Giáo án Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Giáo án Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ)

Bài 46 THỎ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

- Giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến bộ hơn chim bồ câu.

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.

- Nêu được cách di chuyển của thỏ.

2. Kĩ năng

- Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 10602Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 Bài 46: Thỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 6/2/2012
Tiết PPCT: 48 Ngày dạy: 13/2/2012
 LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ)
Bài 46 THỎ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- Giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến bộ hơn chim bồ câu.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Nêu được cách di chuyển của thỏ.
2. Kĩ năng
- Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học.
II. PHÂN TÍCH THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
* Hệ sinh dục : có cơ quan giao phối, đẻ con, nuôi con bằng sữa. 
* Cấu tạo ngoài:
- Thân: phủ lông dày, xốp bằng chất sừng.
- Mắt: có mi cử động, có lông mi.
- Chi có vuốt sắc:
+ Chi trước: ngắn.
+ Chi sau dài, khỏe.
* Di chuyển: nhảy bằng cả 2 chân sau.
* Là động vật hằng nhiệt.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh phóng to hình 46.1 SGK. 
- Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 150 SGK. 
Bé phËn c¬ thÓ
§Æc ®iÓm cÊu t¹o ngoµi
Sù thÝch nghi víi ®êi sèng vµ tËp tÝnh lÈn trèn kÎ thï
Bé l«ng
Bé l«ng mao
Gi÷ nhiÖt, b¶o vÖ thá khi Èn trong bôi rËm
Chi ( cã vuèt)
Chi tr­íc ngắn
§µo hang
Chi sau dài, khỏe
BËt nh¶y xa, ch¹y trèn nhanh
Gi¸c quan
Mòi thính, l«ng xóc gi¸c nhạy bén
Th¨m dß thøc ¨n vµ m«i tr­êng
Tai cã vµnh tai dài, lớn, cử động theo các phía
§Þnh h­íng ©m thanh ph¸t hiÖn sím kÎ thï
M¾t cã mÝ cö ®éng
Gi÷ m¾t kh«ng bÞ kh«, b¶o vÖ khi thá trèn trong bôi gai rËm.
2. Học sinh
- Kẻ bảng trang 150 SGK vào vở, mỗi nhóm chuẩn bị 1 phiếu học tập kẻ bảng trang 150 SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim?
Trả lời:
* Đặc điểm chung của lớp Chim:
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật biến nhiệt.
* Vai trò của lớp Chim:
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.
+ Giúp phát tán cây rừng.
- Có hại:
+ Ăn hạt, quả, cá
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
3. Bài mới
a. Mở bài: Gi¸o viªn giíi thiÖu líp thó lµ líp ®éng vËt cã cÊu t¹o c¬ thÓ hoµn chØnh nhÊt trong giíi ®éng vËt. Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu 1 đại diện của lớp Thú lµ con thá.
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: tìm hiểu về đời sống của thỏ
I. ĐỜI SỐNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 149, thảo luận nhóm hoàn thành những vấn đề về đời sống của thỏ:
+ Nơi sống ?
+ Thức ăn và thời gian kiếm ăn ?
+ Cách lẩn trốn kẻ thù ?
+ Thân nhiệt ?
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
? Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc bằng gỗ ?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 149 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành những vấn đề về hình thức sinh sản của thú:
+ Nơi thai phát triển ?
+ Bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường (cơ thể mẹ) ?
+ Đặc điểm con non ?
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
? Hiện tượng thai sinh tiến hóa hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào ?
- GV nhận xét và giải thích.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm (2 bàn làm thành 1 nhóm) hoàn thành những vấn đề về đời sống của thỏ.
Yêu cầu HS nêu được:
+ Thỏ có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau.
+ Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về ban đêm.
+ Là động vật hằng nhiệt.
1 đến 2 nhóm cử đại diện trình bày ý kiến, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.
1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin trang 149 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành những vấn đề về hình thức sinh sản của thú.
Yêu cầu HS nêu được:
+ Thụ tinh trong, thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
+ Nhau thai là bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường (cơ thể mẹ).
+ Con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ. 
Đại diện 1 đến 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời.
1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Nội dung:
- Là động vật hằng nhiệt.
- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, hoạt động về ban đêm.
- Đẻ con (thai sinh), nuôi con bằng sữa mẹ.
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ
II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV treo tranh hình 46.2, 3 SGK, giới thiệu về cấu tạo ngoài của thỏ.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 149, 150 kết hợp quan sát tranh hình 46.2, 3 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án để HS đối chiếu, sửa sai.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 46.4, 5 , nghiên cứu thông tin trang 150 SGK, trả lời lần lượt những câu hỏi sau:
? Thỏ di chuyển bằng cách nào ?
? Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi (lưu ý trên đường chạy của thỏ có cả những đoạn có bụi cây rậm rạp và các hang trong đất) ?
 ? Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt, vì sao ?
- GV nhận xét và rút ra nội dung.
a. Cấu tạo ngoài
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.
- HS nghiên cứu thông tin trang 149, 150 kết hợp quan sát hình 46.2, 3 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất sẽ lên treo phiếu học tập lên bảng. 2 nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
b. Di chuyển
- HS nghiên cứu thông tin trang 150, quan sát hình 46.5 SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu HS nêu được:
+ Thỏ di chuyển: kiểu nhảy cả hai chân sau.
+ Thỏ chạy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên trong một số trường hợp bị mất đà.
+ Do sức bền của thỏ kém, còn của thú ăn thịt sức bền lớn nên dù vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt nhưng vẫn bị bắt.
1 đến 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Nội dung: 
a. Cấu tạo ngoài
Bảng phụ (bảng trang 150 SGK). Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bé phËn c¬ thÓ
§Æc ®iÓm cÊu t¹o ngoµi
Sù thÝch nghi víi ®êi sèng vµ tËp tÝnh lÈn trèn kÎ thï
Bé l«ng
Bé l«ng mao
Gi÷ nhiÖt, b¶o vÖ thá khi Èn trong bôi rËm
Chi ( cã vuèt)
Chi tr­íc ngắn
§µo hang
Chi sau dài khỏe
BËt nh¶y xa, ch¹y trèn nhanh
 Gi¸c quan
Mòi thính, l«ng xóc gi¸c nhạy bén
Th¨m dß thøc ¨n vµ m«i tr­êng
Tai cã vµnh tai dài, lớn, cử động theo các phía
§Þnh h­íng ©m thanh ph¸t hiÖn sím kÎ thï
M¾t cã mÝ cö ®éng
Gi÷ m¾t kh«ng bÞ kh«, b¶o vÖ khi thá trèn trong bôi gai rËm.
b. Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau.
4. Củng cố
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau :
? Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống ?
1 đến 2 HS nhắc lại, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Trả lời : bảng phụ.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em cã biÕt”.
- Xem lại cấu tạo bộ xương thằn lằn, tìm hiểu cấu tạo trong của thỏ chuẩn bị cho bài hôm sau.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 phiếu học tập :
Hệ cơ quan
Vị trí
Các thành phần
Tiêu hóa
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết
Mỗi HS kẻ phiếu học tập sẵn vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 46. Lớp Thú.doc