Giáo án Sinh học 7 - Trường thcs Tùng Ảnh

Giáo án Sinh học 7 - Trường thcs Tùng Ảnh

TIẾT 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

I- Mục tiêu:

 - HS hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú (về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống )

 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào?

 - Kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.

II- Chuẩn bị: Tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 sgk

III- Tiến trình tiết học:

Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương trình sinh học 7 và bài mới.

 

doc 102 trang Người đăng vultt Lượt xem 1560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Trường thcs Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 24 tháng 08 năm 2008
Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
I- Mục tiêu:
 - HS hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú (về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống )
 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào?
 - Kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.
II- Chuẩn bị: Tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 sgk
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương trình sinh học 7 và bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV giới thiệu nội dung chương trình sinh học 7: Nghiên cứu về giới động vật.
ỉ GV giới thiệu nội dung bài 1
Hoạt động 2: Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ 1.1; 1.2 sgk, trả lời câu hỏi
? Hãu nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng phong phú của thế giới động vật như:
Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi:
Kéo một mẻ lưới trên biển.
Tát một ao cá
Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ...
Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta. 
? Qua đó em có nhận xét gì về giới động vật xung quanh chúng ta?
ỉ GV cho HS đọc tiếp thông tin sgk
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ
- HS trả lời câu hỏi
 + Thành phần loài trong một mẻ lưới hay ao cá gồm rất nhiều loài ĐV khác nhau như: cá, tôm, cua, ốc, mực, giun,...
 + Âm thanh của các động vật tham gia vào bản giao hưởng như: ếch, nhái, dế, châu chấu, ve sầu,...Riêng vẹt đã có tới 316 loài
* Giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
* Bên cạnh những động vật có kích thước hiển vi (ĐVNS ) còn có các động vật có kích thước rất lớn như cá voi xanh...
- HS đọc thông tin sgk phần tiếp theo
Hoạt động 3: Đa dạng về môi trường sống
ỉ GV cho HS quan sát H 1.3; 1.4 sgk - yêu cầu HS ghi tên động vật vào phần chú thích ở H 1.4
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sgk:
? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
? Nguyên nhân nào khến động vật vùng nhiệt đới đa dạng phong phú hơn ĐV vùng ôn đới và Nam cực?
? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
? Qua đó em rút ra nhận xét gì?
- HS quan sát H 1.3; 1.4 , ghi tên động vật vào phần chú thích ở H 1.4
 + Dưới nước có: các loài cá, mực, bạch tuộc, trai, sò, rắn...
 + Trên cạn có: Các loài thú như báo, hổ, mèo, sư tử, chuột, cóc, ...
 + Trên không có: Các loài chim, chuồn chuồn, ong, muỗi, bướm,...
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên khôngvà ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.
 Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK 
* HS trả lời câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú? 
 Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 2
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời câu hỏi: Chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của ĐV. trước hết là học tốt phần động vật trong chương trình sinh học 7
 Ngày 25 tháng 08 năm 2008
Tiết 2: : Phân biệt động vật với thực vật.Đặc điểm chung của động vật
I- Mục tiêu:
 - Phân biệt động vật với thực vật, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
 - Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
 - Phân biệt được ĐVKXS với ĐVCXS và vai trò của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.
II- Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ H 2.1; 2.2 sgk
 - Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Giới động vật đa dạng phong phú thể hiện như thế nào?
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
- HS trả lời:
+ Giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
+ Động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên khôngvà ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.
Hoạt động 2: Phân biệt động vật với thực vật
ỉ GV cho HS quan sát H 2.1 và giáo viên phân tích tranh vẽ
ỉ GV treo bảng phụ - yêu cầu HS thảo luận và điền vào bảng
- HS quan sát H 2.1
- HS thảo luận và điền vào bảng 
Đặc điểm cơ thể
Cấu tạo từ TB
Thành xenlulozơ
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di
chuyển và hệ TK
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
Không
Có
Thực vật
P
P
P
P
P
Động vật
P
P
P
P
P
? Qua bảng hãy rút ra đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật?
? Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
* Động vật giống thực vật: Cùng cấu tạo từ tế bào, cùng lớn lên và sinh sản
* Động vật khác thực vật: Cấu tạo TB không có thành xenlulozơ, sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có hệ thần kinh và giác quan.
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của động vật
ỉ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, thảo luận và tìm ra đặc điểm chung của động vật.
- HS nghiên cứu sgk, thảo luận và trình bày
* Đặc điểm chung của động vật
 + Có khả năng di chuyển
 + Có hệ thần kinh và giác quan
 + Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Hoạt động 4: Sơ lược phân chia giới động vật và vai trò của động vật
ỉ GV giới thiệu sơ lược phân chia giới động vật gồm 2 nhóm: ĐVKXS và ĐVCXS 
ỉ GV treo bảng phụ (bảng 2 ) - yêu cầu HS điền tên động vật đại diện vào cột 3
- HS điền tên động vật vào bảng
Hoạt động 5: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK 
* HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của ĐV. 
 Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. 
Chuẩn bị trước bài 3: Mỗi nhóm lấy 3 mẫu nước (váng ) ở cống rãnh, ao, hồ cho vào 3 lọ.
Nuôi cấy ĐVNS: Cắt rơm khô cho nhỏ cho vào bình thủy tinh, dùng nan tre giữ rơm chìm dưới đáy bình rồi đổ ngập nước tới 3/4 bình, nước lấy từ ao, hồ. Sau đó chụp giấy nilon trong suốt lên trên có đục lỗ thông khí và đặt cạnh cửa sổ
* HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời: Đặc điểm chung của ĐV. 
 + Có khả năng di chuyển
 + Có hệ thần kinh và giác quan
 + Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Ngày 31 tháng 8 năm 2008
Chương I: ngành động vật nguyên sinh
Tiết 3 : thực hành : Quan sát một số động vật nguyên sinh
I- Mục tiêu:
 - HS nhận biết được nơi sống của ĐVNS (cụ thể là trùng roi, trùng giày ) cùng cách thu thập và nuôi cấy chúng.
 - Quan sát và nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
 - Củng cố kĩ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
II- Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ trùng roi, trùng giày và mô hình nếu có.
 - Kính hiển vi, lam kính, lá kính
 - Mẫu vật nuôi cấy, váng nước.
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị trước khi thực hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (mẫu nước nuôi cấy va váng nước )
ỉ GV phát dụng cụ (kính hiển vi, lam kính ) theo nhóm.
ỉ GV giới thiệu nội dung của bài thực hành
- HS kiểm tra mẫu nước của nhóm
- HS nhận dụng cụ thực hành của nhóm mình.
Hoạt động 2: Quan sát trùng giày
ỉ GV làm sẵn tiêu bản lấy từ giọt nước được nuôi cấy trong bình nuôi cấy.
ỉ GV quan sát và gọi đại diện nhóm HS lên quan sát.
ỉ GV hướng dẫn các nhóm làm tiêu bản và tiến hành quan sát theo nhóm
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
? Trùng giày có hình dạng như thế nào?
? Trùng giày di chuyển như thế nào?
ỉ GV treo hình vẽ trùng giày - yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát GV tiến hành
- Đại diện HS lên quan sát theo chỉ định của GV
- Nhóm HS làm tiêu bản theo hướng dẫn
và tiến hành quan sát
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
- HS quan sát và nhận xét
Hoạt động 3: Quan sát trùng roi
ỉ GV làm sẵn tiêu bản lấy từ giọt nước váng xanh ở ao hồ.
ỉ GV quan sát và gọi đại diện nhóm HS lên quan sát.
ỉ GV hướng dẫn các nhóm làm tiêu bản và tiến hành quan sát theo nhóm
ỉGV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
? Trùng roi có hình dạng như thế nào?
? Trùng roi di chuyển như thế nào?
ỉ GV treo hình vẽ trùng roi - yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát GV tiến hành
- Đại diện HS lên quan sát theo chỉ định của GV
- Nhóm HS làm tiêu bản theo hướng dẫn
và tiến hành quan sát
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
- HS quan sát và nhận xét
Hoạt động 4: Kết thúc tiết thực hành
- GV nhận xét về sự chuẩn bị mẫu của từng nhóm.
- GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ rửa và trả. Vệ sinh phòng thực hành 
- GV nhận xét về ý thức của HS trong tiết thực hành và kết quả thực hành của nhóm (kĩ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi )
- GV hướng dẫn HS thu hoạchvào vở (HS vẽ hình dạng trùng giày và trùng roi đã quan sát được vào vở và chú thích )
 Ngày 02 tháng 9 năm 2008
Tiết 4: Trùng roi
I- Mục tiêu:
 - Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi.
 - Trên cơ sở cấu tạo, nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản cuả chúng.
 - Tìm hiểu cấu tạo của tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
II- Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ H 4.1; 4.2; 4.3 sgk
 - Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV kiểm tra phần thu hoạch của HS
Câu hỏi: Nêu hình dạng của trùng roi và cách lấy mẫu trùng roi.
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
- HS trả lời: Trùng roi có hình thoi đầu tù, đuôi nhọn, lấy mẫu trùng roi ở các váng nước ao hồ.
Hoạt động 2: Trùng roi xanh
? Trùng roi xanh sống ở đâu?
ỉ GV treo H 4.1 sgk 
? Cơ thể trùng roi xanh có đặc điểm gì?
? Trùng roi xanh có hình dạng như thế nào?
? Trùng roi xanh có cấu tạo như thế nào?
? Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào?
ỉ GV cho HS đọc thông tin 3 sgk
? Hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh?
? Vì sao trùng roi xanh có thể dinh dưỡng như thực vật? Điều đó nói lên điều gì?
ỉ GV yêu cầu HS đọc thông tin 4 sgk
ỉ GV treo H 4.2 sgk
? Hãy diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh?
ỉ GV bổ sung và chốt lại
ỉ GV cho HS đọc thí nghiệm sgk - yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi sgk
1. Cấu tạo và di chuyển
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
* Nơi sống: Trùng roi xanh sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng...kể cả vũng nước mưa.
* Cấu tạo 
 + Cơ thể trùng roi xanh là 1 tế bào, có kích thước hiển vi
 + Hình thoi, đầu nhọn đuôi tù, có 1 roi dài.
 +Cấu tạo cơ thể gồm nhân, chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, không bào co bóp và điểm mắt.
* Di chuyển: Bằng roi
- HS đọc thông tin sgk, trả lờ ... , bộ rùa, bộ cá sấu) bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài.
 - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng. Giải thích nguyên nhân sự diệt vong của khủng long và giải thích tại sao những loài bò sát cỡ nhỏ còn tồn tại cho đến ngày nay.
 - Nêu được vai trò của bò sát.
II – Chuẩn bị: - Tranh vẽ H 40.1 ; 40.2 SGK
III - Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
HS trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn: Da khô có vảy sừng bao bọc, có cổ dài, mắt có mi cử động có nước mắt, màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu, thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có 5 ngón, có vuốt.
Hoạt động 2: Phân biệt bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng nhất.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk, kết hợp quan sát hình vẽ 40.1 để trả lời câu hỏi
? Lớp bò sát được phân loại như thế nào? Những bộ nào là phổ biến?
? Bộ có vảy gồm những đại diện nào và chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
? Bộ rùa có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Gồm những đại diện nào?
? Bộ cá sấu có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
? Dựa vào đặc điểm của cơ quan bộ phận nào ta có thể phân biệt được 3 bộ?
 ỉ GV bổ sung và chốt lại
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi
+ Bộ có vảy: Không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai
+ Bộ rùa: Có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Bộ cá sấu: Không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi.
Hoạt động 3: Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk và quan sát hình vẽ
ỉ GV phân tích và bổ sung về sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long.
? Nêu đặc điểm của khủng long cá, khủng long cánh, khủng long bạo chúa thích nghi với đời sống?
ỉ GV bổ sung và chốt lại
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi.
* Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây 280- 230 triệu năm và phát triển rất mạnh mẽ -- > thời đại khủng long gồm nhiều loài bò sát to lớn có hình thù kì lạ thích nghi với điều kiện sống khác nhau như: khủng long bạo chúa, khủng long cổ dài, khủng long cánh, khủng long cá.
Hoạt động 4: Giải thích nguyên nhân của sự diệt vong hàng loạt khủng long.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk
? Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?
ỉGV chốt lại
- HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi
Hoạt động 5: Đặc điểm chung của bò sát và vai trò của bò sát.
? Nêu đặc điểm chung của bò sát về môi trường sống, vảy, cổ, vị trí màng nhĩ, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ dục, sự thụ tinh, nhiệt độ cơ thể?
ỉ GV bổ sung và chốt lại
? Bò sát có những vai trò gì?
? Nguyên nhân sự suy giảm bò sát và biện pháp bảo vệ bò sát?
- HS nêu đặc điểm chung của bò sát.
* Bò sát là ĐVCXS thích nghi với đời sống ở cạn: da khô có vảy sừng, cổ dài, chi yếu có vuốt sắc, màng nhĩ nằm tong hốc tai, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ở tâm thất (trừ cá sấu) máu đi nuôi cơ thể là máu pha- là ĐV biến nhiệt, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc và giàu noãn hoàng.
- HS nêu vai trò của bò sát
- HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 5: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ” SGK 
* HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của bò sát.
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 41 sgk.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời câu hỏi
Ngày 7tháng 02 năm 2009
Lớp chim
tiết 43 : Chim bồ câu
I-Mục tiêu: Qua bài học, HS :
 -Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ câu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài.
 - Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
 - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu.
II- Chuẩn bị:
 - Mẫu vật: Chim bồ câu sống hoặc nhồi;Tranh vẽ H 41.1-- > 41.3 sgk . Bảng phụ
 III-Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm chung của bò sát.
HS trả lời: 
Hoạt động2: Tìm hiểu đời sống và sự sinh sản của chim bồ câu.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk.
ỉ GV giới thiệu về tổ tiên chim bồ câu nhà.
? Nhiệt độ cơ thể của chim bồ câu như thế nào?
? Hãy cho biết sự hằng nhiệt ở chim bồ câu có ưu thế gì hơn so với sự biến nhiệt ở bò sát, ếch, cá?
? Nêu đặc điểm sinh sản và hệ sinh dục của chim bồ câu? Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu có ý nghĩa gì? 
? So sánh với các động vật đã học.
ỉ GV bổ sung, chốt lại
- HS đọc thông tin sgk
- HS trả lời câu hỏi
+ Chim bồ câu bay giỏi
+ Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
+ Sinh sản: Thụ tinh trong, đẻ mỗi lứa 2 trứng có vỏ đá vôi và giàu noãn hoàng. Chim non được nuôi bằng sữa diều.
Hoạt động 3: Giới thiệu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
ỉ GV cho HS quan sát chim bồ câu kết hợp hình vẽ 41.1, 41.2, đọc thông tin- yêu cầu thảo luận và điền vào bảng1
- HS quan sát mẫu vật, hình vẽ, đọc thông tin. 
- HS thảo luận và điền vào bảng 1.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Y nghĩa thích nghi
Thân: Hình thoi
Giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước: Cánh chim
Quạt gió (động lực của sự bay ), cản không khí khi hạ cánh
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt
Giúp chim bám chặt vào cành cây, đi trên mặt đất. .
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng
Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp.
Giữ nhiệt, làm cơ thể chim nhẹ
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Làm đàu chim nhẹ
Cổ: Dài, khớp đầu với thân
Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông cánh
? Qua bảng em hãy trình bày các đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
- HS thảo luận rút ra đặc điểm thích nghi:
 * Chim bồ câu có những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn như: thân hình thoi được phủ 1 lớp lông vũ nhẹ xốp, hàm không có răng có mỏ sừng bao bọc, chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài với 3 ngón trước 1 ngón sau có vuốt.
Hoạt động 4: Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk, kết hợp quan sát H 41.3 ; 41.4- yêu cầu thảo luận điền vào bảng 2
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ, thảo luận điền vào bảng 2
Các động tác bay
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
Cánh đập liên tục
+
Cánh đập chậm rãi và không liên tục
+
Cánh dang rộng mà không đập 
+
Bay chủ yéu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của luồng gió
+
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
+
? Qua bảng em hãy phân biệt kiểu bay vỗ cánh và bay lượn?
- HS thảo luận và trả lời
Hoạt động 5: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ” SGK 
* HS trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 43 sgk.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời câu hỏi
Ngày 12 tháng 02 năm 2009
tiết 44 : Cấu tạo trong của chim bồ câu
I- Mục tiêu: Qua bài học, HS:
 - Trình bày được cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh, giác quan.
 - Phân tích được những đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, kỹ năng vẽ.
II – Chuẩn bị:
 -Tranh vẽ H 43.1 ; 43.2 ; 43.3 ; 43.4 sgk
 -Mô hình não của 5 lớp ĐVCXS.
III - Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Hãy trình bày các đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
HS trả lời: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo hoạt động hệ tiêu hóa.
ỉ GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của bò sát.
? Những đặc điểm cấu tạo nào của chim bồ câu khác sai so với bò sát? Giải thích.
? Những đặc điểm nào thể hiện thích nghi với sự bay? Những đặc điểm nào thể hiện sự hoàn chỉnh hơn so với các ĐVCXS đã học?
? Vì sao các loài chim thường ăn thêm cát sỏi?
ỉ GV chốt lại
- HS nhắc lại đặc điểm hệ tiêu hóa của bò sát
- HS trả lời câu hỏi
* Hàm không có răng thay thế bởi mỏ sừng
* Dạ dày phân hóa thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
 => Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn
Hoạt động 3: Cấu tạo, hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp.
ỉ GV cho HS đọc thông tin SGK
? Tim chim bồ câu có gì khác so với tim thằn lằn? Giải thích sự sai khác đó.
ỉ GV cho HS quan sát H 43.1
? Máu di chuyển trong hệ tuần hoàn như thế nào?
? Máu đi nuôi cơ thể là máu gì?
ỉ GV cho HS đọc thông tin SGK
? Sự hô hấp ở chim bồ câu có đặc điểm gì?
? So sánh hô hấp ở chim bồ câu và thằn lằn?
1. Tuần hoàn
- HS đọc thông tin sgk
- Trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi
* Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa riêng biệt (nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẩm ). Mỗi nửa tim có van giữa tâm nhĩ và tâm thất.
* Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
2. Hô hấp
- HS đọc thông tin sgk
- HS trả lời câu hỏi
+ Phổi gồm mạng ống khí dày đặc.
+ Hệ thống túi khí phân nhánh (gồm 9 túi ) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan hay các xoang rỗng của xương.
+ Khi bay: Hô hấp nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí.
+ Khi đậu: Hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
Hoạt động 4: Hệ bài tiết và sinh dục
? Nêu đặc điểm hệ bài tiết và sinh dục của chim bồ câu? So sánh với bò sát.
- HS trả lời câu hỏi
* Hệ bài tiết: Thận sau, không có bóng đái
* Hệ sinh dục: Chim trống có 1 đôi tinh hoàn, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển.
Hoạt động 5: Thần kinh và giác quan.
ỉ GV cho HS quan sát H 43.3 và mô hình bộ não
? Có nhận xét gì về bộ não của chim? Bộ não phát triển dẫn tới điều gì?
? Những giác quan nào ở chim bồ câu phát triển?
? So sánh bộ não chim với thằn lằn?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Bộ não phát triển đặc biệt là não trước (đại não), não giữa và não sau (tiểu não)
GQ: Mắt tinh, tai có ống tai ngoài.
Hoạt động 6: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ” SGK 
* HS trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với sự bay?
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 42 sgk.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời câu hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh7.doc