Giáo án Ngữ văn - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn - Tuần 24

A.ĐỌC,HIỂU VĂN BẢN:

I.Mục tiêu cần đạt:

* Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng của Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào,thấy được tình cảm yêu quí,kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.Kết hợp miêu tả,kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng,những chi tiết giản dị tự nhiên mà giáu sức truyền cảm;thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

II.Các bước lên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:24.
Ngày soạn: 
Bài 23
Tiết 93-94	Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
A.ĐỌC,HIỂU VĂN BẢN:
I.Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng của Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào,thấy được tình cảm yêu quí,kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.Kết hợp miêu tả,kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng,những chi tiết giản dị tự nhiên mà giáu sức truyền cảm;thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
II.Các bước lên lớp:
1.Oån định
2.Bài cũ: - Khi miêu tả người ta cầm nắm những yêu cầu gì ?
Bố cục bài văn tả người gồm có mấy phần?Nêu nội dung từng phần?
3.Bài mới
*Giới thiệu bài:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt đôïng 1: Tìm hiểu tác giả ,tác phẩm
HS đọc chú thích (trang 66)
GV bổ sung: + Tác giả
 + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
* GV hướng dẫn cách đọc: - Đọạn đầu: nhịp chậm,giọng thấp.
 - Đoạn sau: nhịp nhanh hơn,giọng lên cao hơn
 -Khổ thơ cuối: đọc chậm và mạnh
- Gv đọc mẫu cả bài2 rồi 2 Hs đọc lại
*Gv hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
1.Bài thơ này kể lại câu chuyện gì?về ai?thời kì nào? Em hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.
- Bài thơ kể về chuyện một đêm không ngủ;của Bác Hồ;trong thời kì khangsg chiến chống Pháp
- Tóm tắt: Trong một đêm khuya,để chuẩn bị cho chiến dich ngày mai Bác Hồ ở cùng láng với bộ đội trong rừng.Bên bếp lửa Bác không ngủ vì thương đoàn dân công đêm nay còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu,mưa đêm rả rích.Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ đội để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.
2.Hình ảnh anh Đội viên trong bài thơ được tạo dựng bởi những chi tiết nào? Tâm trạng của anh diễn bién ra sao trong đêm thấy Bác không ngủ?
- Câu chuyện kể theo ngôi thứ 3,hình ảnh anh đội viên được motaroo và trần thuật một cách khách quan.Người trần thuật chủ yếu miêu tả diễn biến tâm trạng của anhqua 3 lần thức giấc.
- Tâm trạng của anh đội viên .
*Lần đầu thức giấc anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa rồi xúc độnh khi anh hiểu rằng Bác vẫn ngồi vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ;niềm xúc động càng lớn khi anh được chứng kiến cảnh Bác Hồ đi”dém chăn”cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để làm họ không giật mình.
.Trong trạng thái mơ màng trong giấc mộng anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tujqua hình ảnh so sánh:
 “Bóng Bácngọn lửa hồng”
Hình ảnh Bác hiện qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn lao vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
.Trong sự xúc động cao độ,anh đội viên” Thổn thức cả nỗi lòng và thét lên những câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng với Bác” Bác có lạnh lắm không?” Anh tha thiết mời Bác đi nghỉ,anh lo cho sức khỏe của Bác.
*Lần thứ 3 thức dậy,trời sắp sáng,anh chiến sĩ vẫn thấy Bác ngồi”đinh ninh”.Sự lo lắng của anh đã thành sự “hốt hoảng” thật sự.
 - Ở trên anh chỉ dám”thầm thì hỏi nhỏ”thì giờ đây anh hết sức nài nỉ”vội vàng nằng nặc” mới Bác đi nghỉ:”Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ngủ”.
 - Câu trả lời của Bác:”Bác ngủ không an lòngthương đoàn dân công”,làm cho anh đội viên cảm nhận một lần nũa thật sâu xa,thấm thía tấm lòng mêng mông của Bác:”lòng vui sống cùng Bác”
*Vì sao bài thơ không kể lần thứ 2 thức dậy? Vì:
 - Trong đêm ấy anh đã nhiều lần thức tỉnh và lần nào anh cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ,nhưng từ lần 1 đến lần 3 tâm trạng của anh đội viên mới có sự biến đổi rõ rệt.
* Qua cảm nghĩ của anh đội viên ø hình ảnh va tấm lòng của Bác Hồ đã được khắc họa sâu đậm như thế nào?
 - Biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh,cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ.Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi,là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác Hồ là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
 -Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ cuả ai?
 + Cảm nghĩ của anh đội viên 
 - Tìm đọc câu thơ,khổ thơ miêu tả hình tượng Bác Hồ?
 +”Lặng yênxơ xác”; “Rồi Bác nhẹ nhàng”;”Bác vẫnphăng phắc”.
 - Nhà thơ miêu tả Bác ở những phiến diện nào?
 +Hình dáng,tư thế ,vẻ mặt ,cử chỉ,hành động và lời nói
 - Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng,tư thế của Bác?+Vẻ mặt “trầm ngâm”;”ngồi đinh ninh”?
 +Trầm ngâm: đang nghỉ ngơi chăm chú về một điều gì?
 +Ngồi đinh ninh
 - Những từ ráng buộc thuộc kiểu từ gì? +từ láy;có tác dụng gì;+gợi hình ảnh 
 +Biểu hiện chiếu sâu tâm trạng của Bác. _Ghi.
*Đọc diễn cảm khổ thơ 3-4:
 - Trong lúc bộ đội ngủ say Bác Hồ đang làm gì?+đốt lửa,dém chăn;đi nhón chân\
 - Cử chỉ chăm sóc nào của Bác làm ta xúc động nhất?(đi nhón chân)
 - “Đi nhón chân “là đi như thế nào?+Đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
 - Tìm từ ngữ miêu tả dáng đi như thế(đi rụt rè,rón rén)
 - Thay từ”nhón”bằng từ”rón” được không vì sao?(không,chưa thể hiện tình cảm của Bác)
 - Hành động chăm sóc như thế khiến em liên tương đến ai?(cha,mẹ)
 GV giảng-bình-ghi
*Bài thơ cho thấy 2 lần anh đội viên (Bác) nói với Bác(anh đ/v)
 - Em hãy đọc 2 lần nói ấy 
 - Thảo luận: đối chiếu với 2 lời nói đó có gì giống và khác?
 + Lo Bộ đội;lo cho cả bộ đội và nhân dân.
 - Vì sao Bác ngủ không yên lòng?
 + Lo cho dân,cho nước. Ghi
*Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Minh Huệ?(Tả chân dung Bác dùng từ láy)
*Qua ngòi bút tác giả em hiểu thêm gì về Bác? Ghi..
4.Đọc khổ thơ cuối:
 - Vì sao trong khổ thơ cuối nhà thơ lại viết “ Đêm nay Hồ Chí Minh”?
 + Tình thương Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao.
 + Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàng đêm không ngủ của Bác.Việc Bác không ngủ để lo việc nước và thương bộ đội,dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác vì Bác là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của dân tộc va là người cha thân yêu của quân đội ta,cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dân,Tổ quốc.
 - Tìm đọc bài thơ nói về Bác không ngủ?( Cảnh khuya)
*Em hiểu gì về Bác và anh đội viên ?Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ ?
 HS đọc ghi nhớ SGK/16
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung ghi nhớ 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
Em hãy phát biểu cảm nghĩ về Bác ?
Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích?Nêu lí do vì sao thích?
Bài tập 2/68.Viết một bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đến chiến dịch.
 Tôi bàng hoàng giật mình khi trời đã khuya rồi mà Bác vẫn ngồi tư lự bên bếp lửa.Bác bỏ củi vào cho ngọn lửa bùng lên ấm áp,rồi Bác đi rất nhẹ nhàng để dém chăn cho từng chiến sĩ.Bác đang quan tâm đến giấc ngủ của anh bộ đội,vị lãnh tụ ấy không những lo cho từng con người.Đó là những cử chỉ chăm sóc của người mẹ!
 Tôi xúc động và thiếp đi trong sung sướng.Quên cả trận đánh khốc liệt ngày mai,tôi nhẹ nhàng trôi vào giấc ngủ như thủa vào nằm yên trong lòng mẹ
4.Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ
 _ Treo tranh minh họa(nếu có)
5.Dặn dò: _ Học thuộc lòng 5 khổ thơ đầu,khổ thơ cuối
 - Học nội dung ghi nhớ /67
*Soạn : Aån dụ
 - Ví dụ hình thành kiến thức Aån dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ
 _ Tìm ví dụ trong bài văn thơ đã học có phép ẩn dụ
 _ Làm phần luyện tập/69-70
I.Tìm hiểu tác -giả tác phẩm .SGK/66
II.Tìm hiểu văn bản
1.Đọc
2.Phân tích
a.Phân tích tâm trạng và suy nghĩ của anh Đội viên 2 lần thấy Bác không ngủ:
*Lần đầu:
 - Ngạc nhiên: thấy Bác không ngủ
 - Xúc động trước việc làm của Bác :đốt lửa .dém chăn cho bộ đội
 - Trạng thái mơ màng như trong giấc mộng: anh thấy hình ảnh Bác lớn lao vĩ đại
 - Xúc động cao độ để lo lắng cho sức khỏe của Bác.
*Lần thứ 3:
 - Hốt hoảng khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh
 - Nài nỉ mời Bác đi ngủ
 - Thấm hiểu của tấm lòng cảu Bác anh sung sướng hạnh phúc.
Thể hiện tình cảm của bộ đội,nhân dân đối với Bác Hồ.Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi,lòng biết ơn tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
b.Hình tượng Bác Hồ:
*Hình dáng tư thế của Bác:vẻ mặt”trầm ngâm”;”ngồi đinh ninh”—Tâm trạng lo lắng,suy nghĩ.
*Lời nói”Chú cứ việc ngủ ngon”;”Bác thươngmau mau”—Tình thương yêu của Bác đối với Bộ đội,dân công.
-- Hình ảnh Bác hiện lên thật giản dị gần gũi chân thực mà lớn lao,vĩ đại
III.Ghi nhớ: SGK/67
IV.Luyện tập:
1.Phát biểu cảm nghĩ về Bác
2.Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích?Lí do vì sao thích?
BT1/68: Đọc đoạn văn mẫu.
Tiết 96. LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ 
I.Mục tiêu cần đạt:
*Giúp HS:
 - Nắm được cách trình bày miệng một đoạn,1 bài văn miêu tả
 - Luyện kĩ năng,trình bày miẹng những điều đã quan sát và ,ựa chon theo một thứ tự thích hợp
II.Các bước lên lớp:
Oån định
Bài cũ:
Thế nào là ẩn dụ?
Có mấy kiểu ẩn dụ?
 Cho ví dụ ,phân tích và cho biết thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Bài mới:
*GV: giới thiệu giờ luyện nói: Để rèn cho các em khả năng diễn đạt,sự tự tin vào bản thân mình khi trình bày trước tập thể bằng lời văn của mình về thể loại văn miêu tả
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Nêu yêu cầu cần và ý nghĩa của giờ học rồi hs luyện nói theo 1 đoạn văn đã học
*BT1/70. HS đọc đoạn văn rồi nêu yêu cầu giai thích
*GV hướng dẫn HS tìm ý trong đoạn văn.
- Đoạn văn tả cảnh gì?
--- Quang cảnh lớp học trong giờ tập viết
- Tìm những hình ảnh tiêu biểu trong đoạn văn?
 + Con ngươiø (Thầy giáo Ha-men;học sinh)
 + Cảnh vật xung quanh 
Cảnh lớp học
Cảnh tập viết
 + Không khí lớp học
- Tả theo trình tự nào? (Thời gian)
 GV hướng dẫn hs làm dàn ý.
HS trình bày đoạn văn của mình_Các bạn nhận xét
*Hoạt động 2: Luyện nói theo một tác phẩm –tả người
BT2/70: Nêu yêu cầu bài tập 2?
Luyện nói theo một tác phẩm đã học từ văn bản”Buổi học cuối cùng”.Hãy tả lại hình ảnh thầy giáo Ha-men.(Tả người).
Mục đích: Làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với các buổi học thường ngày).
*HS đọc lại văn bản,dựa vào 4 câu hỏi SGK/71 để lập dàn ý.
*MởÛ bài: Giới thiệu thầy giáo Ha-men là người như thế nào?
*Thân bài: Tả thầy giáo Ha-men về phương diện nào?
- Trang phục của thầy ngày hôm đó có gì khác thường
 - Giọng nói ,cử chỉ và thái độ của thầy như thề nào khi Phrang đến muộn và không thuộc bài?
 - Nét mặt,lời nói và hành động của thầy cuối buổi học như thế nào?
*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về thầy giáo Ha-men?(Khâm phục,kính trọng)>
*GV gọi mỗi tổ,đại diện lên trình bày bài đẫ chuẩn bị bài sẵn ở nhà 
- HS khác nhận xét
*Đọc bài tập rồi nêu yêu cầu
__ GV hướng dẫn lập dàn ý.
- GT thời gian gặp lại thầy giáo cũ?
- Tả thầy giáo về phương diện nào?(Tình cảm)
 + Tả về điều gì?
Suy nghĩ về hình ảnh người thầy trong giây phút gặp gỡ?
*Nếu còn thời gian thì HS luyện nói
___ Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập
I. Bài tập luyện nói:
1.BT1/70. Tả quang cảnh lớp học trong giờ tập viết qua đoạn văn trích từ văn bản “Bài học cuối cùng”.
a. Cảnh lớp học
 - Những tờ mẫu thầy Ha-men đã chuẩn bị
 - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp học.
b Cảnh tập viết:
 - HS chăm chus viết,im phăng phắc
 - Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy.
 - Những trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ.
 - Trên mài trường chim bồ câu gù thật khẽ.
*HS trình bày.
2.BT2/70: Tả hình ảnh thầy giáo Ha-men(tả người) dựa theo văn bản”Buổi học cuối cùng”.
Dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu thầy giáo Ha-men(yêu nước,yêu tiếng nói dân tộc mình).
II. Thân bài
 - Trang phục (có gì khác thường).
 + Mặc áo màu xanh lục có diềm lá sen
 + Mũ: tròn bằng lụa đen thêu
- Lời nói cử chỉ thái độ của thầy đối với hs:(dịu dàng,thương yêu,không la mắng;kiên nhẫn giảng dãi cho các em đến phút cuối cùng)
- Nét mặt , lời nói và hành động của tddoongjcuoois buổi học(maetj tái nhợt,nghẹn ngào không nói thành lời,cố gắng viết,giơ tay ra hiệu)---xúc động
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ bản thân: Thầy giáo Ha-men là hình ảnh đáng khâm phục và đáng kính trọng(tác động sâu sắc với chú bé Phrăng,HS trong lớp,dân lnagf mà còn là bài học cảm động và thấm thía với mọi người chúng ta.
3. BT3/70. Miêu tả sáng tạo,tưởng tượng hình ảnh người thầy giáo già gặp lại người học sinh cũ sau nhiều năm xa cách.
Dàn ý:
I. Mở bài:
 Nhân dịp 20-11 gặp lại thầy giáo cũ.
II. Thân bài:
* Tả thầy giáo trong giây phút xú động gặp lại người học trò cũ
- Tả nỗi vui mừng đột ngột hiẹn lên trên khuôn mặt,cử chỉ
- Tình người thầy tró sâu nặng.
- Niềm tin tưởng về thế hệ trẻ tương lai.
III. Kết bài:
Khắc ghi nhớ mãi hình ảnh người thầy
Làm theo ý nguyện của thầy
Củng cố: - GV nhận xét,tổng kết giờ luyện nói
Dặn dò: - Ôn tập : Chuẩn bị kiểm tra văn
 +Ôn lại 5 văn bản đã học:
 1. Bài học đường đời đầu tiên
 2. Sông nước Cà Mau
 3. Vượt thác
 4. Buổi học cuối cùng 
 +Tác giả,tác phẩm
 +Nội dung phân tích ----ở mỗi văn bản.
 +Phần ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN _ NHUNG t24.doc