Giáo án Sinh học 7 bài 8 đến 10

Giáo án Sinh học 7 bài 8 đến 10

CHƯƠNG II- NGÀNH RUỘT KHOANG

Bài 8: THUỶ TỨC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

 

doc 12 trang Người đăng vultt Lượt xem 1478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 bài 8 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chương II- Ngành ruột khoang
Bài 8: Thuỷ tức
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức nếu bắt được.
- HS: Kẻ bảng 1 vào vở.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chung của ĐVNS.
3. Bài học
	VB như SGK.
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 và 8.2, đọc thông tin trong SGK trang 29 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức?
- Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?
- GV gọi các nhóm chữa bài bằng cách chỉ các bộ phận cơ thể trên tranh và mô tả cách di chuyển trong đó nói rõ vai trò của đế bám.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV giảng giải về kiểu đối xứng toả tròn.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29, kết hợp với hình vẽ và ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng: trên là lỗ miệng, trụ dưới có đế bám.
+ Kiểu đối xứng: toả tròn
+ Có các tua ở lỗ miệng.
+ Di chuyển: sâu đo, lộn đầu.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Cấu tạo ngoài: hình trụ dài
+ Phần dưới là đế, có tác dụng bám.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
+ Đối xứng toả tròn.
- Di chuyển: kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức, đọc thông tin trong bảng 1, hoàn thành bảng 2 vào trong vở bài tập.
- GV ghi kết quả của nhóm lên bảng.
- Khi chọn tên loại tế bào ta dựa vào đặc điểm nào?
- GV thông báo đáp án đúng theo thứ tự từ trên xuống.
1: Tế bào gai
2: Tế bào sao (tế bào thần kinh)
3: Tế bào sinh sản
4: Tế bào mô cơ tiêu hoá
5: Tế bào mô bì cơ
- GV cần tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- Trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- GV giảng giải: Lớp trong còn có tế bào tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô bì cơ tiêu hoá, tế bào tuyến tiết dịch vào khoang vị để tiêu hoá ngoại bào. ở đây đã có sự chuyển tiếp giữa tiêu hoá nội bào (kiểu tiêu hoá của động vật đơn bào) sang tiêu hoá ngoại bào (kiểu tiêu hoá của động vật đa bào).
- Cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng 1 của SGK.
- Đọc thông tin về chức năng từng loại tế bào, ghi nhó kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến về tên gọi các tế bào.
- Yêu cầu:
+ Xác đinh vị trí của tế bào trên cơ thể.
+ Quan sát kĩ hình tế bào thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng.
+ Chọn tên phù hợp.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1, 2, 3..., các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi và tự sửa chữa (nếu cần).
- Có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng.
- HS tự rút ra KL
- HS tiếp thu kiến tức. 
Kết luận: 
- Thành cơ thể có 2 lớp:
+ Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ.
+ Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá
- Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi).
Hoạt động 3: Hoạt động dinh dưỡng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK trang 31, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
- Nhờ loại tế bào nào của cơ thể, thuỷ tức tiêu hoá được con mồi?
- Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?
- Các nhóm chữa bài.
- GV hỏi: - Thuỷ tức dinh dưỡng bằng cách nào?
- Nếu HS trả lời không đầy đủ, GV gợi ý từ phần vừa thảo luận.
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân HS quan sát tranh, chú ý tua miệng, tế bào gai.
+ Đọc thông tin trong SGK.
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu:
+ Đưa mồi vào miệng bằng tua.
+ Tế bào mô cơ thiêu hoá mồi.
+ Lỗ miệng thải bã.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến.
- Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
Hoạt động 4: Sự sinh sản
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh “sinh sản của thuỷ tức”, trả lời câu hỏi:
- Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào?
- GV gọi 1 vài HS chữa bài tập bằng cách miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thuỷ tức.
- GV yêu cầu từ phân tích ở trên HS hãy rút ra kết luận về sự sinh sản của thuỷ tức.
- GV bổ sung thêm hình thức sinh sản đặc biệt, đó là tái sinh.
- GV giảng thêm: khả năng tái sinh cao ở tuỷ tức là do thuỷ tức còn có tế bào chưa chuyên hoá.
- Tại sao gọi thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp?
(Gợi ý dựa vào cấu tạo và dinh dưỡng của thuỷ tức).
- HS tự quan sát tranh, tìm kiếm kiến thức, yêu cầu:
+ Chú ý: U mọc trên cơ thể thuỷ tức mẹ.
+ Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ.
- Một số HS chữa bài, HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe GV giảng.
- HS trả lời.
Kết luận: 
- Các hình thức sinh sản 
+ Sinh sản vô tính: bằng cách mọc chồi.
+ Sinh sản hữu tính: bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào số đầu câu đúng:
1. Cơ thể đối xứng 2 bên
2. Cơ thể đối xứng toả tròn
3. Bơi rất nhanh trong nước
4. Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài – trong
5. Thành cơ thể có 3 lớp : ngoài, giữa và trong.
6. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn
7. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám.
8. Có lỗ miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài.
9. Tổ chức cơ thể chưa phân biệt chặt chẽ.
Đáp án: 2, 4, 7, 8, 9
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Đọc và trả lời câuhỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Kẻ bảng “Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang”.
Tuần 5
Tiết 9
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh hình SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.
- Chuẩn bị xi lanh bơm mực tím, 1 đoạn xương san hô.
- Kẻ phiếu học tập vào vở.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Cấu tạo, cách di chuyển của thuỷ tức?
3. Bài học
	VB như SGK.
Hoạt động 1: Đa dạng của ruột khoang
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK trang 33, 34, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm HS để có nhiều ý kiến và gây hứng thú học tập.
- GV nên dành nhiều thời gian để các nhóm trao đổi đáp án.
- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm, cho HS theo dõi phiếu chuẩn.
- Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu, tự nghiên cứu SGK và ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời và hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng đặc biệt của từng đại diện.
+ Cấu tạo: đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hoá.
+ Di chuyển có liên quan đến cấu tạo cơ thể.
+ Lối sống: đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô.
- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào từng nội dung của phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS các nhóm theo dõi, tự sửa chữa nếu cần.
TT
Đại diện
Đặc điểm
Thuỷ tức
Sứa
Hải quỳ
San hô
1
Hình dạng
Trụ nhỏ
Hình cái dù có khả năng xoè, cụp
Trụ to, ngắn
Cành cây khối lớn.
2
Cấu tạo
- Vị trí
- Tầng keo
- Khoang miệng
- ở trên
- Mỏng
- Rộng
- ở dưới
- Dày
- Hẹp
- ở trên
- Dày, rải rác có các gai xương
- Xuất hiện vách ngăn
- ở trên
- Có gai xương đá vôi và chất sừng
- Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể.
3
Di chuyển
- Kiểu sâu đo, lộn đầu
- Bơi nhờ tế bào có khả năng co rút mạnh dù.
- Không di chuyển, có đế bám.
- Không di chuyển, có đế bám
4
Lối sống
- Cá thể
- Cá thể
- Tập trung một số cá thể
- Tập đoàn nhiều các thể liên kết.
- Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi tự do như thế nào?
San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào?
- GV dùng xi lanh bơm mực tím vào 1 lỗ nhỏ trên đoạn san hô để HS thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô.
- GV giới thiệu luôn cách hình thành đảo san hô ở biển.
- Nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Phiếu học tập.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu vai trò của ruột khoang.
- Kẻ bảng trang 42 vào vở. 
Tiết 10
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò 
của ngành ruột khoang
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang.
- Học sinh chỉ rõ được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học, bảo vệ động vật quý, có giá trị.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 10.1 SGK trang 37.
- HS : kẻ bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang, chuẩn bị tranh ảnh về san hô.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Đặc điểm của sứa, hải quỳ, san hô? 
3. Bài học
	Chúng ta đã học một số đại diện của ngành ruột khoang, chúng có những đặc điểm gì chung và có giá trị như thế nào?
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm cơ bản nhất của ngành.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, quan sát H 10.1 SGK trang 37 và hoàn thành bảng “Đặc điểm chung của một số ngành ruột khoang”.
- GV kẻ sẵn bảng này để HS chữa bài.
- GV quan sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu và động viên nhóm khá.
- GV gọi 1 số nhóm lên chữa bài.
- GV cần ghi ý kiến bổ sung cảu các nhóm để cả lớp theo dõi và có thể bổ sung tiếp.
- Tìm hiểu một số nhóm có ý kiến trùng nhau hay khác nhau.
- Cho HS quan sát bảng chuẩn kiến thức.
- Cá nhân HS quan sát H 10.1, nhớ lại kiến thức đã học về sứa, thuỷ tức, hải quỳ, san hô, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng.
- Yêu cầu:
+ Kiểu đối xứng.
+ Cấu tạo thành cơ thể.
+ Cách bắt mồi dinh dưỡng.
+ Lối sống.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào từng nội dung.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang
TT
 Đại diện
Đặc điểm
Thuỷ tức
Sứa
San hô
1
Kiểu đối xứng
Toả tròn
Toả tròn
Toả tròn
2
Cách di chuyển
Lộn đầu, sâu đo
Lộn đầu co bóp dù
Không di chuyển
3
Cách dinh dưỡng
Dị dưỡng
Dị dưỡng
Dị dưỡng
4
Cách tự vệ
Nhờ tế bào gai
Nhờ tế bào gai, di chuyển
Nhờ tế bào gai
5
Số lớp tế bào của thành cơ thể
2
2
2
6
Kiểu ruột
Ruột túi
Ruột túi
Ruột túi
7
Sống đơn độc, tập đoàn.
Đơn độc
Đơn độc
Tập đoàn
- GV yêu cầu từ kết quả của bảng trên HS cho biết: đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
- HS tự rút ra kết luận.
- HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản như: đối xứng, thành cơ thể, cấu tạo ruột.
Kết luận: 
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
Hoạt động 2: Vai trò của ngành ruột khoang
Mục tiêu: HS chỉ rõ được lợi ích và tác hại của ruột khoang.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống?
- Nêu rõ tác hại của ruột khoang?
- GV tổng kết những ý kiến của HS, ý kiến nào chưa đủ, GV bổ sung thêm.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân đọc thông tin SGK trang 38 kết hợp với tranh ảnh sưu tầm được và ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được:
+ Lợi ích: làm thức ăn, trang trí....
+ Tác hại: gây đắm tàu...
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
Ngành ruột khoang có vai trò:
+ Trong tự nhiên:
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
+ Đối với đời sống:
- Làm đồ trang trí, trang sức: san hô
- Là nguồn cung cấp nguyênliệu vôi: san hô
- Làm thực phẩm có giá trị: sứa
- Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Tác hại:
- Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.
- Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập:
 Đặc điểm
Đại diện
Cấu tạo
Di chuyển
Sinh sản
Thích nghi
Sán lông
Sán lá gan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 7 rat chuan.doc