Giáo án Sinh học 7 tiết 7 và 8

Giáo án Sinh học 7 tiết 7 và 8

Tiết7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG- VAI TRÒ THỰC TIỄN

CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

I)Xác định mục tiêu bài học

1.kiến thức:HS nêu được đặc điểm chung của ngàng ĐVNS. Nhận biết được vai trò của ĐVNS

2.kĩ năng:rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3.giáo dục:GD ý thức học tập bộ môn.

II.Xác định phương pháp:

Vấn đáp kết hợp quan sát mẫu tranh và hoạt động nhóm, Vấn đáp kết hợp quan sát và làm việc với SGK

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 7 và 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 14/9/2209 
Ngày dạy: 15/9/2009
Tiết7: đặc điểm chung- vai trò thực tiễn
của động vật nguyên sinh
I)Xác định mục tiêu bài học
1.kiến thức:HS nêu được đặc điểm chung của ngàng ĐVNS. Nhận biết được vai trò của ĐVNS 
2.kĩ năng:rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3.giáo dục:GD ý thức học tập bộ môn.
II.Xác định phương pháp:
Vấn đáp kết hợp quan sát mẫu tranh và hoạt động nhóm, Vấn đáp kết hợp quan sát và làm việc với SGK
III) Chuẩn bị
1) Giáo viên: Tranh vẽ ĐVNS 
2) Học sinh
IV.Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: nêu đặc điểm ĐVNS sống tự do và sống kí sinh
3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Đặc điểm chung.
- GV yêu cầu HS quan sát H1 số trùng đã học, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 .
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài
- GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 
- GV ghi phần bổ sung vào bên cạnh của các nhóm
- GV cho HS quan sát bảng chuẩn kiến thức 
- GV yêu cầu tiếp tục trả lời nhóm thực hiện 3 câu hỏi:
+ Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì?
+ Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì?
+ Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung gì?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận .
- GV cho 1 vài HS nhắc lại kết luận.
- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung bảng 1 .
- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng, nhóm khác bổ sung
- HS tự sửa chữa nếu thấy cần.
- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu càu nêu được:
+ Sống tự do: 
+ Sống kí sinh:
+ Đặc điểm cấu tạo, kích thước sinh sản.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
1) Đặc điểm chung.
- Động vật nguyên sinh có đặc điểm:
+ Cơ thể chỉ là 1 TB đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát H7.1-2 SGK tr.27. hoàn thành bảng 2 
- GV kẻ sẵn bảng 2 để HS chữa bài
- GV yêu cầu chữa bài . GV khuyến khích các nhóm kể đại diện khác SGK 
- GV thông báo thêm 1 vài loài khác gây bệnh ở người và động vật
- GV cho HS quan sát bảng kiến thức chuẩn.
- Cá nhân đọc thông tin trong SGK tr.26,27 ghi nhớ kiến thức.
-trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 2.
- Yêu cầu nêu được:
- Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng2.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi tự sửa lỗi nếu có.
2) Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
- ĐVNS có vai trò lớn:
+ trong tự nhiên:..
+ Đối với con người:
- Có hại:
+ Gây bệnh cho động vật và cho người. 
4) Kiểm tra- Đánh giá
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK
GV hướng dẫn HS tóm tắt các đặc điểm chung và vai trò của ĐVNS
5) Dặn dò
Học bài trả lời câu hỏi SGK.
đọc trước bài 8
Tuần 4
Ngày soạn: 14/9/2209 
Ngày dạy: 18/9/2009
Tiết8: thủy tức
I) Xác định mục tiêu bài học
1.kiến thức:HS nắm được hình dạng ngoài và cách di chuyển thủy tức . phân biệt được cấu tạo và chức năng một số tb của thành cơ thể thủy tức 
2.kĩ năng:rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức.
3.Giáo dục:GD ý thức học tập bộ môn
II) Phương pháp : vấn đáp kết hợp quan sát tranh mô hình và làm việc với SGK.
III) Chuẩn bị
1) Giáo viên
Tranh vẽ cấu tạo thủy tức , thủy tức bắt mồi , thủy tức di chuyển và sinh sản
Mô hình thủy tức.
2) Học sinh
IVTiến trình lên lớp
1) ổn định lớp (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Cấu tạo và di chuyển.
- GV yêu cầu HS quan sát H8.1- 2, đọc thông tin SGK tr.29 trả lời câu hỏi:
+ trình bày hình dạng cấu tạo ngoài của thủy tức?
+ Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?
- GV chữa bài bằng cách chỉ các bộ phận cơ thể trên tranh và mô tả cách di chuyển trong đó nói rõ vai trò của đế bám
- GV yêu cầu rut ra kết luận.
- GV giảng giảI về kiểu đối xứng tỏa tròn
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp hình vẽ, ghi nhớ kiến thức .
- Trao đổi nhóm thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được
- Đại diện nhóm trình bày đáp án , nhóm khác nhận xét bổ sung.
1) Cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức.
- Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài.
+ Phần dưới là đế : dùng để bám.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
+ Đói xứng tỏa tròn .
+ Di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi.
* Hoạt động 2: Cấu tạo trong.
- GV yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức, đọc thông tin bảng 1, hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập 
- GV ghi kết quả của nhóm lên bảng.
- GV nêu câu hỏi: Khi chọn tên loại TB ta dựa vào đặc điểm nào?
- GV thông báo đáp án đúng :
- GV cần tìm hiểu số nhóm có kết quả đúngvà chưa đúng.
- GV trình bày cấu tạo trong của thủy tức 
- GV cho HS tự rút ra kết luận. 
- HS cá nhân qaun sát tranh và hình ở bảng SGK
- HS đọc thông tin về chức năng của từng loại TB. Ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1,2.3. nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
2) Cấu tạo trong.
- Thành cơ thể gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài gồm TB gai TB thần kinh, TB mô bì cơ.
+ Lớp trong: TB mô cơ- tiêu hóa.
+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
+ Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa(gọi là ruột túi).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng.
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh thủy tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK tr.31 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+ Nhờ loại TB nào của cơ thể thủy tức tiêu hpá được mồi?
+ Thủy tức thảI bã bằng cách nào?
- Các nhóm chữa bài,
-GV hỏi: Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự quan sát tranh tua miệng TB gai.
-HS đọc thông tin SGK. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung.
3) Dinh dưỡng của thủy tức.
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến
- Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.
* Hoạt động 4: Sinh sản
- GV yêu cầu HS quan sát tranh sinh sản của thủy tức trả lời câu hỏi.
+ Thủy tức có những kiểu sinh sản nào?
- GV gọi 1 HS miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức 
+ Tại sao thủy tức là động vật đa bào bậc thấp?
- HS tự quan sát tranh tìm kiến thức yêu cầu 
+ U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ.
+ Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ
- Một số HS chữa bài, HS khác nhận xét bổ sung
4) Sinh sản
- Các hình thức sinh sản.
+ Sinh sản vô tính : Bằng cách mọc chồi
+ Sinh sản hữu tính: Bằng cách hình thành TB sinh dục đực cái.
+ TáI sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.
4) Kiểm tra- Đánh giá:GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức đã học qua các hoạt động để thấy được cơ thể thủy tức thích nghi với .
5) Dặn dò :Học bài trả lời câu hỏi SGK.
đọc trước bài 9.
Kẻ bảng đặc điểm của 1 số đại diện ruột khoang.
Chữ ký BGH
Ngày tháng năm2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 4.doc