Giáo án Sinh học 7 tiết 23 và 24

Giáo án Sinh học 7 tiết 23 và 24

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

LỚP GIÁP XÁC

Tiết 23: TÔM SÔNG

I.Xác định mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:- HS biết được vì sao tôm sông xếp vào lớp giáp xác thuộc ngành chân khớp. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài tôm thích nghi với đời sống ở nước. Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng sinh sản của tôm.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, kĩ năng làm việc theo nhóm.

3.Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn.

II. Xác định phương pháp:

- Thực hành kết hợp hoạt đông theo nhóm và làm việc với SGK

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 23 và 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 8/11/2009
Ngày dạy: 12 /11/2009
Chương V: ngành chân khớp
Lớp giáp xác
Tiết 23: Tôm sông
I.Xác định mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:- HS biết được vì sao tôm sông xếp vào lớp giáp xác thuộc ngành chân khớp. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài tôm thích nghi với đời sống ở nước. Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng sinh sản của tôm.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, kĩ năng làm việc theo nhóm.
3.Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn.
II. Xác định phương pháp:
- Thực hành kết hợp hoạt đông theo nhóm và làm việc với SGK
III) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm
- Mẫu vật tôm sông
- Bảng phụghi nội dung bảng 1
2) Học sinh:
- Mỗi nhóm mang tôm sông, tôm chín.
IV.Hoạt động dậy học
1) ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển.
*Vỏ cơ thể .
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm→ thảo luận nhóm các câu hỏi :
+ Cơ thể tôm gồm mấy phần ?
+ Nhận xét màu sắc vỏ tôm ?
+ Bóc một vài khoanh vỏ→ nhận xét độ cứng.
- GV chốt lại kiến thức .
- GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau→ giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau?
+ Khi nào tôm có màu hồng ?
* Các phần phụ và chức năng .
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước :
+ Quan sát mẫu đối chiếu H22.1 SGK xác định tên vị trí các phần phụ trên con tôm?
+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK tr.75.
- GV treo bảngphụ gọi HS dán các mảnh giấy rời.
- GV gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ.
* Di chuyển :
- Tôm có những hình thức di chuyển nào ?
+ Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? 
* Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn đọc thông tin SGK tr.74,75, thảo luận thống nhất ý kiến .
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.
* Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn → ghi kết quả quan sát ra giấy .
 - Các nhóm thảo luận →Điền bảng 1 
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ
- Lớp nhận xét bổ sung
* HS trả lời: Tôm di chuyển :
- Bò 
- Bơi: Tiến, lùi
- nhảy
1) Cấu tạo ngoài và di chuyển .
a) cấu tạo ngoài.
* Cơ thể tôm gồm:
- Đầu ngực:
 + Mắt, râu: Định hướng phát hiện mồi .
+ Chân hàm: Giữ và xở lí mồi 
+ Chân ngực: Bò và bắt mồi 
- Bụng:
+ Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng( con cái).
+ Tấm lái: Lái giúp tôm nhảy.
b) Di chuyển 
- Bò
- Bơi: tiến lùi
- Nhảy.
* Hoạt động 2: Dinh dưỡng
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi 
+ Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? thức ăn của tôm là gì ?
+ Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm ?
- GV cho HS đọc thông tin SGK chốt lại kiến thức.
- Các nhóm thảo luận tự rút ra nhận xét
2) Dinh dưỡng.
- Tiêu hóa:
+ Tôm ăn tạp hoạt động về đêm .
+ Thức ăn được tiêu hóa ỏ dạ dày, hấp thụ ở ruột.
- Hô hấp thở bằng mang
- Bài tiết: Qua tuyến bài tiết.
* Hoạt động 3: Sinh sản
- GV cho HS quan sát tôm→ phân biệt đâu là tôm đực tôm cái 
- thảo luận 
+ Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì ?
+ Vì sao ấu trùng tôm phảI lột xác nhiều lần để lớn lên?
- HS quan sát tôm để tìm ra tôm đực và tôm cái.
- HS thảo luận thống nhất trả lời câu hỏi.
3) Sinh sản 
- Tôm phân tính:
+ Con đực càng to
+ Con cái ôm trứng bảo vệ.
- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.
4) Củng cố và đánh giá:
- GV cho HS làm tập
* tôm thuộc lớp giáp xác vì:
Vỏ cơ thể bằng ki tin ngấm canxi nên cứng như áo giáp 
Tôm sống ở nước 
Cả a và b
5) hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị thực hành: Tôm còn sống 2 con/ nhóm 
Tuần 12
Ngày soạn: 8/11/2009
Ngày dạy: 14 /11/2009
Tiết 24: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông
I.Xác định mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:- Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. Nhận biết một số nội quan của tôm: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
2Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống. Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3 GD ý thức nghiêm túc, cẩn thận.
II.Xác định phương pháp:
- Thực hành kết hợp vấn đáp và làm việc theo nhóm.
III) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Tôm sông còn sống 2 con
- Chậu mổ. Bộ đồ mổ, kính lúp.
2) Học sinh:
- Tôm sông còn sống mỗi nhóm 2 con
IV.Hoạt động dậy học
1) ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1- Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hưỡng dẫn ở H23.1A,B( SGKtr.77)
- Dùng kính lúp quan sát một chân ngực kèm lá mang→ nhận biết các bộ phận chú thích vào H23.1 thay các con số 1,2,3,4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp→ Điền bảng.
Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- bám vào gốc của chân ngực 
-Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo ôxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước 
a) Mổ tôm
- Cách mổ như SGK
- Đổ ngập nước tren cơ thể tôm
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài
b) Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan .
* Cơ quan tiêu hóa 
- Đặc điểm:thực quản ngắn, dạ dày có màu tối
- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu với H23.3A sgk tr.78
-Điền chú thích vào các chữ số H23.3B
* Cơ quan thần kinh
- Cách mổ
- Cấu tạo
- Tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu mổ
- Chú thích vào H23.3C
Bước 3 : HS tiến hành quan sát.
- HS tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi tơi các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót
- HS khi quan sát đến đâu ghi chép đến đó
Bước 3: Viết thu hoạch
- Hoàn thành bảng ý nghĩa dặc điểm các lá mang ở nội dung 1
- Chú thích các H23.1B; 23.3B,C thay cho các chữ số
4) Củng cố:
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhổmtng giờ thực hành.
- đánh giá mẫu mổ của các nhóm.
- GV căn cứ vào kĩ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để cho điểm các nhóm.
- Các nhóm thu don vệ sinh.
5) Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.
- kẻ phiếu học tập và bảng tr.81 SGK vào vở bài tập.
Chữ ký BGH
Ngày 9 tháng 11 năm 2009
Phạm Ngọc Chí

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc