Bài 44 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày tính đa dạng của lớp Chim.
- Trình bày được đặc trưng nhất để phân biệt 3 nhóm chim thường gặp trong lớp Chim (Chim chạy, Chim bay và Chim bơi).
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống và vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đời sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng so sánh, phân tích khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Chim.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
Tuần 24 Ngày soạn: Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: Bài 44 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày tính đa dạng của lớp Chim. - Trình bày được đặc trưng nhất để phân biệt 3 nhóm chim thường gặp trong lớp Chim (Chim chạy, Chim bay và Chim bơi). - Nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi với môi trường sống và vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đời sống. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng so sánh, phân tích khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp Chim. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. - Giáo dục ý thức bảo vệ các loài chim có lợi. II. PHÂN TÍCH THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG * Đa dạng của lớp Chim: số lượng, thành phần loài, môi trường sống. * Đặc điểm của một số loài chim: đà điểu Úc, chim cánh cụt, chim ưng. * Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ: Chim chạy, Chim bay và Chim bơi là cơ quan di chuyển. * Đặc điểm chung lớp Chim: - Mình có lông vũ bao phủ. - Cơ quan di chuyển: chi trước biến đổi thành cánh. - Hệ hô hấp: phổi có mạng ống khí, túi khí. - Hệ tuần hoàn: 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể giàu oxi. - Sinh sản: thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi bao bọc, được ấp mở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ. - Thân nhiệt: là động vật hằng nhiệt. * Vai trò: - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. + Cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Giúp phát tán cây rừng. - Có hại: + Ăn hạt, quả, cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập so sánh 3 nhóm chim. 2. Học sinh: tìm hiểu tranh ảnh một số đại diện lớp chim. Phiếu học tập so sánh 3 nhóm chim: Nhãm chim §¹i diÖn M«i trêng sèng §Æc ®iÓm cÊu t¹o C¸nh C¬ ngùc Ch©n Ngãn Ch¹y §µ ®iÓu B¬i Chim c¸nh côt Bay Chim ng IV. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp – tìm tòi. - Trực quan. - Hoạt động nhóm. V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn và hô hấp của chim bồ câu? Đáp án: * Đặc điểm hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, chia 2 nửa, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể giàu oxi. * Đặc điểm hệ hô hấp: - Phổi có mạng ống khí. - Trao đổi khí: + Khi bay – do túi khí. + Khi đậu – do phổi. 3. Bài mới a. Mở bài: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về chim bồ câu, 1 đại diện của lớp Chim. Vậy sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. b. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: tìm hiểu các nhóm chim I. CÁC NHÓM CHIM HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 trang 143 SGK, quan sát hình 44.1, 2, 3, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên treo đáp án, các nhóm nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và sửa sai. ? Đặc điểm nào đặc trưng nhất để phân biệt 3 nhóm chim ? - GV nhận xét và sửa sai. ? Vì sao nói lớp Chim rất đa dạng ? - GV nhận xét và rút ra nội dung. - HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 trang 143 SGK, quan sát hình 44.1, 2, 3 SGk, thảo luận nhóm (mỗi tổ làm thành 1 nhóm) hoàn thành phiếu học tập. 2 nhóm hoàn thành trước sẽ treo lên bảng, các nhóm còn lại sẽ nhận xét và sửa sai. - HS suy nghĩ và trả lời. Yêu cầu HS nêu được: đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 nhóm chim là cơ quan di chuyển. 1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét. - HS suy nghĩ và trả lời. Yêu cầu HS nêu được: Lớp Chim rất đa dạng: nhiều loài, cấu tạo cơ thể đa dạng, sống ở nhiều môi trường. 1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. Nội dung: Lớp chim rất đa dạng: số lượng nhiều, môi trường sống phong phú, chia làm 3 nhóm: 1. Nhóm Chim chạy. 2. Nhóm Chim bơi. 3. Nhóm Chim bay. Hoạt động 2: tìm hiểu đặc điểm chung của lớp Chim II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV cho HS nêu lần lượt đặc điểm chung của chim. - GV nhận xét và rút ra nội dung. - GV cho HS biết về cách ấp trứng của chim cánh cụt: chim trống và chim mái thay nhau kẹp trứng vào giữa 2 chân để ấp kể cả khi di chuyển. - HS suy nghĩ và lần lượt nêu đặc điểm chung của chim. Nội dung: - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. - Có mỏ sừng. - Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. - Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Là động vật biến nhiệt. Hoạt động 3: tìm hiểu về vai trò của chim III. VAI TRÒ CỦA CHIM HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: ? Nêu lợi ích và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người ? Ví dụ? - GV nhận xét và rút ra nội dung. Giáo dục bảo vệ các loài chim có lợi: ? Chim có vai trò rất quan trọng đối với con người, vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng của chúng ? GV nhận xét và rút ra đáp án: + Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên để duy trì nơi sống thích hợp cho những loài chim. + Thành lập các khu vườn nuôi nhằm giữ và nhân giống chim, đặc biệt là những loài quý hiếm và đang có nguy cơ bị tiêu diệt. + Cần phải có luật về bảo vệ thiên nhiên, luật săn bắn chim hợp lí. + Tăng cường tuyên truyền giáo dục mọi người bảo vệ chim, ngăn cấm phá tổ, săn bắn bừa bãi - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS nêu được: + Lợi ích: ăn sâu bọ và đông vật gặm nhấm, cung cấp thực phẩm, làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh, huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch, giúp phát tán cây rừng. + Có hại: ăn hạt, quả, cá; là động vật trung gian truyền bệnh. 1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. - HS suy nghĩ và trả lời. 1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung. Nội dung: - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. + Cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Giúp phát tán cây rừng. - Có hại: + Ăn hạt, quả, cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. 4. Củng cố GV yêu cầu HS câu hỏi sau: ? Nêu đặc điểm chung của lớp Chim ? 1 đến 2 HS nêu, các HS nhận xét và bổ sung. GV nhận xét và nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Đáp án: Đặc điểm chung của lớp Chim: - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. - Có mỏ sừng. - Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. - Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Là động vật biến nhiệt. 5. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trừ câu 1 trang 146 SGK không yêu cầu HS trả lời. - Đọc mục “Em có biết”. - Ôn lại nội dung kiến thức lớp Chim. - Kẻ bảng trang 150 SGK vào vở, mỗi nhóm chuẩn bị 1 phiếu học tập nội dung là bảng trang 150 SGK.
Tài liệu đính kèm: