Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I-Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS chứng minh sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
Tuần: XII Ngày soạn:17/ 11/ 2007 Tiết: 24 Ngày dạy: 21/ 11/ 2007 Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ I-Mục tiêu: Kiến thức: HS chứng minh sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. II-Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. III-Hoạt động dạy và học: * Mở bài: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức sinh học 6, vận dụng hiểu biết về động vật để trả lời câu hỏi: Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào? Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể: * Mục tiêu: HS nêu đượcsố loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 1.1 và 1.2 tr 5, 6, trả lời câu hỏi: + Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và phần bổ sung. - GV yêu cầu trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên loài động vật trong: Một mẻ kéo lưới ở biển? Tát 1 ao cá? Chặn dòng nước suối nông? + Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu? (GV lưu ý tuỳ địa phương mà yêu cầu HS kể tên loài động vật) - GV lưu ý nếu HS ở thành phố thì GV thông báo thêm thông tin. → GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật. - GV thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. - Cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi yêu cầu nêu được: + Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu. + Kích thước khác nhau. - 1 vài HS trình bày đáp án → HS khác bổ sung. - HS thảo luận từ những thông tin đọc được hay xem thực tế. Yêu cầu nêu được: Dù ở ao, hồ hay suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống. - Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ phát ra tiếng kêu. - Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nêu được: Số cá thể trong loài rất nhiều. * Kết luận: Thế giới động vật rất đa dạng về loài và đa dạng về số cá thể trong loài. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống * Mục tiêu: Nêu được một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống. Nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu quan sát hình 1.4 hoàn thành bài tập. Điền chú thích. - GV cho HS chữa nhanh bài tập này. - GV cho HS thảo luận rồi trả lời: + Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? + Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực? + Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao? - GV hỏi thêm: + Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường của động vật? - GV cho HS thảo luận toàn lớp. - Yêu cầu tự rút ra kết luận. - Cá nhân tự nghiên cứ hoàn thành bài tập. Yêu cầu: + Dưới nước: cá, tôm, mực . + Trên cạn: voi, gà, hươu, chó . + Trên không: các loài chim. - Cá nhân vận dụng kiến thức đã có → trao đổi nhóm → yêu cầu nêu được: + Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp, lớp mỡ dưới da dày → giữ nhiệt. + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh năm → thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp. + Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. + HS có thể nêu thêm 1 số loài khác ở các môi trường như: gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng đáy biển, lươn đáy bùn . - Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung. * Kết luận: Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với môi trường sống. Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK. IV-Kiểm tra đánh giá: HS làm bài tập: Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng: Động vật có ở khắp mọi nơi do: Chúng có khả năng thích nghi cao. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa. Do con người tác động. Hãy đánh dấu nhân vào những câu trả lời đúng: Động vật đa dạng, phong phú do: Số cá thể nhiều. Sinh sản nhanh. Số loài nhiều. Động vật sống ở khắp mọi nơi trên Trái đất. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới. Động vật di cư từ những nơi xa đến. V-Dặn dò: Học bài trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập. Tuần: XII Ngày soạn:17/ 11/ 2007 Tiết: 24 Ngày dạy: 21/ 11/ 2007 Bài 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I-Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật. HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II-Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 2.1, 2.2 trong SGK. III-Hoạt động dạy và học: * Mở bài: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống → phân biệt chúng bằng đặc điểm nào? Hoạt động 1: Đặc điểm chung của động vật * Mục tiêu: Tìm đặc điểm gi6óng và khác nhau giữa động vật và thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật. Vấn đề 1: So sánh động vật và thực vật: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, hoàn thành bảng 1 trong SGK trang 9. - GV kẻ bảng 1 lên bảng để HS chữa bài. - GV lưu ý: Nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học. - GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng. - GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng sau: - Cá nhân quan sát hình vẽ, đọc chú thích → ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi trong nhóm → tìm câu trả lời. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm. - Các nhóm khác theo dõi bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa bài. Đặc điểm cơ thể Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulô Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Không Có Không Có Động vật X X X X X X Thực vật X X X X X X Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu tiếp tục thảo luận: + Động vật giống thực vật ở điểm nào? + Động vật khác thực vật ở điểm nào? - Các nhóm dựa vào kết quả của bảng 1 → thảo luận tìm câu trả lời. Yêu cầu: + Đặc điểm giống nhau: Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản. + Đặc điểm khác nhau: Di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào. - Đại diện nhóm trả lời → nhóm khác bổ sung. Vấn đề 2: Đặc điểm chung của động vật: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10. - GV ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. - GV thông báo đáp án đúng các ô: 1, 4, 3. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS chọn 3 đặc điểm cơ bản của động vật. - 1 vài em HS trả lời → HS khác bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa. * Kết luận: Động vật có những đặc điểm phân biệt với thực vật: + Có khả năng di chuyển. + Có hệ thần kinh và giác quan. + Chủ yếu dị dưỡng. Hoạt động 2: Sơ lược phân chia giới động vật * Mục tiêu: HS nắm được các ngành động vật chính sẽ học trong chương trình sinh học 7. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu. + Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở hình 2.2 trong SGK. + Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. - HS nghe, ghi nhớ kiến thức. * Kết luận: Có 8 ngành động vật: - Động vật không xương sống: 7 ngành. - Động vật có xương sống: 1 ngành. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của động vật * Mục tiêu: Nêu được lợi ích và tác hại của động vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu hoàn thành bảng 2: Động vật đối với đời sống con người. - GV kẻ sẵn bảng để HS chữa bài. - Các nhóm trao đổi → hoàn thành bảng 2. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả và nhóm khác bổ sung. STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: - Thực phẩm. - Lông. - Da. - Gà, lợn, bò, trâu, thỏ, vịt, . - Gà, cừu, vịt, . - Trâu, bò, . 2 Động vật dùng làm thí nghiệm: - Học tập nghiên cứu khoa học. - Thử nghiệm thuốc. - Ếch, thỏ, chó, . - Chuột, chó, . 3 Động vật hỗ trợ con người: - Lao động. - Giải trí. - Thể thao. - Bảo vệ an ninh. - Trâu, bò, voi, ngựa, lạc đà, . - Voi, gà, khỉ, . - Ngựa, chó, voi, . - Chó, . 4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp, . Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi: + Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? - HS hoạt động độc lập. Yêu cầu nêu được: + Có lợi ích nhiều mặt. + Tác hại đối với con người. * Kết luận: Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người tuy nhiên một số loài có hại. Kết luận chung: Đọc kết luận cuối bài. IV-Kiểm tra đánh giá: GV cho HS trả lời câu hỏi 1 và 3 trong SGK trang 12. V-Dặn dò: Học bài. Đọc mục “Có thể em chưa biết”. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh. Ngâm rơm cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày. Ký duyệt Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản. IV – Rút Kinh Nghiệm Tuần: XII Ngày soạn:17/ 11/ 2007 Tiết: 24 Ngày dạy: 21/ 11/ 2007 CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 3 Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ Đ ... ận: - Động vật thích nghi với môi trường sống. - Một số có hiện tượng thích nghi thứ sinh. Hoạt động 2: Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật * Mục tiêu: Chỉ rõ những mặt lợi của động vật đối với tự nhiên và đời sống con người, tác hại nhất định của động vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “ Những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn”. - GV kẻ bảng 2 để HS chữa bài. - GV nên gọi nhiều nhóm chữa bài để có điều kiện đánh giá hoạt động của nhóm. - Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2 → trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả → nhóm khác theo dõi bổ sung. Tầm quan trọng trong thực tiễn Tên bài Động vật không xương sống Động vật có xương sống Động vật có ích - Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản) - Dược liệu. - Công nghệ. - Nông nghiệp. - Làm cảnh. - Trong tự nhiên. Tôm, cua, rươi Mực San hô Giun đất Trai ngọc Nhện, ong Cá chim thú gấu, khỉ, rắn bò, cầy, công , trâu, bò, gà, vẹt, cá chim Động vật có hại Đối với nông nghiệp Đối với đời sống con người Đối với sức khoẻ con người Châu chấu, sâu gai, bọ rùa, ruồi muỗi, giun đũa, sán Chuột Rắn độc Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV hỏi: + Động vật có vai trò gì? + Động vật gây nên những tác hại như thế nào? HS dựa vào nội dung bảng 2 trả lời. * Kết luận: Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người. Một số động vật gây hại. IV-Kiểm tra đánh giá: GV cho HS trả lời câu hỏi: Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hoá của giới động vật. Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật. V-Dặn dò: Chuẩn bị cho tham quan thiên nhiên. Lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép, kẻ sẵn bảng 205 SGK, vợt bướm. Tuần Tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 64, 65, 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN I-Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật. HS sẽ được nghiên cứu động vật sống trong thiên nhiên. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật. Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật,. đặc biệt là động vật có ích. II-Đồ dùng dạy học: * Trang bị: HS: lọ bắt động vật, hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay, vở ghi chép có sẵn bảng như SGK trang 205, vợt bướm. GV: vợt thuỷ tinh, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu. *Địa điểm: GV nên chọn địa điểm gần trường, chú ý tới sự đa dạng môi trường sống. Ơû thành phố nên chọn công viên. III-Hoạt động dạy và học: * Mở bài: GV thông báo: Tiết 64: học trên lớp. Tiết 65, 66: + Quan sát thu thập mẫu. + Báo cáo của các nhóm. * Tiến hành: Bài 64 Hoạt động 1: GV giới thiệu trang bị dụng cụ của các nhân và nhóm Đặc điểm: có những môi trường nào? Độ sâu của môi trường nước. Một số loại thực vật và động vật có thể gặp. Hoạt động 2: Giới thiệu trang bị dụng cụ của cá nhân và nhóm. Trang bị trên người: mũ, giày, dép quai hậu gọn gàng. Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa: + Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay. + Bút, sổ ghi chép, áo mưa, ống nhòm. Dụng cụ chung cả nhóm: + Vợt bướm, vợt thuỷ sinh, kẹp mẫu, chổi lông. + Kim nhọn, khay đựng mẫu. + Lọ bắt thuỷ tức, hộp chứa mẫu sống. Hoạt động 3: GV giới thiệu cách sử dụng dụng cụ. Với động vật dưới nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước). Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt → cho vào túi nilông. Với động vật ở đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ). Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu. Hoạt động 4: GV giới thiệu cách ghi chép. Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK. Mỗi nhóm cử một HS ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất. Cuối giờ GV cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết. Bài 65, 66: Tiến hành tham quan ngoài trời GV yêu cầu: Hoạt động theo nhóm 8 HS. Giữ trật tự, nghiêm túc, không trèo cây, lội nước sâu. Lấy được mẫu đơn giản. Hoạt động 1: GV thông báo nội dung cần quan sát. Quan sát động vật phân bố theo môi trường: Trong từng môi trường có những động vật nào? Số lượng cá thể nhiều hay ít? VD: cành cây có nhiều sâu bướm. Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường. Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào? VD: Bướm bay bằng cánh. Châu chấu nhảy bằng chân. Cá bơi bằng vây. Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật. Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào? VD: ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật. Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật. Tìm xem động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật. VD: Ong hút mật → thụ phấn cho hoa. Sâu ăn lá → ăn lá non → cây chết. Sâu ăn quả → đục quả → thối quả. Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật. Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất. Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá. Cuộn tròn giống hòn đá. Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên. Từng môi trường có thành phần loài như thế nào? Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào? Loài động vật nào không có trong môi trường đó? Hoạt động 2: HS tiến hành quan sát Đối với HS: Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát 1 → Người ghi chép. 2 → Người giữ mẫu. SGK bị cắt PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH VẬT 7 HỌC KỲ 1 TUẦN TIẾT NỘI DUNG BÀI DẠY GHI CHÚ 1 1 2 + Thế giới động vật đa dạng phong phú + Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Tuần 1 2 3 4 CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH + Quan sát một số động vật nguyên sinh. + Trùng roi. Tuần 2 3 5 6 + Trùng biến hình và trùng giày + Trùng kiết lị và trùng sốt rét Tuần 3 4 7 8 + Đặc điểm chung – vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh CHƯƠNG 2: NGÀNH RUỘT KHOANG + Thuỷ tức Tuần 4 5 9 10 + Đa dạng của ngành ruột khoang + Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang Tuần 5 6 11 12 CHƯƠNG 3: CÁC NGÀNH GIUN + Sán lá gan + Một số giun dẹp khác. Đặc điểm chung của giun dẹp Tuần 6 7 13 14 NGÀNH GIUN TRÒN + Giun đũa + Một số giun tròn khác. Đặc điểm chung của giun tròn Tuần 7 8 15 16 NGÀNH GIUN ĐỐT + Giun đất + Thực hành: Mổ và quan sát giun đất Tuần 8 9 17 18 + Một số giun đốt khác. Đặc điểm chung của giun đốt + KIỂM TRA 1 TIẾT Tuần 9 10 19 20 CHƯƠNG 4: NGÀNH THÂN MỀM + Trai sông + Một số thân mềm khác Tuần 10 11 21 22 + Thực hành: Quan sát một số thân mềm + Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Tuần 11 12 23 24 CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP LỚP GIÁP XÁC + Tôm sông + Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông Tuần 12 13 25 26 + Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác LỚP HÌNH NHỆN + Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện Tuần 13 14 27 28 LỚP SÂU BỌ + Châu chấu + Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ Tuần 14 15 29 30 + Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ + Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp Tuần 15 16 31 32 CÁC LỚP CÁ + Cá chép + Thực hành: Mổ cá Tuần 16 17 33 34 + Cấu tạo trong của cá chép + ÔN TẬP HK 1 Tuần 17 18 35 36 + KIỂM TRA HK1 + Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá Tuần 18 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH VẬT 7 HỌC KỲ 2 TUẦN TIẾT NỘI DUNG BÀI DẠY GHI CHÚ 19 37 38 LỚP LƯỠNG CƯ + Eách đồng + Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ Tuần 19 20 39 40 + Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư LỚP BÒ SÁT + Thằn lằn bóng đuôi dài Tuần 20 21 41 42 + Cấu tạo trong của thằn lằn + Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát Tuần 21 22 43 44 LỚP CHIM + Chim bồ câu + Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu Tuần 22 23 45 46 + Cấu tạo trong của chim bồ câu + Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim Tuần 23 24 47 48 + Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim LỚP THÚ + Thỏ Tuần 24 25 49 50 + Cấu tạo trong của thỏ nhà + Sự đa dạng của thú – Bộ thú huyệt, bộ thú túi Tuần 25 26 51 52 + Sự đa dạng của thú – Bộ dơi, bộ cá voi + Sự đa dạng của thú – Bộ ăn sâu bọ, bộ gậm nhấm, bộ ăn thịt Tuần 26 27 53 54 + Sự đa dạng của thú – Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng + Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú Tuần 27 28 55 56 + KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 7: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT + Môi trường sống và sự vận động, di chuyển Tuần 28 29 57 58 + Tiến hoá về tổ chức cơ thể + Tiến hoá về sinh sản Tuần 29 30 59 60 + Cây phát sinh giới động vật CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI + Đa dạng sinh học Tuần 30 31 61 62 + Đa dạng sinh học (tiếp theo) + Biện pháp đấu tranh sinh học Tuần 31 32 63 64 + Động vật quý hiếm + Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương Tuần 32 33 65 66 + Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương (tiếp theo) + ÔN TẬP HK2 Tuần 33 34 67 68 + KIỂM TRA HK2 + Tham quan thiên nhiên Tuần 34 35 69 70 + Tham quan thiên nhiên (tiếp theo) + Tham quan thiên nhiên (tiếp theo) Tuần 35 Ĩ & Ỵ
Tài liệu đính kèm: