Giáo án Ngữ văn tuần 35

Giáo án Ngữ văn tuần 35

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (TT)

I.Mục tiêu :

- Hệ thống hóa kiến thức đã học về phép biến đổi câu.

- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép tu từ cú pháp.

II.Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

- Các phép biến đổi câu.

- Các phép tu từ cú pháp

III.Hướng dẫn – thực hiện:

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T35 TIẾT:129 – 132
NS: 22/04 ND:25 – 29/04	
Tiết:129
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (TT)
I.Mục tiêu :
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về phép biến đổi câu.
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép tu từ cú pháp.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Các phép biến đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của HS.
-Giới thiệu bài: Tiết ôn tập này giúp chúng ta tiếp tục ôn tập có hệ thống các phép tu từ cú pháp đã học.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
I.On lại lí thuyết:
-Nêu rõ các vấn đề có liên quan đến việc thêm bớt thành phần câu?
-Nhắc lại trường hợp chuyển đổi câu?
-Phân tích các phép tu từ cú pháp đã học?
- Hoạt động 03:Luyện tập
-Hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK, sbtNV7t2
-Hoạt động 04 Hướng dẫn tự học:
- Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu tu từ cú pháp.
- Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong văn bản cụ thể.
- Tổng ôn tập phần Tiếng Việt chuẩn bị cho thi học kì hai.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Ôn lại việc thêm bớt các thành phần câu.
-Thảo luận, nhắc lại việc chuyển đổi câu
-Nhắc lại và phân tích các phép tu từ cú pháp đã học.
-Các nhóm thực hành bài tập
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Khởi động
-Tiến hành ôn tập
I.On lí thuyết:
 1.Thêm bớt thành phần câu:
 a.Rút gọn câu:Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu út gọn.
 b.Thêm trạng ngữ cho câu: Trạng ngữ được thêm vào trong câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục dđích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
 c.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:Dùng cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
 2.Chuyển đổi kiểu câu:
 a.Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
 -Câu chú động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
 -Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật đư6ợc hoạt động của người, vật khác hướng vào.
3.Các phép tu từ cú pháp đã học:
 a.Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
 b.Liệt kê: Là sắp xếp hàng loọa từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Luyện tập
-Thực hành lại các bài tập thuộc các nội dung ôn tập ở trên trong SGK.
-Giúp HS tự thực hành các nội dung ôn tập trên vào việc tạo lập văn bản có các thành phần biến đổi câu và các thành phần cú pháp.
III.Căn dặn HS một số điều liên quan đến phần Tiếng Việt trong bài kiểm tra tổng hợp cuối năm (Phần tiếng Việt tr146 )
- Hướng dẫn tự học:
-Nắm lại có hệ thống các nội dung ôn tập qua hai tiết ôn tập
-Thực hành các vấn đề ôn tập trên vào việc tạo lập văn bản.
-Soạn trước bài “Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.”
Tiết 130
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I.Mục tiêu :
 -Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của ba phần ( Văn , tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK NV7, đặc biệt là tập 2.
 -Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
 -Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của ba phần ( Văn , tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK NV7, đặc biệt là tập 2.
2.Kĩ năng:
 -Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
- Ổn định tổ chức:
- .Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc ôn tập ở nhà của HS.
-Giới thiệu bài: Tiết ôn tập này giúp chúng ta ôn tập có định hướng các nội dung cơ bản của Ngữ văn.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
-Giới thiệu bài:
-Ghi tựa bài
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Hướng dẫn HS các nội dung trọng tâm phải chú ý trong ôn tập ở cả ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn?
-Hướng dẫn HS về cách ôn tập
-Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học:
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Đọc lại các nội dung hướng dẫn làm bài kiểm tra cuối năm.
-Nêu ý kiến
-Các nhóm trao đổi với nhau về cách ôn tập.
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Khởi động
-Ghi tựa bài: “Làm bài kiểm tra tổng hợp”.
- Hướng dẫn làm bài kiểm tra:
I.Văn:
 Trọng tâm phần Văn trong Ngữ văn7, tập 2 là văn bản nghị luận và một vài văn bản tự sự và nhật dụng khác.
 +Các nội dung cụ thể về văn bản nghị luận là “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ý nghĩa văn chương”
 +Các vă bản tự sự: “Sống chết mặc bay”, “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.”
 +Văn bảnnhật dụng: “Ca Huế trên sông Hương”
II.Tiếng Việt:
 HS cần chú ý các vấn đề cơ bản sau:
 +Đặc điểm của các loại câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động
 +Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê
 +Cách mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ
 +Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. dấu gạch ngang.
III.Tập làm văn:
 Trọng tâm của Tập làm văn ở học kì hai là văn bản nghị luận. HS cần chú ý một số điểm sau đây.
 +Nắm được một số đặc điểm chung về văn bản nghị luận.
 +Cách làm bài văn nghị luận
 +Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính.
V.Về cách ôn tập:
 +On tập một cách toàn diện, tập vận dụng các kiến thức và kĩ năng của ba phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp.
VI.Đề thống nhất do phòng giáo dục soạn.
Hướng dẫn tự học:
-Nỗ lực ôn tập để đạt kết quả tốt trong kiểm tra cuối năm.
-Chú ý kĩ năng vận dụng theo hướng tích hợp
-Cần quan tâm hơn đến kiểu đề tự luận.
-Soạn trước bài: “Chương trình địa phương phần văn và Tập làm văn (TT) “ 
TIẾT: 131 – 132
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I.Mục tiêu :
 -Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần (Văn, tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK NV 7, đặc biệt là tập 2.
 -Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
 -Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần (Văn, tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK NV 7, đặc biệt là tập 2.
2.Kĩ năng:
 -Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc chuẩn bị của HS.
-Giới thiệu bài:Chuẩn bị cho kiểm tra tổng hợp cuối năm.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
Hoạt động 1:khởi động
-Ghi tựa bài: “Kiểm tra tổng hợp cuối năm”
Hoạt động 2: Chuẩn bị cho kiểm tra
I.Hướng dẫn HS cách ôn tập (Đã nêu ở tiêt 130)
II.Đề kiểm tra do PGD soạn
Hoạt Động 03:Hướng dẫn tự học:
-Dặn dò HS ôn tập theo hướng dẫn
-Nhắc nhở HS cách thức ôn tập và làm bài kiểm ta theo tinh thần đổi mới.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày tháng năm 2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANVL7TUAN 35 CHUAn.doc