Giáo án Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

Giáo án Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển và ss, dd của trùng biến hình và trùng giày.

- HS thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

- HS rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 5.13 sgk.

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

a. Nêu cấu tạo và hình thức sinh sản của trùng roi xanh?

b. Tập đoàn trùng roi dinh dưỡng và sinh sản như thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2333Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
*********
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển và ss, dd của trùng biến hình và trùng giày.
- HS thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.
- HS rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 5.1à3 sgk.
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
a. Nêu cấu tạo và hình thức sinh sản của trùng roi xanh?
b. Tập đoàn trùng roi dinh dưỡng và sinh sản như thế nào?
3/ Giảng bài mới:
*GV giới thiệu bài :
Hôm trước các em đã nghiên cứu một đại diện của ngàng động vật nguyên sinh đó là trùng roi xanh. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu 2 đại diện nữa của ngành động vật nguyên sinh nữa đó là trùng biến hình và trùng giày.
Hoạt động 1: ( 15 phút )
Tìm hiểu về trùng biến hình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV treo tranh phóng to hình 5.1 sgk.
- Gv thông báo môi trường sống của trùng biến hình.
?: Trùng biến hình có cấu tạo như thế nào?
 Hình thức di chuyển?
- GV nhận xét. Nhấn mạnh:
Khả năng biến đổi qua lại giữa lớp trong (lỏng) và lớp ngoài (quánh) của chất nguyên sinh nhờ khả năng đó chân giả có thể hình thành và biến mất ở bất kì chỗ nào trên cơ thể.
- Gv yêu cầu hs trình bày cách hình thành không bào tiêu hóa và không bào co bóp.
- GV nhận xét.
- GV treo tranh hình 5.2sgk.
- GV yêu cầu hs sắp xếp lại 4 câu ngắn về quá trình bắt mồi và tiêu hóa của trùng biến hình 
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu hs đọc thông tin và ghi nhớ về hoạt động hô hấp, bài tiết của trùng biến hình.
- GV thông báo hình thức ss của trùng biến hình.
?: SS hình thức ss của trùng roi và trùng biến hình?
- GV nhận xét. Kết luận.
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ghi nhớ.
- HS đọc thông tin sgk.
- HS trình bày cách hình thành không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
- HS quan sát và sắp xếp.
- Yêu cầu hs sắp xếp được:
2 – 1 – 3 – 4
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ghi nhớ.
*Két luận:
Cấu tạo:Gồm có một tế bào có:
+ Chất nguyên sinh lỏng, nhân.
+ Không bào tiêu hóa, không bào co bóp.
Di chuyển: nhờ chân giả.
Dinh dưỡng: tiêu hóa nội bào.
Bài tiết: nhờ không bào co bóp.
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
Hoạt động 2: ( 15 phút )
Tìm hiểu về trùng giày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV cho hs quan sát tranh 5.3 sgk.
- GV yêu cầu hs nêu cấu tạo của trùng giày.
- Gv nhận xét. Yêu cầu hs xác định trên tranh.
- Gv yêu cầu hs thảo luận:
+ Hình thức dinh dưỡng của trùng giày.
+ Quá trình sinh sản.
- GV giải thích cho hs rõ về hình thức ss tiếp hợp.
- GV yêu cầu hs so sánh giữa trùng giày và trùng biến hình các nội dung sau:
+ Nhân,không bào
+ Cách lấy thức ăn
+ Quá trình tiêu hóa và thải bã.
- GV nhận xét. Kết luận.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu cấu tạo của trùng giày.
- HS lên bảng xác định trên tranh.
- HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày.
- HS ghi nhớ.
- HS thảo luận so sánh.
- Đại diện hs trình bày.
- HS ghi nhớ.
*Kết luận:
Cấu tạo: gồm một tế bào có:
+ Nhân lớn, nhân nhỏ.
+ Không bào co bóp, không bào tiêu hóa, rãnh miệng, hầu.
+ Lông bơi xung quanh cơ thể.
Di chuyển: nhờ lông bơi.
Dinh dưỡng: 
Thức ănà Miệngà Hầuà Không bào tiêu hóaà Biến đổi nhờ enzim. Chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Chất bã à Không bào co bópà Lỗ thoát ra ngoài.
Sinh sản:
+ Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
+ Hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Hoạt động 3:(5 phút)
 	 Kiểm tra đánh giá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập sau:
1/Hình dạng cơ thể trùng biến hình:
Dạng hình thoi
Dạng giống đế giày
Hình dạng không ổn định thường biến đổi.
2/ Cơ thể động vật nguyên sinh chứa 2 nhân là:
a. Trùng biến hình b. Trùng roi c. Trùng giày
3/ Nêu các hình thức sinh sản của trùng giày.
- GV gọi hs lên điền vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
- HS hoàn thành bảng.
- HS ghi nhớ.
Hoạt động 4:(5 phút)
Dặn dò
-Học bài. Đọc “Em có biết”
- Xem bài mới:
+ Tìm hiểu về bệnh sốt rét: nguyên nhân và cách phòng tránh.
+ Các biện pháp vệ sinh môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 5.doc