Giáo án Phụ Đạo Ngữ Văn 9 - Trường THCS Đạ Long

Giáo án Phụ Đạo Ngữ Văn 9 - Trường THCS Đạ Long

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập lại lý thuyết thuyết minh.

- Hiểu và biết lập dàn ý cụ thể cho văn bản thuyết minh.

B. NỘI DUNG:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS:

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Nội dung:

I. ÔN LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH:

1. Thuyết minh là gì?

Nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã diễn ra. Thuyết minh ảnh triển lãm, người thuyết minh phim, bản vẽ thiết kế có kèm thuyết minh.

(Từ điển sinh vật)

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phụ Đạo Ngữ Văn 9 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn: 15/08/2011
Tiết : 1 Ngày dạy : 17/08/2011
ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Ôn tập lại lý thuyết thuyết minh. 
- Hiểu và biết lập dàn ý cụ thể cho văn bản thuyết minh. 
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung:
I. ÔN LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH:
1. Thuyết minh là gì? 
Nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã diễn ra. Thuyết minh ảnh triển lãm, người thuyết minh phim, bản vẽ thiết kế có kèm thuyết minh. 
(Từ điển sinh vật)
2. Văn thuyết minh: 
- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh khách quan, thiết thức hữu ích cho con người. 
- Văn bản thuyết minh cần được tình hình chính xác, rõ ràng chặt chẽ, hấp dẫn. 
3. Phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, so sánh
4. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh :
- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa 
- Tác dụng: nhằm làm rõ đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động, gây hứng thú cho người đọc 
II. MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH:
* Thuyết minh về một vật dụng:
a. Mở bài: Giới thiệu vật dụng
b. Thân bài: trình bày
+ Cấu tạo về đặc điểm
- Hình dáng, kích thước
- Chất liệu, đặc tính
- Màu sắc, chủng loại
+ Công dụng, sự lợi ích của vật dụng trong đời sống của con người.
+ Cách bảo quản
c. Kết bài: nêu thái độ của đối với vật dụng (khẳng định vị trí của vật dụng đối với đời sống con người)
* Thuyết minh về một loài hoa:
a. Mở bài: Giới thiệu về hoa
b. Thân bài: trình bày
- Đặc điểm, tính chất
+ Hình dáng, màu sắc, kích thước
+ Chủng loại
+ Ý nghĩa về hoa
- cách trồng, cách chăm sóc
- Giá trị, lợi ích của hoa trong đời sống của con người
c. Kết bài: Thái độ của em đối với hoa, khẳng định giá trị của hoa đối với đời sống.
C. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************
Tuần: 2-3 Ngày soạn: 20/08/2011
Tiết : 2-3 Ngày dạy : 23/08/2011
VIẾT ĐOẠN TRONG VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Biết lập dàn bài chi tiết và vận dụng viết đoạn văn cụ thể trong văn bản thuyết minh
- Kết hợp một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung:
Hs phân tích đề, lập dàn ý và tập viết đoạn 
 Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
- Thể loại: Thuyết minh
- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam
* Yêu cầu: phải biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật
* Dàn ý: 
a. Mở bài: 
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
b. Thân bài: 
1. Khái quát: 
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
+ Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
+ Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo
+ Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,
- Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
+ Thành tựu:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
c. Kết bài: 
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
C. RÚT KINH NGHIỆM:
 ............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************
Tuần: 9 Ngày soạn: 05/10/2011
Tiết PPCT: 4 Ngày dạy : 12/10/2011
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật đựơc sử dụng trong các văn bản thuyết minh
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung:
Hs phân tích đề, lập dàn ý và tập viết đoạn 
 Đề bài: Thuyết minh về cây chuối ở làng quê Việt Nam
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần: 
a.Mở bài: 
Mở bài: Giới thiệu về cây chuối ở làng quê Việt Nam (Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả 
b.Thân bài: HS thuyết minh đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đặc điểm cây chuối: 
+ Cây ưa nước, thân mềm, mọc thành bụi, mỗi cây cho một buồng chuối, mỗi buồng gồm nhiều quả
+ Sinh trưởng và phát triển nhanh
+ Lá chuối khô, lá chuối tươi, rễ, hoa chuối, nõn chuối, quả chuối
- Phân loại chuối: chuối hương, chuối sứ, chuối la ba, chuối trứng cuốc
- Công dụng: chuối là thức ăn thức dụng từ thân, lá, hoa, quả(HS thuyết minh cụ thể từng công dụng)
+ Thân chuối dùng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm. Ngoài ra, còn làm bè trôi sông hoặc thuyền chuốigắn với kí ức tuổi thơ 
+ Lá chuối tươi có màu xanh non dùng để gói thức ăn, gói bánh, đồ xôi ; lá chuối khô màu nâu nhạt, mỏng dùng để nhóm lửa, ủ ấm cho gà vào mùa đông, hoặc để lợp mái nhà
+ Hoa chuối màu tím hồng, dùng để làm gỏi cũng là món ăn ngon
+ Quả chuối xanh, cứng, cắt ra có mủ chuối, dùng để nấu ốc, chế biến chuối khô, ăn kèm với thịt luộc ; quả chuối chín có màu vàng, mềm, dùng để chế biến các loại bánh, mứt, kẹo, là món ăn bổ dưỡng, giàu vitamin làm trẻ hóa làn da
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vai trò của cây chuối trong đời sống người Việt Nam 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************
Tuần: 10 Ngày soạn: 10/10/2011
Tiết PPCT: 5 Ngày dạy : 20/10/2011
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Chuyện người con gái nam xương đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung: Hs phân tích đề, lập dàn ý và tập viết đoạn 
Phần 1: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái các câu trả lời đúng
“ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc.Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
Trước đây, thường có một người đàn ông, đếm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Truyền kỳ mạn lục C. Truyền kỳ tân phả
B. Thánh Tông di thảo D. Vợ chồng Trương
 2. Tác giả của truyện là:
	 A. Đoàn Thị Điểm C. Nguyễn Dữ
	 B. Lê Thánh Tông D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Nội dung của đoạn trích trên có vị trí như thế nào trong chuyện?
	 A. Làm nổi bật tính cách ngây thơ của bé Đản 
	 B. Thể hiện tính hay ghen của Trương Sinh
	 C. Tố cáo chiến tranh làm cha con xa cách không nhận ra nhau
	 D. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương
4. Đoạn trích nằm ở phần có nội dung nào trong câu chuyện?
	 A. Sự xa cách của chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương
	 B. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
	 C. Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung
	 D. Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhờ lời nói của bé Đản
5. Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ?
	 A. giặc ngoan cố C. hay ghen B. chẳng bao giờ D. bế đứa con
6. Hãy chỉ ra trong các câu sau, câu nào có mục đích cầu khiến?
	 A. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói
	 B. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi
	 C. Nín đi con, đừng khóc
 D. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít
7. Các từ sau, từ nào gần nghĩa nhất với từ “thin thít” trong câu văn: “Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít”
	 A. Lặng (nín lặng) B. Thinh (nín thinh) C. Bặt (nín bặt) D. Như
8. Từ “thin thít” thuộc kiểu từ nào?
	A. Từ ghép đẳng lập B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép chính – phụ
9. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
	A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
10. Dấu gạch ngang dùng trong đoạn có tác dụng gì?
	A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
	B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
	C. Đánh dấu sự liệt kê
	D. Nối các từ nằm trong một liên danh
11. Từ “Qua đời” trong đoạn văn dùng các cách nói:
	A. Nói giảm B. Nói tránh C. Thậm xưng D. Chơi chữ
12. Lời nói của bé Đản trong đoạn trích trên thông báo mấy sự việc?
	A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một
GỢI Ý
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
D
B
D
C
B
B
A
B
A
D
Phần 2 : Đề bài: Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)- 
Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần: 
Xác định yêu cầu của bài.
a. Yêu cầu về nội dung.
Thể loại nghị luận văn học. Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ:
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công.
Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật.
Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền.
Yêu về hình thức.
Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề).
Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ.
Lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí.
Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10 Ngày soạn: 10/10/2011
Tiết PPCT: 6 Ngày dạy : 18/10/2011
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn nghị luận theo đề bài đã cho
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung: Hs phân tích đề, lập dàn ý và tập viết đoạn 
- Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa
* Đề bài Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó 
*Yêu cầu chung (1.0 điểm)
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào? Đến thăm trường đi với ai? Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (có sự thay đổi, có còn nguyên vẹn?)
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học (Gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?)
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: (9.0điểm) Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần: 
Dàn ý:
a.Mở bài: Phần đầu bức thư (1.0 điểm)
- Lí do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trường vào thời gian nào ? Với ai ?
b.Thân bài: Nội dung bức thư (7.0 điểm). 
- Quang cảnh trường lúc đó như thế nào? Sân trường, vườn trường, phòng họcvà những đổi thay với thời điểm em còn học ở đây (miêu tả cảnh ).
- Đến trường em gặp những ai: thầy cô, các em học sinh hiện nay, bác bảo vệ (tả người : diện mạo, hành động, lời nói)
- Quang cảnh trường và những người gặp lại đã gợi lại cho em những kỉ niệm, những cảm xúc gì về ngôi trường năm xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng và đẹp đẽ.
- Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại.
c.Kết bài: Phần cuối (1.0 điểm)
- Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn.
* GV hướng dẫn HS viết mở bài và kết bài. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài
C. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 11 Ngày soạn: 20/10/2011
Tiết PPCT: 7 Ngày dạy : 25/10/2011
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS nắm được các kĩ năng làm văn, viết đoạn văn nghị luận theo đề bài đã cho
B. NỘI DUNG:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Nội dung: Hs phân tích đề, lập dàn ý và tập viết đoạn 
- Gv hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm hiểu một đề bài cụ thể. HS viết bài. GV sửa chữa
* Đề bài
* ĐỀ BÀI: Nhân ngày 20 - 11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ
*ĐÁPÁN: 
*Yêu cầu chung: (1.0 điểm)
- Thể loại: Văn tự sự
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm
- Nội dung: câu chuyện giữa em với thầy cụ giáo
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp 
*Yêu cầu cụ thể : (9.0 điểm) Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
Dàn ý:
a.Mở bài: (1.0 điểm).
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ thầy cô giáo
b.Thân bài: (7.0 điểm). 
- Kỉ niệm giữa em và thầy cô đó là kỉ niệm nào?
- Hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm đó?
- Kỉ niệm đó để lại cho em ấn tượng gì?
- Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó?
- Tình cảm của em dành cho thầy cô
-Tình cảm của thầy cô dành cho em
c.Kết bài: (1.0 điểm).
- Ấn tượng của em về buổi gặp gỡ đó 
 3. Viết đoạn văn.
* Thực hành :
* GV hướng dẫn HS viết mở bài và kết bài. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV sửa bài
C. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu dao ngu van 9.doc