1.Sắp xếp sao cho phù hợp tên truyện và tác giả từng văn bản.
a.Vượt thác 1.Tô Hoài a.4
b.Sông nước Cà Mau 2.Tạ Duy Anh b.3
c.Bài học đường đời đầu tiên 3.Đoàn Giỏi c.1
d.Buổi học cuối cùng 4.Võ Quảng d.5
đ.Bức tranh của em gái tôi 5.An phông-xơ-Đô-đê đ.2
2.Các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn là:
a.Đôi càng ,đôi cánh c.Vuốt ,đầu,răng,sợi râu
b.Màu sắc toàn thân *d.Cả 3 ý trên
3.Diễn biến tâm trạng của người anh khi tài năng hội họa của em gái được phatf hiện là:
a.Ngạc nhiên,ngỡ ngàng *c.Mặc cảm,ghen tị
d.Hãnh diên,xấu hổ b.Tò mò,theo dõi
4.Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài vượt thác là:
a.Vườn tượt ,cây cối *c.Dòng sông và hai bên bờ
b.Những bãi dâu,những chòm cây cổ thụ d.Những dãy núi cao
5.Nhân vạt Dượng Hương Thu trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào?
*a.Là hình ảnh đẹp của người lao động trên sông nước
b.Là người đứng mũi,chịu sào dũng cảm
c.Là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm
d.Là người có vẻ mặt dũng cảm
Tuần 25 Ngày soạn: Bài 24. Tiết 97. KIỂM TRA : VĂN ( ĐỀ NHÀ TRƯỜNG) (ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN) I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp hs - Hệ thông hóa kiến thức về văn học hiện đại(5 văn bản –về truyện) - Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cảnh,tả người. II. Các bước lên lớp Oån định: Bài cũ: Dặn dò: Giấy,thời gian làm bài. Bài mới *GV phát đề *HS làm bài 4. Củng cố: Thu bài 5. Dặn dò: Trả bài viết tập làm văn: Tả cảnh (số 5)—(ở nhà) ÔN TẬP-KIỂM TRA-VĂN 6 (A) 1.Sắp xếp sao cho phù hợp tên truyện và tác giả từng văn bản. a.Vượt thác 1.Tô Hoài a.4 b.Sông nước Cà Mau 2.Tạ Duy Anh b.3 c.Bài học đường đời đầu tiên 3.Đoàn Giỏi c.1 d.Buổi học cuối cùng 4.Võ Quảng d.5 đ.Bức tranh của em gái tôi 5.An phông-xơ-Đô-đê đ.2 2.Các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn là: a.Đôi càng ,đôi cánh c.Vuốt ,đầu,răng,sợi râu b.Màu sắc toàn thân *d.Cả 3 ý trên 3.Diễn biến tâm trạng của người anh khi tài năng hội họa của em gái được phatf hiện là: a.Ngạc nhiên,ngỡ ngàng *c.Mặc cảm,ghen tị d.Hãnh diên,xấu hổ b.Tò mò,theo dõi 4.Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài vượt thác là: a.Vườn tượt ,cây cối *c.Dòng sông và hai bên bờ b.Những bãi dâu,những chòm cây cổ thụ d.Những dãy núi cao 5.Nhân vạt Dượng Hương Thu trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào? *a.Là hình ảnh đẹp của người lao động trên sông nước b.Là người đứng mũi,chịu sào dũng cảm c.Là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm d.Là người có vẻ mặt dũng cảm 6.Cảm nhận của em về cảnh sông nước ở vùng vùng “Sông nước Cà Mau” như thế nào? a.Thiên nhiên rộng lớn,hoang dã,hùng vĩ,đầy sức sống b.Cuộc sống của con người tấp nập,trù phú,độc đáo *c.Cả 2 ý trên 7.Tên truyện thường có liên hệ mật thiết với nội dung và chủ đề của tác phẩm.Trong 3 cách lí giải tên truyện”Nuổi học cuối cùng “dưới đây,em tán thành cách nào? a.Tên truyện đã khái quát được đấy đủ nội dung tác phẩm *b.Tên truyện vừa khái quát được nội dung chủ yếu của tác phẩm lại vừa thể hiện được một cách sauu sắc chủ đề của tác phẩm. c.Tên truyện đã thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp chủ đề tác phẩm 8.Nội dung văn bản”Bài học đường đời đầu tiên” là: *a.Miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp thanh niên cường tráng,nhưng tính nết lại kiêu căng,hống hách bày trò trêu chị Cốc làm Dế Choắt chết oan.Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình b.Miêu tả Dế Choắt gầy gò ốm yếu,nhưng tính tình hiền hậu đáng thương,do không dám trêu chọc chị Cốc nên mới bị chị Cốc giết chết,Dế mè ân hận rút ra bài học cho mình. c.Cả 2 ý trên. 9.Nghệ thuật chủ yếu được dùng trong văn bản”Bức tranh của em gái tôi “ là: *a.Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật theo cách kể qua ngôi thứ nhất b.Miêu tả hình tượng nhân vật độc đáo c.Miêu tả loài vật sinh động,hấp dẫn 10.Trong văn bản “Vượt Thác”,tác giả miêu tả con thuyền vượt thác theo trình tự nào? a.Thời gian bKhông gian *c.Cả 2 ý trên. 11.Bài học rút ra từ văn bản”Bức tranh của em gái tôi” là: a.Cần ganh tị,ghen ghét trước tài năng hay thành công của người khác. *b.Cần vượt lên lòng tự ái để thực sự vui mừng và quí trongjtruwowcs tài năng hay thành công của người khác. c.Luôn mặc cảm,tự ti trước thành công hay tài năng của người khác 12.Trong văn bản”Sông Nước Cà Mau” vị trí quan sát của tác giả là: a.Từ trên cao xuống vùng sông nước Cà Mau b.Từ giữa dòng sông Năm Căn nhìn ra xung quanh. *c.Từ trên thuyền di động từ nơi này sang nơi khác. 13.Kể lại đoạn miêu tả hình dáng và tính nết của Dế Mèn 14.Kể lại đoạn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước 15.Kể lại đoạn miêu tả cử chỉ,lời nói,hành động,cử chỉ của thầy giáo Ha-men khi buổi học kết thúc. ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN (B) 1.Sắp xếp đùng lời kể,ngôi kể trong các văn bản : a. Ngôi thứ 3-Đoàn Giỏi 1.Bức tranh của em gái tôi a.2 b. Ngôi thứ 1t-Anh trai Kiều Phương 2.Sông nước cà Mau b.1 c. Ngôi thứ 3-Võ Quảng 3.Buổi học cuối cùng c.5 d. Ngôi thứ 1-Dế Mèn 4.Bài học đường đời đầu tiên d.4 đ. Ngôi thứ 1-Phrăng 5.Vượt Thác đ.3 2.Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào? a. Ngoại hình c.Thái độ và quan hệ với người anh c. Cử chỉ và hành động. *d. Cả 3 ý trên 3.Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn qua đoạn trêu chị Cốc làm dế Choắt chết oan là: a. Hênh hoang,hỗn láo. c.Choáng váng b. Ăn năn,hối hận d. Cả 3 ý trên 4.Diễn biến tâm trạng của Phrawng trong việc học tiếng Pháp là: a. Ngạc nhiên b.Choáng váng b. Sợ sệt *d. Xấu hổ 5.Văn bản “Sông nước Cà Mau” miêu tả cảnh gì? a. Cảnh vùng sông nước Nam Bộ *b.Cảnh sông nước vùng Cà Mau c. Cả 2 ý trên. 6.Cảm nhận thiên nhiên và con người qua văn bản “Vượt Thác” là: a.Thiên nhiên hoang dã,rộng lớn;Con người hồn nhien trong sáng *b. Thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ;Con người lao động trên sông nước,rắn chắc,bền bỉ c. Thiên nhiên rộng lớn đầy sức sống;con người đầy lòng nhân hậu 7.Về ý nghĩa câu in nghiêng:”Khi một dân tộc rơi vào vùng nô lệ,chừng nào họ vẫn giữ tiến nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”.Trong 2 cách lí giải sau,cách lí giải nào sâu sắc và đầy đủ hơn: a.Tiếng nói là công cụ giao tiếp,nhờ tiếng nói của dân tộc mới có thể dựa vào đó mà liên lạc với nhau và tổ chức đấu tranh và giành lại độc lập *b. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc.Giữ được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ Quốc,sẽ luôn ấp ủ nhiệt tình yêu nước,từ đó sẽ dấy lên những đấu tranh giành lãnh thổ đã mất và bảo vệ được truyền thống văn hóa thiêng liêng của dân tộc 8.Nội dung văn bản”Bức tranh của em gái tôi” là: a.Truyện ca ngợi tình cảm trong sáng,hồn nhiên và lòng nhân hậu của Kiều Phương b. Truyện thể hiện nhận thức đúng đắn của người anh đã biết nhận ra sự hạn chế cảu chính bản thân mình *c. Cả 2 ý trên. 9.Nghệ thuật chủ yếu trong văn bản”Bài học đường đời đầu tiên” là: a. Nhân hóa các con vật biết nói năng,suy nghĩ,tình cảm như con người b.Cách kể truyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên c. Miêu tả loài vật sinh độn,hấp dẫn *d. Cả 3 ý trên. 10.Nét tính cách và phẩm chất nổi bật của kiều Phương là: a. Hồn nhiên ,hiếu động b.Tài năng hội họa hiếm có *c. Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu 11.Tác giả quan sát bức tranh thiên nhiên ở vùng”Sông nước Cà Mau” bằng những giác quan nào? a.*Thị giác và thính giác b.Vị giác va khứu giác c.Cả 2 ý trên. 12.Hình ảnh nổi bật về thiên nhiên “Sông nước Cà Mau” là: a.Các kênh rạch b.Sông Năm Căn c.Rừng Đước *d. Cả 3 ý trên. 13. Kể lại Dượng Hương Thư vượt qua thác dữ 14.Kể lại đoạn miêu tả và dòng sông hai bên bờ. 15. Kể lại đoạn anh trai Kiều Phương đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày Tiết 98 TRẢ BÀI LÀM VĂN-TẢ CẢNH-SỐ 5. VIẾT Ở NHÀ I.Mục tiêu cần đạt *Giúp HS - Nhận ra những ưu,nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày - Thấy được phương hướng khắc phục,sữa chữa các lỗi - Ôn tạp lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã học II.Các bước len lớp: 1.Oån định 2.Bài cũ 3.Bài mới Đề bài: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn 1.Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Miêu tả - Nội dung: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn 2.Dàn ý: I. Mở bài: Giới thiệu môn được kiểm tra,tâm trạng chung II.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian 1.Đọc đề: -Trạng thái HS: thích tthú,thất vọng 2.Bắt đầu làm bài: a.Cảnh HS làm bài -Chăm chú đọc đề,suy nghĩ - Người làm được: viết nháp,ghi vào giấy - Người không làm được đăm chiêu suy nghĩ b. Không khí trong giờ làm bài - Tĩnh lặng,trang nghiêm -Dáng điệu cô giáo:Ngồi vào bàn,nhìn xuống lớp -Nghe rõ được âm thanh: Tiếng viết bài ,tiếng giấy,ong bay 3.Trong giờ làm bài: -Dáng điệu HS: tập trung suy nghĩ -Người gãi đầu vì bí -Tiếng xì xầm,trao đổi -Thái độ của cô giáo -Vài Hs nhìn bài,quay cóp bhuwng bị cô giáo nhắc nhở 4.Cuối giờ làm bài -Đọc lại bài - Nộp bài III.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em trong suốt giờ làm bài 3.Nhận xét bài làm của Hs - Một số Hs chưa xác định được đối tượng tả cảnh(cảnh gì) - Chưa tìm được hình ảnh đặc sắc,tiêu biểu cho cảnh định tả - Chưa sắp xếp đúng trình tự của cảnh - một số bài lạc đề,lười suy nghĩ - Phần kết bài chưa nêu được cảm nghĩ của bản thân - Chữ viết cẩu thả - Bài làm dơ bẩn - Dùng từ,viết câu sai - Còn viết số ,viết tắt - Trình bày giấy chưa nghiêm túc 4.Trả bài - Đọc đoạn văn hay - Sửa lỗi một số bài yếu 5.Củng cố - Khi tả cảnh ta cần nắm những yêu cầu gì? - Bố cục bài văn tả cảnh như thế nào? 6.Dặn dò: - Nắm vững thể loại văn miêu tả:tả cảnh,tả người *Soạn bài: Lượm, Mưa - Tìm hiểu tác giả,tác phẩm - Đọc diễn cảm bài thơ - Trả lời câu hỏi SGK/76 - Nắm nội dung bài ghi nhớ - Làm phần luyện tập Tiết 99-100 Văn bản: LƯỢM _ MƯA I.Mục tiêu cần đạt: *Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi,trong sáng của hình ảnh Lượm,ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. - Nắm được thể thơ bốn chữ,nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. II.Các bước lên lớp: 1.Oån định 2.Bài cũ 3.Bài mới *Giới thiệu bài: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm,ở thời Hùng Vương thứ 6 có hình ảnh chú bé làng Gióng ba tuổi đánh tan Giặc Aân.Sau cách mạng tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng-Bác Hồ đa ... ngào không nói được thành lời. --Lòng thương yêu tiếc nuối,sự xúc động mãnh liệt về Lượm. 3.Lòng yêu thương sâu nặng khiến nhà thơ đã hình dung,miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào?em hãy tưởng tượng và miêu tả lại? --Lượm làm nhiệm vụ nguy hiểm là đi liên lạc giữa hai làn đạn của một trận đánh.Lượm phải đi rất nhanh(vượt qua) mặt trận đẻ đưa thư khẩn trong lúc đạn bay vèo vèo.Tuy nhiên “Chú đồng chí nhỏ” này bất chấp,chú thi hành nhiệm vụ rất khẩn trương. Lượm đã bị kẻ thù phát hiện và nòng súng bắn tỉa đã rà trúng đích.Lượm ngã xuống trên đồng lúa tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đồng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. 4.Trước nhiệm vụ đầy khó khăn nguy hiểm nhưng Lượm đã thể hiện tâm trạng và hành động gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao? --Tâm trạng: Thật sung sướng tự hào,tự tin,bình tĩnh không hề run sợ --Hành động: Gan dạ,dũng cảm,bất chấp mọi nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. 5.Xuất phát từ đâu Lươm có hành động gan dạ dũng cảm như vậy? --Sớm có lòng yêu nước,muốn góp phần tham gia vào cuộc kháng chiến,muốn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên tin tưởng giao cho. 6.Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì? --Sự khâm phục,kính trọng và xúc động. 7.Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của câu cảm thán:”Thôi rồi,Lươm ơi!” có nhận xét gì về cảm nhận của tác giả? --Là một lời cảm thán-Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm,tác gải nhìn thấy chóp đỏ từ họng súng và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết --Nhà thơ cảm nhận sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng ,hồn nhiên,đầy hứa hẹn một cuộc đời đã được chấp cánh cùng cách mạng---Ghi. *Hướn dẫn hs tìm hiểu đoạn cuối. *HS đọc khổ thơ ở đoạn cuối 1.Em có nhận xét gì về câu hỏi:”Lượm ơi!còn không?” Sau đó là hai khổ thơ điệp khúc nhắc lại hình ảnh Lượm ở đầu bài thơ? --Mở đoạn cuối là câu thơ:”Lượm ơi!còn không?”:Đó là câu hỏi tu từ,từ trong sâu thẳm của long mình,nhà thơ đã thốt lên câu hỏi với biết bao niềm thương xót,tiếc nuối.Lượm đã hi sinh rồi,nhưng trong tâm trí của nhà thơ hình ảnh Lượm rất đáng yêu vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người và dân tộc. --Việc lặp lại hai khổ thơ có tác dụng khẳng định suwc sống bất liệt của chú bé Lượm.Lượm đã hi sinh nhưng trong trái tim của nhà thơ Lượm vẫn còn đâu đây trong dáng dấp nhỏ bé,nhanh nhẹn với chiếc mũ calô đội lệch,với cái xắc nhỏ xinh xắn đeo bên hôngĐó là hình ảnh đẹp luôn khăc ghi trong tâm trí mọi người. 2.Cảm nghĩ của em về cái chết của Lượm? --Đó là một cái chết vẻ vang,một sự hi sinh đẹp đẽ—Cảm phục tự hào,yêu mến Lượm.---Ghi. *Hoạt động 3: Hương dẫn hs tìm hiểu nội dung trong phần ghi nhớ 1.Trong bài thơ-Người kể đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau.Em hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ,quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm? --Trong bài thơ-Người đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau: Chú bé,cháu,Lượm,chú đồng chí nhỏ. --Thể hiện sắc thái và quan hệ tình cảm khác nhau giữa tác giả-Lượm. 2.Bài thơ để lại trong lòng Người đọc những ấn tượng gì sâu sắc về Lượm? 3.Em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu đạt trong bài thơ? --HS đọc ghi nhớ/77 *Hoạt động 4:GV hướng dẫ hs luyện tập 1.HS đọc thuộc lòng khổ thơ,đoạn thơ mà HS thích?Lí do? 2.Em hãy miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. --GV hương dẫn HS dựa vào đoạn 2 để miêu tả: *Trận đánh diễn ra một cách ác liệt.Lượm vừa truyền đạt mệnh lệnh của chỉ huy xuống các chiến hào,các ụ súng thì được lệnh phải băng qua mặt trận đỏ lừ những vieen đạn bay vèo vèo đang cày xới ruộng lúa trước mặt để đưa thư thượng khẩn.Chú bé cẩn thận để thư vào cái xách vắt chéo trước ngực rồi chạy như bay về phía trước. Phía trước,kẻ thù đã kê nòng súng theo chiếc mũ calô đang nhấp nhô lại gần.Một tiếng nổ đanh tai chát chúa,Lượm đã ngã xuống.Đồng quê thơm mùi sữa lúa đang chín trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng. *Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài đọc thêm “Mưa” HS đọc phần chú thích .Trang 80 -GV nhấn mạnh: +a.Tác giả +b.Tác phẩm *Hương dẫn cách đọc: nhịp nhanh,dồn dập,chú ý nhấn mạnh những từ chỉ hoạt động. --Gv đọc một lần rồi 2hs đọc lại rối nhận xét. *GV hướng dẫn hs tìm hiểu bài thơ. 1.Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào?Tìm bố cục? --Tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc bộ: vào mùa hè. --2 đọan 45 dòng đầu: Cảnh trời sắp mưa. 18 dòng cuối: Cảnh trời mưa. 2.Nhận xét gì về thể thơ,cách ngắt nhịp gieo vần trong bài thơ,và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung. --Đây là bài thơ tự do: Dòng ngắn nhất là 1 tiếng,dài nhất là 4 tiếng.Chủ yếu là dòng 2 tiếng,tạo tiết tấu nhanh nhiều biến đổi liên tục của sự vật diễn ra trong một cơn mưa rào. 3.Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối,loái vật trước và trong cơn mưa.Em hãy tìm hiểu: a.Hình dáng,trạng thái hoạt động cảu mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa.Tìm những động từ và thính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy? *Trước cơn mưa;và trong cơn mưa -Những con mối -Bụi tre -Con gà -Hàng bưỏi -Oâng trời -Muôn nghìn cây mía -Chớp -Kiến -Sấm -Lá khô -Cây dứa -Cỏ gà -Cóc -Chó -Cây lá -Tác giả miêu tả sự vật và hiẹn tượng nào? -Tìm từ ngữ miêu tả sự vật hiện tượng đó? -Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng như thế nào? -Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo,thể hiện sự quan sát tinh tế. +Mối trẻ bay cao,mối già bay thấp +Oâng trời và kiến như chuẩn bị tham gia vào trận đánh”mặc áo giáp đen”;”Hành quân đầy đường” +Mỗi sự vật chờ đón cơn mưa với niềm vui riêng với tình cảm tính cách riêng. . Cỏ gà rung tai nghe . Bụi tre tần ngần gỡ tóc .Hàng bưởi đu đưa bế lũ con .Chớp khô khốc .Sấm khanh khách cười .Cây dừa sải tay bơi .Ngọn mồng tơi nhay múa. --Dường nhuwcos cả một thế giới già trẻ,gai trai và đầy đủ tính cách phong phú. b.Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ?Phân tích tác dụng biện pháp ấy? --Oâng trời: - Mặc áo giáp đen-ra trận-muôn nghìn cây lúa-múa gươm-kiến-hành quân-đầy đường;tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương. +”Oâng trờira trận”: là cảnh những đám mây che phủ cả bầu trời nhủ một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. +”Muônmúa gươm”: Lá nhọn ,sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ +”Kiếnđầy đường”:Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang khẩn trương 4.Chú ý đoạn:”Bố emtrời mưa”.Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế,sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên? --Hình ảnh con người ở đay là người cha đi cáy về đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao,vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên,dữ dội đầy sấm chớp của trận mưa. --Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ—Người cha đi cày về dưới mưa đã được tác giả nhìn như là”Đội sấm,đội chớp-đội cả mưa”—Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hien ngang,sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên,vũ trụ 5.Nêu nghệ thuật và nội dung bài thơ:SGK/81 --HS đọc phần ghi nhớ/81 6.GV hướng dẫn HS luyện tập. *Đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích?vì sao em thích? I.Tìm hiểu tác giả,tác phẩm (Chú thích/75) II.Tìm hiểu văn bản 1.Đọc 2.Phân tích: a.hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu: -Trang phục: cái xắc xinh xinh,Calô đội lệch. -Hình dáng: bé loắt choắt,đầu nghênh nghênh,má đỏ bồ quân. -Cử chỉ: chân thoăn thoắt,mồm huýt sáo,cười híp mí. -Lời nói: Cháu đi liên lạc vui lắm,thích hơn ở nhà. --Tả người;các từ láy;so sánh thể hiện hình ảnh Lượm-một em bé liên lạc hồn nhiên,vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến,đáng yêu. b.Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng. -Lượm có tinh thần chiến đấu dũng cảm gan dạ,quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. c.Hình ảnh Lượm vẫn sông mãi -Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh lượm vẫn sống mãi,gắn bó với quê hương,bất tử trong lòng mỗi người dân Việt Nam. III.Ghi nhớ: (SGK/77) IV.Luyện tập. -Đọc thuộc lòng khổ thơ,đoạn thơ mà em thích?Lí do vì sao thích? -Em hãy miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. *Đọc thêm: Mưa I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm (Chú thích trang 80) II.Tìm hiều văn bản: 1.Đọc 2.Phân tích: a.Sự vật trước và trong cơn mưa: -Nhưng con mối,gà con,ông trời muôn nghìn cây mía,kiến,lá khô,cỏ gà,bụi tre,hàng bưởi,chớp sấm,cây dừa,cóc,cây lá,chó. --Sử dụng hàng loạt tính từ,nhân hóa làm cho cơn mưa rào ở làng quê thật sinh động và gần gũi. b.Hình ảnh con người:(người bố) -Hình ảnh người bố: là người đi cày,người dân lao động bình dị xuất hiện trong cơn mưa như là biểu tượng đứng ngang tầm vóc của đất trời vũ trụ --Aån dụ: Người lao đọng vất vả nặng nhọc như là biểu tượng đứng ngang tầm vóc vũ trụ. III.Ghi nhớ: (SGK/81) IV.Luyện tập *Đọc thuộc lòng đoạn thơ em thích?Vì sao em thích? 4.Củng cố. -Đọc khổ thơ,đoạn thơ em thích 5.Dặn dò: -Đọc thuộc lòng 2 bài thơ-nắm thuộc lòng và nghệ thuật trong phần ghi nhớ. -Làm bài tập: BT2/77; BT2/81 *Soạn: “Hoán dụ” -Đọc trả lời câu 1,2,3/82—Hoán dụ là gì? -Làm tiếp câu 1a,b,c,2,3/83—Cho biết các kiểu hoán dụ. -Giải các bài tập trong phần luyện tập(SGK/84)
Tài liệu đính kèm: