Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Nga My

Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Nga My

Ngày soạn:

Ngày giảng:

 MỞ ĐẦU

Bài 1 Tiết 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG

PHONG PHÚ

 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước về số lượng cá thể và môi trường sống.

- Xác định nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng.

- Kỹ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DUNG:

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc 140 trang Người đăng vultt Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Trường THCS Nga My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Mở đầu
Bài 1 Tiết 1: thế giới động vật đa dạng
Phong phú
 I- Mục đích yêu cầu.
- Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước về số lượng cá thể và môi trường sống.
- Xác định nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng. 
- Kỹ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.
II- Chuẩn bị đồ dung:
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức: ................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.	
Phương pháp
Nội dung
I- Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
I- Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
Đọc thông tin: Qua vài tỉ năm tiến hoá, giới động vật vô cùng đa dạn phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện. Bên cạnh những ĐV đơn bào có kích thước hiển vi còn có những ĐV có kích thước lớn như trùng roi, voi châu Phi..
- Giới ĐV có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện.
- ĐV kích thước rất nhỏ bé, hiển vi như các loại côn trùng, có những loài kích thước rất lớn như voi Châu Phi (nặng 4 tấn, cao 3m).
- Cá voi xanh nặng 150 tấn dài 23m
Đọc ẹ
? Các nhóm thảo luận
- Kể tên các loài động vật đã được thu thập khi kéo một mẻ lưới trên biển, tát một ao cá, đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ.....
ị GV chốt lại kéo một mẻ lưới có thể thu được tôm, cua, ốc, cá (các loại cá...)
? Kể tên ĐV tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng lúa quê ta.
Tiếng của Cuốc, ếch nhái, Dế và những tiếng côn trùng khác....
- Động vật rất phong phú về loài bên cạnh đó còn p2 về số lượng cá thể...
VD: Kiến, ong, 1 số được thuần hoá thành vật nuôi.
? Kể tên thảo luận
- Động vật phong phú về số lượng cá thể (châu chấu, hồng hạc, số lượng hàng triệu con/ đàn)
- 1 số loài ĐV được con người thuần hoá thành vật nuôi.
II- Đa dạng về môi trường sống.
GV giảng giải môi trường lạnh và môi trường nóng.
II- Đa dạng về môi trường sống
? ĐV sống được phải có điều kiện thích nghi như thế nào?
- Thảo luận nhóm, nhìn vào 3 môi trường lớn ở vùng nhiệt đới:
+ Nước
+ Cạn
+ Không
có những định nghĩa nào tồn tại?
? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
? Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới, Nam cực.
? Động vật nước ta phong phú đa dạng vì sao?
KL: SGK – 8
* Kết luận: SGK - 8
4. Củng cố: gọi HS trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK 8)
5. Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK - 8 
Iv- Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Đ2 tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật
đặc điểm chung của động vật
I- Mục đích yêu cầu.
- Phân biệt được động vật và thực vật, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật. Nhưng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
- Nêu được các đặc điểm cơ bản của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
- Phân biệt được động vật không xương sống và động vật có xương sống, vai trò của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
II- chuẩn bị đồ dùng: 
Tranh vẽ 
 III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức ................................................................
 2. Kiểm tra bài cũ ( khảo sát)
*Câu hỏi:
 Câu 1: Dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt ĐV và TV?
 Câu 2: Cần phải làm gì để giới ĐV mãi đa dạng và phong phú?
* Đáp án: 
- Câu 1: Dựa và những đặc điểm sau
 + Khả năng di chuyển
 + Khả năng dị dưỡng
 + có hệ TK và giác quan
- Câu 2: Chúng ta phải bảo vệ giới ĐV, không được săn bắt những ĐV quý hiếm. Tích cực chăn nuôi những ĐV có ích cho con người và cho thiên nhiên 
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
I- Phân biệt động vật với thực vật.
? Quan sát hình vẽ 2.1 (SGK - 9)
? Thảo luận nhóm: Đánh dấu (v) vào các ô thích hợp ở bảng 1
+ TBTV có cấu tạo tế bào
+ TBTV có thành Xenlulozơ ở TB
+ TBTV nó lớn lên và sinh sản 
+ TV tự tổng hợp các chất hữu cơ
+ TV không có khả năng di chuyển
+ TV không có hệ thần kinh và giác quan
...
I- Phân biệt động vật với thực vật.
? Trả lời câu hỏi: ĐV giống TV ở các đặc điểm nào?
? ĐV khác TV ở các đặc điểm nào?
- ĐV giống thực vật ở đặc điểm: cùng cấu tạo TB, có khả năng sing trưởng và phát triển
- ĐV khác TV ở các đặc điểm: Cấu tạo TB thành xenlulozơ, chỉ sử dụng được chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển và hệ thần kinh giác quan.
II- Đặc điểm chung của ĐV
II- Đặc điểm chung của ĐV
Hãy xem xét các đặc điểm dự kiến sau để phân biệt ĐV với TV?
ị HS thảo luận và điền (v) vào 3 điểm quan trọng phân biệt (điểm 1, 3, 4)
III- Sơ lược phân chia giới ĐV
III- Sơ lược phân chia giới ĐV
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
+ Sinh học lớp 7 đề cập đến 8 ngành ĐV đó là những ngành nào?
- Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Sau khi nhóm báo cáo kết quả. GV thâu tóm và nhấn mạnh.
- Sinh học lớp 7 đề cập đến 8 ngành
1. Ngành động vật nguyên sinh
2. Ngành ruột khoa
3. Các ngành giun tròn, giun dẹt, giun đốt.
4. Ngành thân mềm
5. Ngành chân khớp
6. Ngành ĐV có xương sống gồm:
	+ Lớp cá
	+ Lớp lưỡng cư
	+ Lớp bò sát
	+ Lớp chim
	+ Lớp thú
	...
IV- Vai trò của ĐV
IV- Vai trò của ĐV
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK
? Liên hệ thực tế điền tên và đại diện mà em biết vào bảng 2 ĐV đối với đời sống con người
- ĐV có vai trò quan trọng với đời sống con người và thiên nhiên.
* GV tổng hợp cho HS đọc và làm phần em có biết (SGK - 12)
* Kết luận chung: (SGK - 12)
* Kết luận chung: (SGK - 12)
4. Củng cố:
 ? ĐV có đặc điểm chung như thế nào, có vai trò gì với thiên nhiên và con người.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài và làm các câu hỏi trong SGK, xem lại phần em có biết SGK - 12
 Iv- Rút kinh nghiệm: 
______________________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương I: nghành động vật nguyên sinh
Đ3 Tiết 3: Thực hành: quan sát một số 
động vật nguyên sinh
I- Mục đích yêu cầu.
- Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh cụ thể: Trùng roi, trùng đế giày.
- Biết cách thu thập và gây nuôi chúng, quan sát nhận biết trùng roi, trùng đế giày tiêu bản, hiển vi thấy được cấu tạo và cách di chuyển
- Rèn luyện kỹ năng họọat động nhóm, kỹ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
- Liên hệ thực tế để thấy được nơi sống, di chuyển của những ĐV nguyên sinh này.
II- chuẩn bị đồ dùng
 Phương tiện thiết bị dạy học cần thiết
+ Tranh vẽ trùng roi, trùng đế giày
+ Mô hình (nếu có)
+ Kính hiển vi, lam kính, lamen
+ Mẫc vật: lấy nước váng ở vùng bẩn (cống rãnh)
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức: ................................................................
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? ĐV có đặc điểm chung như thế nào, có vai trò gì với thiên nhiên và con người.
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
1. Quan sát trùng giày.
1. Quan sát trùng giày.
- Váng cống rãnh hoặc bình nuôi cấy ĐV nguyên sinh từ ngày thứ 4 trở đi bắt đầu có váng, đều có trùng. Quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100 - 300.
a/ Hình dạng:
- Váng cống rãnh hoặc bình nuôi cấy ĐV nguyên sing từ ngày thứ 4 trở đi
a/ Hình dạng:
- Quan sát hình 3.1 A nhận dạng
- Cơ thể hình khối, không có đối xứng, giống chiếc giày
+ Trùng đế giày cấu tạo như thê nào?
? Đối chiếu với chú thích để phân biệt được một số bào quan (1. nhân nhỏ, 2. Nhân lớn, 3. Miệng, 4. hầu,....)
b/ Di chuyển
b/ Di chuyển
? Quan sát cách di chuyển của trùng giày bơi trong nước (vừa tiến vừa xoay)
- Bơi trong nước nhờ lông bơi (vừa tiến vừa xoay)
? Các nhóm thảo luận, đánh dấu (v) vào các ý trả lời đúng.
2. Quan sát trùng roi
2. Quan sát trùng roi
- Dưới kính hiển vi giọt nước váng xanh ao, hồ....
- Dưới kính hiển vi giọt nước váng xanh ao, hồ....
a/ Độ phóng đại nhỏ
a/ Độ phóng đại nhỏ
- Yêu cầu HS quan sát thấy xuất hiện gì? 
(Cơ thể nhỏ dạng tròn hoặc hình thoi đều di động và có màu xanh lá cây)
- Cơ thể nhỏ dạng tròn, màu xanh
b/ Độ phóng đại lớn
b/ Độ phóng đại lớn
- Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét
- Cơ thể có hình là dài, đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi, di chuyển về phía trước, có điểm mắt mầu đỏ ở gốc roi
- Đánh dấu (v) vào ô trống với những ý trả lời đúng (SGK - 16)
- Trùng roi là cơ thể đơn bào, tự dưỡng như TV song cũng dị dưỡng theo kiểu ĐV tuỳ vào điều kiện sống.
4. Bài thu hoạch
4. Bài thu hoạch
4. Củng cố:
- Nêu cách làm để quan sát hình dạng cấu tạo ngoài của trùng giày, trùng roi.
5. Dặn dò:
- Xem lại cách thí nghiệm và làm bài thu hoạch.
Iv- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng
Đ4 Tiết 4: trùng roi
I- Mục đích yêu cầu.
- Mô tả được cấu tạo trongvà cấu tạo ngoài của trùng roi
- Trên cơ sở cấu tạo nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng, tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ nguồn gốc giữa ĐV đơn bào với ĐV đa bào.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, vẽ hình, hoạt động nhóm
- Liên hệ thực tế thấy được sự lợi, hại của trùng roi đối với đời sống con người, với thiên nhiên.
II- chuẩn bị đồ dùng
- Đồ dùng: + Tranh vẽ cấu tạo của trùng roi, sinh sản và sự hoá bào sát
 + Tranh vẽ tập đoàn trùng roi
 + ống nghiệm, bình chứa các loại váng nước màu xanh có trùng roi.
III. Các bước lên lớp.
 1. ổn định tổ chức: ................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
I- Trùng roi xanh
I- Trùng roi xanh
? Liên hệ thực tế trùng roi xanh sống ở những nơi như thế nào?
- Sống trong nước ao, hồ, đầm ruộng, các vũng nước mưa...
1. Cấu tạo và di chuyển
1. Cấu tạo và di chuyển
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trả lời các câu hỏi
? Cấu tạo cơ thể của trùng roi
- Cơ thể kích thước hiển vi, hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù, có roi dài.
- Cấu tạo cơ thể có nhân, chất nguyên sinh, có các hạt diệp lục, điểm mắt.
? Roi có chức năng gì?
- Di chuyển bằng roi bơi
? Cấu tạo TB của trùng roi
? Điểm mắt có chức năng gì (nhận biết ánh sáng)
2. Dinh dưỡng
2. Dinh dưỡng
- Nghiên cứu thông tin trong SGK - 16 kết hợp liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
? Trùng roi dinh dưỡng như thế nào?
- Trùng roi xanh có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng.
? Nếu vào chỗ tối lâu ngày trùng roi xanh có tồn tại được không
? Trùng roi hô hấp qua cơ quan nào
- Hô hấp qua màng TB.
- GV mở rộng những thông tin trong SGK - 16
3. Sinh sản
3. Sinh sản
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong (SGK - 17)
- Dựa vào hình 4.2 diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh (phân đôi theo chiều dọc cơ thể, nhân, chất nguyên sinh, bào quan)
- Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
4. Tính hướng sáng
4. Tính hướng sáng
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK - 18, thảo luận nhóm và đánh dấu (v) vào chỗ đúng
? Nhờ đau trùng roi xanh có tính hướng sáng
- Nhờ diệp lục trùng roi xanh  ... sát, so sánh, tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường
II- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
1- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
1- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là đấu tranh sinh học và VD về đấu tranh sinh học.
HS: Dùng sinh vật tiêu diệt sinh vật gây hại như: mèo ăn chuột
GV: Giải thích sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại gọi là thiên dịch.
Từ đó ị KL...
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật gây ra.
II- Biện pháp đấu tranh sinh học
II- Biện pháp đấu tranh sinh học
1- Sử dụng thiên dịch
1- Sử dụng thiên dịch.
a/ Sử dụng thiên dịch tiêu diệt sinh vật gây hại.
a/ Sử dụng thiên dịch tiêu diệt sinh vật gây hại.
HS nghiên cứu thông tin (sgk - 192) và quan sát hình vẽ 59.1 hoàn thành phiếu học tập.
ị HS các nhóm báo cáo kết quả
ị GV nhận xét chung
Kết luận
* Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: Tiêu diệt những sinh vật có hại, tránh ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm:
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.
+ Thiên dịch không diệt được triệt để sinh vật có hại.
b/ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại.
b/ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại.
HS: Đọc thông tin
GV: Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
2- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
ị Thông báo 1 số thông tin. Ví dụ ở Haoai cây cảnh Lantana phát triển nhiều thì có hại. Người ta nhập về 8 loại sâu bọ tiêu diệt Lantana. Khi Lantana bị tiêu diệt ảnh hưởng đến chim sáo ăn quả, cây này. Chim sáo ăn quả cây này, chim sáo ăn sâu Cirphis gây hại cho đồng cỏ ruộng lúa lại phát triển
3- Gây vô sinh diệt đv gây hại.
Kết luận: Có mấy biện pháp đấu tranh sinh học
* Kết luận: Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học
3- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
3- Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
? Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?
HS: Không gây ô nhiễm môi trường và tránh hiện tượng kháng thuốc.
? Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
HS: mất cân bằng trong quần xã, thiên địch không quen khí hậu sẽ không phát huy tác dụng ĐV ăn sâu bọ hại cây ăn luôn hạt của cây.
ị Đại diện của nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận chung
Kết luận: 
* Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm: 
- Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định
- Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.
* Ghi nhớ: SGK
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- Nêu những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
III- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Đ60 Tiết 63: động vật quý hiếm
I- Mục đích yêu cầu.
- HS nắm được khái niệm về động vật quý hiếm.
- Thấy được mức độ tuyệt chủng của các ĐV quý hiếm ở Việt Nam.
- Bảo vệ ĐV quý hiếm, kỹ năng quan sát hoạt động nhóm.
II- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
I- Thế nào là ĐV quý hiếm
I- Thế nào là ĐV quý hiếm
HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
? Thế nào là ĐV quý hiếm.
HS: ĐV quý hiếm có giá trị kinh tế, số lượng ít.
? Kể tên 1 số loài ĐV quý hiếm mà em biết.
Sòi đỏ, phượng hoàng, Chim ưng
GV: Nhận xét rút ra kết luận
ĐV quý hiếm là những ĐV có giá trị nhiều mặt và có số lượng giảm sút.
VD: sói đỏ, phượng hoàng đất, cá voi xanh
II- Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm ở Việt Nam.
II- Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm ở Việt Nam.
- HS nghiên cứu thông tin (sgk - 197)
Thảo luận nhóm
ị Hoàn thành bảng “Một số ĐV quý hiếm ở Việt Nam”.
- Các nhóm báo cáo kết quả
ị GV nhận xét và chỉnh sửa.
GV đặt câu hỏi qua bảng hs làm.
? ĐV quý hiếm có giá trị gì?
- Có giá trị nhiều mặt phục vụ nhu cầu đời sống của con người.
? Có nhận xét gì về cấp độ đe doạ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm.
HS: Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao tuỳ vào giá trị sử dụng của con người.
VD: Sao la, tê giác 1 sừng...
Lấy VD mở rộng: Hươu cao cổ, phượng hoàng đất...
Kết luận:
Kết luận: Cấp độ tuyệt chủng ĐV quý hiếm ở Việt Nam được biểu thị rất nguy cấp, nguy cấp, ít nguy cấp, sẽ nguy cấp.
III- Bảo vệ động vật quý hiêm.
III- Bảo vệ động vật quý hiêm.
? Vì sao phải bảo vệ ĐV quý hiếm.
HS: Vì chúng có nguy cơ bị tuyệt diệt
? Cần có những biện pháp nào để bảo vệ động vật quý hiếm.
- Cấm săn bắn, phải bảo vệ môi trường quí hiếm
? HS chúng ta phải làm gì để bảo vệ ĐV quý hiếm.
- Tuyên truyền giá trị của các loài ĐV quý hiếm
- Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của 1 số loài ĐV quý hiếm.
GV rút ra kết luận
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
- Các biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm:
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
* Ghi nhớ: sgk
* Ghi nhớ: sgk
4. Củng cố:
- ĐV quý hiếm là gì? Tại sao phải bảo vệ những ĐV quý hiếm?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
III- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 64 + 65: Một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
I- Mục đích yêu cầu.
- Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương, bổ xung kiến thức về một số ĐV có tầm quan trọng trong thực tế ở địa phương.
- Kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin theo chủ đề.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tiễn.
II- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
* Nội dung:
- Hoạt động theo nhóm 6 người.
- Xếp lại 1 số thông tin cho phù hợp với yêu cầu.
a/ Tên loài động vật cụ thể:
VD: Tôm, cá, gà, lợn, tằm, cá sấu...
b/ Địa điểm.
- Chăn nuôi tại gia đình hay tại địa phương nào.
- Điều kiện sống của loài ĐV đó bao gồm: Khí hậu, nguồn thức ăn
- Điều kiện sống khác đặc trưng của loài.
VD: Bò cần bãi chăn thả
- Tôm, cá cần mặt nước rộng.
* Cách nuôi:
- Làm chuồng trại:
+ Đủ ấm về mùa đông
+ Thoáng mát về mùa hè
Số lượng loài, cá thể có thể nuôi chung các gia súc, gia cầm.
- Cách chăm sóc:
+ Lượng thức ăn
+ Loại thức ăn
- Cách chế biến phơi khô, lên men, nấu chín...
Thời gian ăn:	+ Thời kỹ vỗ béo
	+ Thời kỳ sinh sản
	+ Nuôi dưỡng con non
	+ Vệ sinh chuồng trại
c/ Giá trị tăng trọng:
- Số kg trong 1 tháng
VD: Lợn: 20kg/ 1 tháng
	Gà: 2kg/ 1 tháng
d/ Giá trị kinh tế:
Gia đình:	+ Thu nhập từng loài
	+ Tổng thu nhập xuất chuồng
	+ Giá trị VNĐ/1 năm
Địa phương:	+ Tăng nguồn thu nhập kinh tế địa phương nhờ chăn nuôi ĐV.
	+ Ngành kinh tế mũi nhọn của địa phườn
	+ Đối với quốc gia.
ị Báo cáo của HS
4,5 . Củng cố - Dặn dò:
- HS liên hệ thực tế tầm quan trọng của ĐV ở địa phương? VD?
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
III- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Đ63 Tiết 66: Ôn tập
I- Mục đích yêu cầu.
- HS nêu được sự tiến hoá của giới ĐV từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- HS thấy rõ được đặc điểm thích nghi của ĐV với môi trường sống.
- Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới ĐV.
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp kiến thức.
- Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Đồ dùng tranh ảnh về ĐV đã học.
- Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng.
II- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
1- Tìm hiểu sự tiến hoá của giới ĐV.
1- Tìm hiểu sự tiến hoá của giới ĐV.
GV cho hs nghiên cứu sgk thu thập kiến thức trao đổi nhóm để rút ra câu trả lời:
- Tên ngành
- Đặc điểm tiến hoá phải liên tục từ thấp đ cao
- Con đại diện phải điển hình
ị Đại diện nhóm ghi kết quả vào bảng 1. Nhóm khác theo dõi bổ xung.
- Yêu cầu theo dõi bảng 1 trả lời câu hỏi:
? Sự tiến hoá của giới ĐV được thể hiện như thế nào?
- Từ thấp đ cao, đơn giản đ phức tạp, từ chưa hoàn thiện đ hoàn thiện.
Kết luận: Giới ĐV đã được tiến hoá từ đơn giản đ phức tạp.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
? Sự thích nghi của ĐV với môi trường sống thể hiện như thế nào?
- Có loài sống bay lượn (có cánh) có loài sống ở nước (có vảy) sống nơi khô cằn (dự trữ nước).
? Thế nào là hiện tượng thứ sinh, VD.
TL: Hiện tượng thứ sinh là quay lại sống ở môi trường tổ tiên: cá voi sống ở nước.
Kết luận:
Kết luận: ĐV thích nghi với môi trường sống một số có hiện tượng thích nghi thứ sinh.
2- Tầm quan trọng thực tiễn của ĐV.
2- Tầm quan trọng thực tiễn của ĐV.
Nghiên cứu thông tin và trả lời các câu hỏi:
? Động vật có vai trò như thế nào với con người, với môi trường, với thiên nhiên.
GV chốt lại ý chính
? Bên cạnh đó ĐV còn gây hại như thế nào?
Bên cạnh những loài có ích 1 số loài có hại.
- Ăn phá hại hoa màu
- ảnh hưởng đến phát triển sức khoẻ, con người gây bệnh lao, sởi, AIDS...
- ĐV có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người.
- 1 số loài ĐV gây hại
4. Củng cố:
- ĐV được phát triển như thế nào? Lấy VD.
- ĐV có vai trò gì với tự nhiên, môi trường, đời sống con người. 
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, ôn tập cho kỹ giờ sau thi học kỳ II.
III- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 67: thi học kỳ II
I- Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra hs, kiểm tra ý thức học và chuẩn bị bài của hs, kỹ năng làm bài kiểm tra sinh học.
II- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Câu 1:
 3,5 điểm
Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng: Giới động vật phát triển từ thấp đ cao, từ đơn giản đ phức tạp và từ chưa hoàn thiện đ hoàn thiện các cơ quan.
Câu 2:
2điểm
A/ Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
a. Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da dày.
b. Chi trước biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
c. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
d. Cả a và b.
2 điểm
B/ Những câu khẳng định dưới đây câu nào là đúng, câu nào là sai.
	Đ	S
1. Cá, lưỡng cư, bò sát, thú có chung nguồn gốc	
2. Chỉ những ĐV đới lạnh mới có mhững thích nghi đặc trưng với	Đ	S
 môi trường.	
3. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh học về loài, về những	Đ	S
 đặc điểm sinh học của loài về môi trường sống.
4. Chim, thú, cá nước ta phong phú, có nhiều giá trị kinh tế nên 	Đ	S
 cần khai thác đánh bắt.
Câu 3:
2,5 điểm
Nêu vai trò của ĐV với đời sống con người, với thiên nhiên, môi trường?
4, 5. Củng cố - Dặn dò:
III- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 7 20092010.doc