hãy tìm những câu tục ngữ khác có nội dung liên quan?
- Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng vào việc gì?
Câu 8 :Gọi học sinh đọc câu 8 
Câu tục ngữ này nhằm khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
* Học sinh thảo luận câu hỏi 4 Sgk.
- Hãy cho biết đặc điểm về hình thức của các câu tực ngữ ?
- Hình thức ngắn gọn.
- Cách lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
- Vần
- Các vế thường đối xứng nhau về hình thức và nội dung.
( Đối vế, đối ngữ, đối từ, nhịp è hình thức)
-Hướng dẫn các nhóm luyện tập:
-GV khen thưởng các nhóm thực hành tốt.
- Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài.
- Tập sử dụng một số câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tikếp khác nhau, viết thành hững đoạn đối thoại ngắn.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Tìm hiểu những câu tục ngữ về chủ đề con người và xã hội, tiết tới chúng ta sẽ học.
-Lắng nghe:
-Thảo luận tìm hiểu bài:
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Đọc kỹ các câu tục ngữ và chú thích.
-Thảo luận về hình thức,nội dung,cách sử dụng các câu tục ngữ.
-Thảo luận tìm hiểu văn bản:
 +Tìm hiểu bố cục văn bản
-Thảo luận bốn câu tục ngữ đầu tiên
 +Từng nhóm nêu ý kiến phát hiện của nhóm.
 +Đại diện mổi nhóm báo cáo.
+Câu1:Kinh nghiệm về thời gian.
+Câu2:Phán đoán trong tục ngữ.
+Câu 3:Biết dự đoán bão
+Câu 4:Dự đoán lũ lụt.
+Câu 5:Giá trị của đất đai.
+Câu 6:Giá trị kinh tế của các nghề.
+Câu 7:Thứ tự quan trọng của các yếu tố.
+Câu 8:Giá trị của thời vụ.
-Thảo luận về đặc điểm hình thức của các câu tục ngữ.
-Các nhóm tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
-Các nhóm thực hành luyện tập
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV.
- Khởi động
ITìm hiểu chung
 I. Thế nào là tục ngữ?
 Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lới ăn tiếng nói hằng ngày.Đây là một thể loại văn học dân gian.
 II. Phân tích:
1.Nội dung:
a.1 Tìm hiểu nội dung câu 1 :
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 è Kinh nghiệm để nhận biết thời gian.
Câu 2 :
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
è Kinh nghiệm để nhận biết về thời tiết (nắng, mưa)
Câu 3 :
Ráng mỡ gà, xó nhà thì giữ.
è Kinh ngiệm để nhận biết thời tiết khi sắp có bão.
Câu 4 :
Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt.
è Kinh nghiệm để nhận biết thời tiết.
Câu 5 :
Tấc đất tấc vàng,
è Giá trị của đất đai.
Câu 6 :
Nhất canh trĩ, nhị canh viên, tam canh điền.
è Thứ tự về nguồn lợi kinh tế của các ngành nghề.
Câu 7 :
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
è Thứ tự tầm quan trọng của nước, phân bón, sự cần mẫn và giống má.
Câu 8:Giá trị thời vụ và đất đai đã được chăm bón.
2.Nghệ thuật:
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc.
-Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
-Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
III. Ý nghỉa văn bản:
1.Nội dung:
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quí giá của nhân dân ta.
2.Nghệ thuật:
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc.
- Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh
- Các vế thường đối xứng nhau về nội dung lẫn hình thức.
II. Luyện tập
- Cử đại diện 4 tổ lên thi với nhau về các câu tục ngữ mà các em đã sưu tầm ở nhà.
-Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm ở trang 5 và 6 SGK và thục hành thêm các bài tập ở sbtNV 7 t2
V. Hướng dẫn tự học:
-Thế nào là tục ngữ?
-Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật 8 câu tục ngữ trong văn bản?
-Sưu tầm thêm các câu tục ngbữ về chủ đề này?
Tiết :74	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN VÀTẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu :	
- Nắm dược yêu cầu và cách thức	sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
-Giới thiệu bài: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 +Bước 1:Xác định đối tượng sưu tầm:
+Bước hai:Tìm nguồn sưu tầm
 Bước 3:Cách sưu tầm
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
Học thuộc lòng tất cả cá câu tục ngữ đã sưu tầm được.
- Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận?
- Chuẩn bị trước các nội dung cần thiết để tiết tới học bàic Tìm hiểu chung về văn bản nghị luận.
-Lắng nghe:
Thảo luận tìm hiểu bài:
 -Thảo luận và phân công trong nhóm các vấn đề sau:
 +Xác định đối tượng sưu tầm,tìm nguồn sưu tầm,cách sưu tầm,
 +Thành lập các ban biên tập,định thời gian hoàn thành,công tác in ấn,biên soạn theo chủ đề,theo thou tự của mẫu tư a,b,c.
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
Khởi động
I.Tìm hiểu bài:
-Xác định đối tượng sưu tầm.
*On lại dân ca,ca dao,tục ngữ là gì?
 *Khích lệ HS sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về địa phương mình.
-Tìm nguồn sưu tầm
 *Hỏi cha,mẹ,người thân có vốn sống khá lâu ở điâ phương.
 *Tra cứu sách báo.
-Cách sưu tầm:
- Yêu cầu các tổ nêu những câu ca dao mà các em đã sưu tầm được
- Nhóm 1, 2. tục ngữ, ca dao lưu hành ở địa phương.
- Nhóm 3, 4. tục ngữ, ca dao viết về địa phương mình.
- Chủ đề:
* Tục ngữ, ca dao
- Về sản xuất
- Về thiên nhiên
- Về xã hội
- Về con người.
- Sau khi nghe trình bày, các tổ tiến hành thảo luận về những đặc sắc của ca dao, tục ngữ mà các tổ đã sưu tầm.
II. Hướng dẫn tự học:
-Nhắc lại các khái niệm về ca dao,dân ca,tục ngữ?
-Soạn trước bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
Tiết:75
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu 
 -Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào việc đọc – hiểu văn bản.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bnả quan trọng này.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Hỏi lại kiến thức đã học ở học kì I
-Giới thiệu bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu bài:
- Gọi học sinh đọc phần 1, nhu cầu nghị luận.
 + Trong đời sống em có gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như thế kg?
 Đó là những câu hỏi mà ta thường bắt gặp trong đời sống.
+ Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự ?
- Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì ?
-Vì sao hút thuốc lá là có hại ?
+ Khi gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em trả lời bằng cách nào trong các cách sau : kể, tả, biểu cảm, nghị luận
 (Dùng văn nghị luận vì văn nghị luận dùng lý lẽ để phân tích, bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề ).
+ Vì sao các phương thức còn lại không đáp ứng yêu cầu trả lời các câu hỏi? Nó có tác dụng gì đối với văn nghị luận?
* Cho học sinh thảo luận theo tổ.
 ( Nó có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận sắc bén, thêm sức thuyết phục.)
-Trong đời sống em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào
 (Bài xã luận, bình luận, phát biểu cảm nghĩ, các ý kiến trong cuộc họp)
- Hãy kể các loại văn bản nghị luận mà em biết?
 ( + Tuyên ngôn độc lập
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 23/ 9 của Bác Hồ)
*Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
 - Gọi học sinh đọc văn bản chống nạn thất học?
 -Bác viết bài này để làm gì? Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì?
(Kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học.)
-Em hãy gạch dưới các câu văn thể hiện ý kiến đó? (luận điểm)
( + Có kiến thức xây dựng đất nước
+ Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ.
+ Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình nước nhà. )
- Để có sức thuyết phục Bác Hồ đã nêu những lý lẽ nào ? Kể ra?
+ Vì sao nhân dânta phải biết đọc, biết viết?
(Pháp cai trị tiến hành chính sách ngu dân.
- 95% Người Việt Nam mù chữ 
- Nay dành được độc lập phải nâng cao dân trí. )
+ Việc chống nạn mù chữ có thực hiện được hay không?
( - Được.
- Người biết chữ dạy cho người không biết.
- Người chưa biết gắng sức học.
- Người giàu có mở lớp học ở tư gia.
- Phụ nữ cần phải học để theo kịp nam giới. )
- Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào?
( Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển.)
- Nhhững luận điểm Bác đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không?	ð ( Có, rõ ràng và thuyết phục.
+ Nhân dân không biết bị lừa dối, bóc lột
+ Có liến thức mới có thể xây dựng đất nước
+Phụ nữ phải học để bình đẳng với nam giới)
* Vậy đặc điểm chung của văn nghị luận là gì ?
( - Luận điểm rõ ràng
- Lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.)
- Theo em mục đích của văn nghị luận là gì?
-Nhằm xác lập cho nguời đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Mời 1 em đọc phần khái niệm. Sau đó gọi 3 học sinh khác nhắc lại.
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bnả cụ thể.
- Tìm hiểu những đặc điểm của văn bản nghị luận, tiết tới chúng ta sẽ học.
-Lắng nghe:
-Ghi tựa bài:
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Thảo luận các vấn đề GV đặt ra.
-Thống nhất trong nhóm
-Cử đại diện trình bày.
-Thảo luận rút ra đặc điểm của văn nghị luận.
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
I. Khởi động
1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
a. Nhu cầu nghị luận
- Muốn sống đẹp ta phải làm gì? (theo em như thế nào là sống đẹp?)
→ Vấn đề cần giải quyết, bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn. Tạo nên lối sống đẹp.	
* Trong đới sống ta thường gặp văn nghị luận.
b. Đặc điểm chung của văn nghị luận.
* Văn bản : “chống nạn thất học”
- Luận đề : Chống nạn thất học.
- Luận điểm
+ Có kiến thức  xây dựng đất nước
+ Biết đọc, biết viết, truyền bá chữ quốc ngữ  mù chữ
+ Mọi người phải biết quyền lợi, bổn phận của mình  nước nhà.
- Lý lẽ dẫn chứng
+ 95% người Việt Nam mù chữ thì tiến bộ sao được
+ Người biết chữ dạy cho người không biết chữ.
+ Người chưa biết chữ gắng sức học cho biết.
è Tư tưởng, quan điểm : Bằng mọi cách phải gắng sức xây dựng nước nhà .
èLý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
c. Rút ra khái niệm:
- Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, ngưới nghe một tư tưởng, một quan diểm nào đó.
- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
II. Hướng dẫn tự học
-Tìm hiểu nhu cầu của nghị luận?
-Rút ra đặc điểm của văn nghị luận.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 18- 12- 2010
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV7T20CHUAN.doc