BÀi 29 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức :
* Đạt chuẩn
- Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp
- Vai trò của chân khớp đối với thiên nhiên và đời sống con người
- Sự đa dạng và phong phú về cấu tạo, lối sống , môi trường sống của chân khớp
- Nêu tên các chân khớp có ở địa phương.
* Đạt chuẩn mức thấp
- HS trình bày đặc điểm bổ sung của Chân khớp: mắt kép, cấu tạo cơ quan miệng
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng bài học
- Họat động nhóm.
- Trình by
Tuần : 15 Ngàysoạn : 29/11/2010 Tiết : 30 Ngày dạy: 03/12/2010 BÀi 29 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP I.Mục tiêu : 1. Kiến thức : * Đạt chuẩn - Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp - Vai trò của chân khớp đối với thiên nhiên và đời sống con người - Sự đa dạng và phong phú về cấu tạo, lối sống , môi trường sống của chân khớp - Nêu tên các chân khớp có ở địa phương. * Đạt chuẩn mức thấp - HS trình bày đặc điểm bổ sung của Chân khớp: mắt kép, cấu tạo cơ quan miệng 2. Kĩ năng a. Kĩ năng bài học - Họat động nhĩm. - Trình bày b. Kĩ năng sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu ngành Chân khớp cũng như vai trị thực tiễn của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp 3 .Thái độ : - Bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của các loài chân khớp. II.Phương tiện dạy và học : Giáo viên: - Tranh vẽ các hình 29.1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6. SGK - Các tiêu bản, mô hình (nếu có) - Phiếu học tập, máy chiếu Học sinh: Chuẩn bị bài, tranh một số Chân khớp III> Phương pháp Dạy học nhĩm. Vấn đáp- tìm tịi. IV> Họat động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Trả lời s Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ? Kể tên 1 số con?(5đ) s Nêu vai trò của sâu bọ? Cho ví dụ mỗi vai trò của chúng?(5đ) - Cơ thể chia là 3 phần : đầu, ngực, bụng Phần đầu cĩ một đơi râu, ngực cĩ 3 đơi chân, 2 đơi cánh Hô hấp bằng ống khí. Con non phát triển qua các giai đoạn biến thái Cĩ lợi Làm thuốc chữa bệnh Làm thực phẩm Thụ phấn cho cây + Làm thức ăn cho các động vật khác Diệt các sâu bọ cĩ hại Làm sạch mơi trường Cĩ hại Là vật trung gian truyền bệnh Gây hại cho cây trồng Làm hại cho sản xuất nơng nghiệp 2. Vào bài mới * Giới thiệu bài: Như vậy trong ngành chân khớp có đến 3 lớp mà ta đã tìm hiểu ( cho Hs kể), tuy chúng có lối sống, tập tính khác nhau nhưng bên cạnh đó chúng vẫn có những đặc điểm giống nhau. Vậy đó là những điểm gì? 3. Trình tự các họat động Hoạt động của Thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Đặc điểm chung của chân khớp. * Đạt chuẩn: Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp - GV cho học sinh tự nghiên cứu tất cả các hình từ 29.1 à 29. 6. - HS thảo luận nhóm để đánh dấu vào những điểm được coi là đặc điểm chung của ngành. - GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét. - GV cho các nhóm tự đưa ra đặc điểm chung. * Đạt chuẩn mức thấp: HS trình bày đầy đủ đặc điểm của Chân khớp - GV: Ngịai các đặc điểm đã học ở các bài truớc hơm nay chúng ta thấy rằng đặc điểm phân đốt chính là đặc điểm chính để nhận biết Chân khớp, ? Vậy mắt kép là mắt như thế nào - HS trả lời * Hoạt động 2: Sự đa dạng ở chân khớp. * Đạt chuẩn: HS nhận ra Sự đa dạng và phong phú về cấu tạo, lối sống , môi trường sống của chân khớp - GV cho cá nhân Hs lên điền bảng 1 trang 96. - Sau đó cho Hs thử nhận xét “ Chúng đa dạng về cấu tạo như thế nào? Ơû điểm nào?”. - GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng 2 về sự đa dạng tập tính của chúng. - GV gọi các nhóm trả lời và sau đó cho các nhóm nhận xét về sự đa dạng này giúp gì cho chúng trong đời sống. * Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn * Đạt chuẩn: HS trình bày được vai trị của Chân khớp. - GV cho các nhóm tự tìm hiểu vai trò và thảo luận để tự hoàn thành bảng 3 trang 97. - GV gọi các nhóm trả lời. - Cuối cùng, Gv hỏi: s Ngành chân khớp có lợi hay hại đối với con người? Cho ví dụ? - HS trả lời: vừa cĩ lợi, vừa cĩ hại. ? Cần làm gì để số lượng loài động vật có ích không bị nguy hại( Nuôi bổ sung số luợng, đánh bắt không trong giai đoạn sinh sản) I) Đặc điểm chung của chân khớp. - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và là chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. II) Sự đa dạng ở chân khớp. Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và mội trường sống khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. III) Vai trò thực tiễn: 1) Có lợi: Cung cấp thực phẩm cho con người – Là thức ăn cho các động vật khác – Làm thuốc chữa bệnh – Thụ phấn cho cây trồng – Làm sạch môi trường. 2) Có hại: Làm hại cây trồng, cho nông nghiệp – Hại đồ gỗ và tàu thuyền – Là vật trung gian truyền bệnh. 4. Kiểm tra đánh giá - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3. Khoanh Tròn Vào Câu Đúng Nhất Trong Các Câu Sau Câu 1 : Đặc điểm chung của ngành chân khớp là: a. Cơ thể phân đốt, có vỏ kitin, hệ thần kinh dạng chuỗi. hạch não phát triển. b. Cơ thể phân đốt, có vỏ kitin, hệ thần kinh dạng chuỗi, vòng đời có trải qua biến thái. c. Cơ thể phân đốt, có vỏ kitin, hệ thần kinh dạng chuỗi, vòng đời có trải qua biến thái, hạch não phát triển. d. có vỏ kitin, hệ thần kinh dạng chuỗi, vòng đời có trải qua biến thái, hô hấp bằng ống khí Câu 2: Để bảo vệ mùa màng cần diệt trừ sâu hại trong giai đoạn nào : a. Trứng kén. b. Sâu non, c. Trưởng thành. Câu 3 : Trong ba lớp của ngành chân khớp thì . . . . .. . . . . . . . . .có giá trị thực phẩm lớn nhất. a. Lớp giáp xác. b. Lớp hình nhện. c. Lớp sâu bọ. Câu 4 : Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ : a. Hệ thần kinh và giác quan phát triển. b. Cấu tạo cơ quan phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau . c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 5. Huớng dẫn dặn dò : - Học lại từ bài động vật nguyên sinh đến bài đặc điểm chung của chân khớp. IV. Rút kinh nghiệm Duyệt của Tổ chuyên mơn Tổ truởng Nguyễn Thị Tuyến Nga .. .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm: