Giáo án Ngữ văn tuần 26

Giáo án Ngữ văn tuần 26

Tiết 93

 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

I.Mục tiêu :

Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận.đặc sắc.

II. Kiến thức chuẩn:

1. Kiến thức:

-Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữu nói, viết hằng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T26 TIẾT:93 - 96
NS:19/02	 ND:21 –26/ 02
Tiết 93
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I.Mục tiêu :
Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận.đặc sắc.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữu nói, viết hằng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ:
-Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
-Giới thiệu bài:Tiệt học giúp chúng ta hiểu được một văn bản chọn lọc về nghệ thuật lập luận chặt chẽ, chọn lọc, toàn diện của tác giả.
Hoạt động 02: Đọc – hiểu văn bản:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
+ Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc.
+ Nêu vài nét chính về tác giả	(chú giải)
-Tìm hiểu văn bản
+ Thể loại : nghị luận chứng minh
- Bố cục	
+ Mở bài : 2 câu đầu
+ Thân bài: Tiếp đến hết.
+ kết luận: không có vì đây là đoạn trích.
-Hoạt động 03 Phân tích:
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã nêu chứng cứ về phương diện nào trong đời sống của Bác ?
+ Giản dị trong đời sống.
+ Giản dị trong tác phong sinh hoạt.
+ Giản dị trong quan hệ với mọi người.
+ Giản dị trong lời nói và bài viết.
- Có thể nói ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
H. Hãy nêu và nhận xét về hệ thống luận cứ và dẫn chứng trong bài?
H. Bài sử dụng thao tác nghị luận chứng minh nhưng còn có chỗ giải thích và bình luận, hãy chỉ ra?
+ Giản dị trong đời sống “con người của Bác  người phục vụ”.
+ Trong tác phong sinh hoạt “Bác suốt đời  việc rất nhỏ”. “nhưng chớ hiểu lầm  cao đẹp nhất”.
èGiải thích, bình luận về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
+ Thuyết phục vì nêu cụ thể các ý lấy từ đời sống, tác phong sinh hoạt của Bác với mọi người.
+ Dẫn chứng từ người thật, việc thật.
- Em hiểu câu “Bác Hồ ... sống đời sống  cao đẹp nhất” như thế nào?
è Đó là một chân lý, là tính cách, là phẩm chất, là con người Hồ Chí Minh.
- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc nhất?
H Em hãy phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn HS thực hành các bài tập2 trên lớp
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Sưu tgầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.
- Trả lời trước những câu hỏi gợi ý trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tuần sau chúng ta học.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
-Nhận xét về bố cục của văn bản
-Đọc lại văn bản
-Tìm hiểu hệ thống luận cứ, dẫn chứng trong bài
-Thảo luận tìm ra các chỗ bình luận.
-Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Các nhóm thảo luận tổng kết bài
-Cùng thảo luận và thực hành bài tập 2 trên lớp
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Tìm hiểu chung
1.Tác giả:Phạm Văn Đồng (1906 -2000).Ông từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm đồng thời là hoạt động văn hóa nổi tiếng.
2.Tác phẩm:Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ niệm 8
3 Bố cục:
+ Mở bài : 2 câu đầu
+ Thân bài: Tiếp đến hết.
+ kết luận: không có vì đây là đoạn trích.
4.Chủ đề : Bài viết cho ta thấy được đực tính giản dị cùa Bác, qua đó làm nổi bật nhân cách cao đẹp của người.
- Phân tích:
1.Nội dung:
1. Nêu vấn đề : Đức tính giản dị của Bác Hồ “sự nhất quán  Hồ Chủ Tịch”
2. Giải quyết vấn đề:
 - Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống, tác phong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
a. Sự giản dị trong đời sống.
- Bữa cơm  hột cơm
- Ăn xong  tươm tất.
b. Sự giản dị trong tác phong sinh hoạt.
- Cái nhà sàn  hoa vườn.
-Việc cứu nước  công nhân.
c. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Việc gì Bác tự làm được ngón tay
èĐời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú.
d.Giản dị trong lời nói và bài viết.
- “Không có gì  do”
- “Nước Việt Nam  thay đổi”.
èChân lý giản dị mà sâu sắc của Hồ Chủ Tịch.
-Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh.
- Thái độ của tác giả đối với đức tính` giỉan dị của Bác Hồ là cmả phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt.
GV bình: Phân tích đoạn văn “Nhưng chớ hiểuthế giới ngày nay” :
+Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay nhà hiền triết thưở xưa
+Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.
+Đó thật sự là một đời sống văn minh.
2.Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Ý nghĩa văn bản:
1.Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ ,tịch Hồ Chí Minh
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nghệ thuật:
+Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành.
- Luyện tập
-Bài tập 1 thực hiện ở nhà:Có thể mở rộng yêu cầu để HS tìm thêm những đoạn văn, câu thơ, mẩu chuyện nói về đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Bài tập 2:Kết hợp giải đáp ở phần tổng kết
- Hướng dẫn tự học
-Nhắc lại Ý nghĩa văn bản?
-Thực bài tập 01 ở nhà.
Tiết:94
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH
CÂU BỊ ĐỘNG
I.Mục tiêu :
- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2. Kĩ năng:
Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
-Giới thiệu bài:Tìm hiểu về việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
-Nêu và nhận xét về bố cục của văn bản?
-Phân tích những ý bình luận của tác giả trong văn bản?
- Tìm những câu có thành phần trạng ngữ trong văn bản? cho biết đó là những trạng ngữ gì?
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Câu chủ động và câu bị động
+ Gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
+Giáo viên ghi lên bảng
+Nội dung biểu thị của 2 câu giống nhau hay khác nhau?
èGiống nhau : Vì cùng nói về việc mọi người yêu mến em. Có cùng chủ thể của tình cảm yêu mến là mọi người, cùng có kẻ chịu tác đồng của tình cảm đó là em.
- Vậy 2 câu khác nhau ở chỗ nào?
a.Mọi người / yêu mến em.
C	V
b.Em / được mọi người yêu mến
C	V
- Em hãy phân tích cấu tạo và so sánh?
+ Khác nhau : Về chủ đề.
Câu a : Nói về mọi người
Câu b : Nói về em
*Nhận xét hành động của 2 chủ ngữ
- Câu a : Mọi người chủ động có tình cảm hướng vào em.
- Câu b : Em chịu sự tác động của mọi người (yêu mến)
*Như vậy, câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động?
-Mục đích của việc chuyển đổi.
- Học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
+ Em hãy điền câu a hay câu b vào chỗ trống? Vì sao? 	(b)
+Việc chuyển đổi có tác dụng gì?
èThay đổi cách diễn đạt, tránh lặp lại mô hình câu.
+Vậy em nào có thề cho biết việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nằm mục đích gì ?
Hoạt động 3: Luyện tập
-Gợi ý giai bài tập:
+Tìm câu bị động?
+Giải tích vì sao tác giả lại chọn cách viết như vậy?
Hoạt động 04:Hướng dẫn tự học:
- Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
- Tìm hiểu các ví ddụ trong bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động TT”, tuần sau chúng ta sẽ học.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo l;uận tìm hiểu bài:
-Đọc ví dụ, thảo luận
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
-Sau khi đã tìm hiểu các ví dụ, HS tự rút ra khái niệm
-Củng cố lại bằng ghi nhớ
-Đọc các ví dụ
-Thảo luận
-Đồng thuận và nêu ý kiến
-Các nhóm thực hành bài tập trên lớp
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi độn
- Hình thành kiến thức
I. Câu chủ động và câu bị động:
VD 1 :
C	V
Mọi người / yêu mến em.
Chủ động
VD 2 :
Em / được mọi người yêu mến
C	V
 Bị động
- Hình thành khái niệm 01:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động).
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
VD : sgk
Điền câu b. (Em được mọi người yêu mến)
* Hình thành khái niệm 02:
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết cá câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
III. Luyện tập :
Câu bị động là :
- Có khi được  pha lê.
- Tác giả “mấy vần thơ” 
è nhằm tránh lặp lại kiểu câu, tạo liên kết tốt giữa các câu
Hướng dẫn tự học:
-Đọc lại hai khái niệm.
-Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 95 - 96
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂNSỐ 5- VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (làm tại lớp)
I.Mục tiêu :
-Củng cố các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục  vận dụng vào kiểu bài lập luận chứng minh.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
-Củng cố các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục  vận dụng vào kiểu bài lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm văn lập luận chứng minh.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Giới thiệu bài:Hai tiết viết bài trên lớp sẽ đánh giá năng lực viết bài văn nghị luận của chúng ta.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
Hoạt động 1:Khởi động:
- Tiến hành viết bài
- Ổn định lớp
- Chép đề lên bảng: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập.Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn:Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm việc gì có ích!
- Học sinh làm bài
- Thu bài
- Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo : Tiếng Gà Trưa
Hướng dẫn chấm bài
I.Tìm hiểu đề và tìm ý:
1.Tìm hiểu đề: Đây là dạng đề lập luận chứng minh.Luận điểm chính là “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
2.Tìm ý:
-Luận điểm:Lúc trẻ không chịu học thì lớn lên chẳng làm việc gì có ích
-Các luận cứ:
+Thực trạng một số bạn lơ là trong học tập ít lâu nay (dẫn chứng)
+Số ượng HS yếu kém các phân môn đã được sơ kết trong học kì I vừa qua
+Sự than plhiền của GV và PH về thái độ tiêu cực, quậy phá của các bạn đó làm ảnh hưởng đến không khí học tập của các bạn khác trong lớp
+Tìm hiẻu các nguyên nhân khiến các bạn lười học, từ đó đề ra giải pháp tối ưu nhất để viết bài khuyên bạn chăm học hơn.
+Xen ý kiến bình luận:Xã hội càng phát triển thì vai trò của tri thức càng vô cùng quan trọng. thiếu học vấn sẽ phải đứng bên lề xã hội và chịu rất nhiều thiệt thòi
II.lập dàn bài;
Mở bài :Nêu luận đểm cần chứng minh
Thân bài :Nêu, phân tích bằng hệ thống các luận cứ đã tìm được trong phần tìm ý, chú ý các dẫn chứng hợp lí, toàn diện đề làm sáng rõ luận điểm
Kết bài:nêu ý nghĩa của luận điểm đã chứng minh ở thân bài.
III.Biểu điểm:
-Bài đạt từ 8-10:Đáp ứng tư 80%đến 100% yêu cầu của đề, văn viết trong sáng, các luận cứ, dẫn chứng được trình bày hợp lí, các đoạn văn liên kết tự nhịên, chặt chẽ, diễn đạt không sai lỗi ngữ pháp.
-Bài đạt từ 6.5 –7.5: Đáp ứng từ 65% đến75% yêu cầu của đề, ít phạm các lỗi đã nêu ở trên.
-Bài đạt từ 5-6: Đáp ứng từ 50% đến 60% yêu cầu của đề, có phạm khá nhiều các lỗi ở trên.
-Bài đạt từ 0-4.5: Đáp ứng từ 00% đến 45% yêu cầu, phạm rất nhiều các lỗi đã nêu (tùy theo mức độ đạt được để có điểm tương ứng).
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 19/02/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV07TUAN 26 CHUAN.doc