Giáo án Sinh hoạt đội khối 8,9: Truyền thống “tôn sư trọng đạo”

Giáo án Sinh hoạt đội khối 8,9: Truyền thống “tôn sư trọng đạo”

TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”

I Nhiệm vụ:

Hiểu biết thêm về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Thêm tự hào về truyền thống của quê hương, giúp các em phấn đấu học tập rèn luyện tốt hơn.

II Yêu cầu:

Tập trung học tập chú ý lắng nghe tích cực phát biểu xây dựng bài.

HS nắm được cơ bản nội dung tiết học, ghi chép đầy đủ làm tư liệu.

III Địa điểm – Phương tiện:

 Học trong lớp học – Phương tiện: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh minh họa.

IV Tiến trình lên lớp:

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh hoạt đội khối 8,9: Truyền thống “tôn sư trọng đạo”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
I Nhiệm vụ: 
Hiểu biết thêm về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thêm tự hào về truyền thống của quê hương, giúp các em phấn đấu học tập rèn luyện tốt hơn.
II Yêu cầu:
Tập trung học tập chú ý lắng nghe tích cực phát biểu xây dựng bài..
HS nắm được cơ bản nội dung tiết học, ghi chép đầy đủ làm tư liệu.
III Địa điểm – Phương tiện:
 Học trong lớp học – Phương tiện: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh minh họa.
IV Tiến trình lên lớp:
Phần nội dung
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu:
- Ổn định lớp
- Hát khởi động.
- Kiểm tra cũ:
 + Hãy cho biết chủ điểm tháng 10?
+ Các ngày lễ lớn trong tháng 10?
Em hãy cho biết gương một số nhà giáo tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ?
5’
-TPT kiểm tra sỉ số.
-Yêu cầu hát khởi động.
-Gv đặt câu hỏi, học sinh trả lời. Gọi Hs khác nhận xét.
Gv nhận xét, đánh giá.
GV giới thiệu bài mới:
GV nhận xét, kết luận
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu sử các nhà giáo tiêu biểu của VN qua các thời kỳ: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành và ngày nhà giáo Việt Nam
-CĐT báo cáo sỉ số.
-UVVTM bắt giọng hát tập thể.
-Hs trả lời.:Chăm ngoan học giỏi, 15/10, 20/10
Hs khác nhận xét.
Nghe Gv nhận xét.
HS trả lời: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành..
2.Phần cơ bản:
1.Nhà Giáo Chu Văn An (1292 – 1370): Ông là nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam
Ông sinh ra vào thời đại phong kiến nào ở nước ta?
 Em biết gì về Nhà giáo Chu Văn An?
2.Nhà Thơ nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu: ( 1822 – 1888): Là nhà thơ, nhà giáo, nhà văn hóa nổi tiếng của Bến Tre
Em biết gì về nhà thơ nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu? Tác phẩm nổi tiếng? Câu thơ nổi tiếng?...
35’
Chu Văn An (1292 – 1370)
Quê quán: Thanh Liệt Thanh Trì Hà Nội. Ông thi đỗ Thái học sinh ( Như tiến sỹ) nhưng không làm quan mà mở trường dạy học. Ông rất nghiêm khắc lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo.Học trò của ông rất đông có nhiều người thi đỗ và làm quan đến chức tể tướng, thượng thư.
Ông cũng từng ra làm quan dạy học cho Thái tử và dạy ở trường Quốc Tử Giám. Nhưng do triều đình đỏ nát ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe. Ông từ quan về quê tiếp tục dạy học, viết sách về giáo dục (Nhà Minh xâm lược lấy mất). Ông mất khoảng tháng 11 năm 1370 thọ 78 tuổi
Nguyễn Đình Chiểu tự Mạch Trạch sinh ngày 01/07/1822 tại tỉnh Gia Định nay thuộc phường Cầu Kho quận 1 TPHCM. Khoảng năm 1862 Gia đình ông về sống tại Làng An Đức huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Tại đây ông tổ chức dạy học, bốc thuốc, sáng tác văn chương đến cuối đời 03/07/ 1888. Khu mộ của Ông được bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 27/04/1990.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông: Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngày sinh của ông được chọn làm ngày văn hóa Bến Tre 01/07.
2 câu thơ nổi tiếng của ông:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
- Học sinh lắng nghe câu hỏi – trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. ( Thời Trần)
- Học sinh lắng nghe câu hỏi – trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung
3.Nhà giáo Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969). Ông là nhà giáo, nhà văn nhà thơ nhà chính trị ,quân sự lỗi lạc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Kể sơ nét về tiểu sử Nhà giáo Nguyễn Tất Thành ( HCM)?
Ông đã từng dạy học ở đâu ? năm nào?
Khuôn viên trường Dục Thanh
4.Ngày nhà giáo Việt Nam:
Ngày hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên ở đâu trên đất nước ta?
Ngày nhà giáo Việt Nam được chính thức bắt đầu từ ngày tháng năm nào?
Em đã làm gì để đền đáp công ơn của thầy cô giáo?
GV đặt câu hỏi 
Gọi học sinh khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận
Trên đường từ Huế vào Sài Gòn năm 1910 Người đã từng tham gia dạy học tại trường Dục Thanh Phan Thiết Tỉnh Bình Thuận Ông luôn dạy học trò khắc sâu nổi nhục mất nước và giáo dục nhân cách, lòng yêu nước thương dân. Đầu năm 1911 người rời trường Dục Thanh vào sài Gòn và ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/06/1911.
Ông là nhà giáo, nhà văn nhà thơ nhà chính tri, quân sự lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới.
Tháng 8 năm 1957 Hội nghị các nhà giáo họp tại Vacsava Ba Lan đã thống nhất lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
GV đặt câu hỏi , gọi Hs khác nhận xét, Nhận xét kết luận.
Ngày 20/11/1958 ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên ở Miền Bắc.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng ngày 20/11 được tổ chức trên cả nước.
Quyết định số167- HĐBT ngày 20/11/1982 của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ lấy ngày 20. 11 làm ngày nhà giáo Việt Nam. Nhằm tôn vinh các nhà giáo. 
Hs trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe GV kết luận
Hs trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe GV kết luận
HS Trả lời: Học tập thật tốt, đạt nhiều hoa điểm mười dâng thầy cô...
Trò chơi giải ô chữ
1.Hàng ngang thứ 1: 12 chữ cái: Là tên 1 giải thưởng dành cho các nhà giáo dạy giỏi và có nhiều tành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
2.Hàng ngang thứ 2: 8 chữ cái: là tên ngôi trường Bác Hồ từng dạy học năm 1910.
3.Hàng ngang thứ 3: 15 chữ cái là tác giả của 2 câu thơ: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
4.Hàng ngang thứ 4: 5 chữ cái Là tên bài hát có lời: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày qua giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấydẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi nhưng ngàn năm làm sao đếm hết công ơn người thầy”
5.Hàng ngang thứ 5: 10 chữ cái Tên gọi của tờ sớ Chu Ăn An tâu vua chém 7 tên nịnh thần.
6.Hàng ngang thứ 6: 9 chữ cái là tên tác giả “Nhật ký trong tù”
7.Hàng ngang thứ 7: 7 chữ cái Khi tham gia trò chơi chiếc nón kỳ diệu bạn quay trúng ô này sẽ không được quay nữa.
8.Hàng ngang thứ 8: 12 chữ cái ngày 01/07 ngày sinh của NĐC là ngày.
7’- 10’
1
V
O
T
R
U
O
N
G
T
O
A
N
2
D
U
C
T
H
A
N
H
3
N
G
U
Y
E
N
D
I
N
H
C
H
I
E
U
4
N
G
U
O
I
T
H
A
Y
5
T
H
A
T
T
R
A
M
S
O
6
H
O
C
H
I
M
I
N
H
7
M
A
T
L
U
O
T
(D
I
E
M)
8
V
A
N
H
O
A
B
E
N
T
R
E
Luật chơi: Thời gian trả lời mỗi câu hỏi 1 phút, mỗi đội trả lời 1 lần. Lần lượt 2 đội chọn câu hỏi hàng ngang cho đội mình. Đội nào chọn từ hàng ngang nhưng không trả lời được thì đội khác có quyền bổ sung. Nếu cả 2 đội không trả lời đúng thì từ hàng ngang đó không được lật lên.
Nếu đội nào trả lời đúng 1 từ hàng ngang thì đạt 10 điểm và sẽ tìm thấy 1 từ khóa của ô chữ vàng, sai không có điểm. Sau khi chọn hết 8 từ hàng ngang 2 đội mới có quyền đoán ô chữ vàng Đại diện 2 đội ghi kết quả vào 1 tờ giấy gửi Gv trả lời đứng đạt 50 điểm. Đội có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng chung cuộc
Học sinh chọn hàng ngang - trả lời câu hỏi
Yêu cầu nghiêm túc không làm ồn khi tham gia trò chơi.
3.Phần kết thúc:
Củng cố: Kể sơ nét về Nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu? Nhà giáo Nguyễn Tất Thành?
Nhận xét tiêt học
-Dặn dò: 
5’
-TPT gọi Hs trả lời, gọi Hs khác nhận xét.
TPT nhận xét.
Nhận xét tinh thần thái độ học tập của lớp
Dặn dò công việc tiết tới
Hs trả lời. Hs khác nhận xét. 
Lắng nghe nhận xét, dặn dò, thực hiện cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac nha giao tieu bieu.doc