Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Trương Cẩm Tú

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Trương Cẩm Tú

I. MỤC TIÊU:

1 . Kiến thức:

 - Trình bày khái quát về giới Động vật

2 . Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

3. Thái độ

 - Có thái độ yêu thích bộ môn

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Sự đa dạng, phong phú của giới động vật

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh sưu tầm, bảng phụ

2. Học sinh : Chuẩn bị bài

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

2. Kiểm tra miệng: Thông qua

 

doc 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Trương Cẩm Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
Bài: 1 – Tiết: 1 
Tuần dạy: 1	
I. MỤC TIÊU:
1 . Kiến thức:
 - Trình bày khái quát về giới Động vật 
2 . Kỹ năng 
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh 
3. Thái độ 
 - Có thái độ yêu thích bộ môn
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Sự đa dạng, phong phú của giới động vật
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh sưu tầm, bảng phụ
2. Học sinh : Chuẩn bị bài
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng: Thông qua
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt Động 1: Vào bài
 Thế giới động vật đa dạng, phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho 1 thế giới động vật rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng và phong phú như thế nào?
Hoạt Động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng cá thể
GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK/5,6 trả lời các câu hỏi:
? Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? (khoảng 1,5 loài, kích thước khác nhau)
? Hãy kể tên các loài động vật khi tát 1 ao cá? (rô, lươn, tép, trê,)
? Chặn dòng nước suối nông ta thấy có các loài động vật nào sinh sống? (tép, rô, chạch,)
? Ban đêm mùa hè trên cách đồng có những loài ĐV nào tham gia vào “bản giao hưởng”? (ếch, dế, sâu bọ, nhái,)
? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm? (số lượng cá thể rất nhiều)
HS trả lời, nhận xét, bổ sung, KL
GV giải thích thêm: âm thanh mà các loài ĐV phát ra được xem như là 1 tín hiệu để con đực và con cái tìm gặp nhau trong thời kì sinh sản. Ngoài ra còn có 1 số loài động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người
Hoạt Động 3: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống
GV y/c HS nghiên cứu thông tin 1.3, quan sát hình 1.4 thảo luận nhóm điền thông tin vào chổ trống hình 1.4. đồng thời trả lời 3 câu hỏi phần lệnh SGK/8
HS trả lời nhanh phần điền tranh (Dưới nước: cá, tôm, mực,. Trên cạn: voi, gà, hươu, khỉ,. Trên không: đại bàng, le le,)
Sau đó gọi đại diện nhóm trả lời lần lượt 3 câu hỏi:
1/ Bộ lông dày xốp, lớp mỡ dưới da dày -> giữ nhiệt
2/ Khí hậu nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh năm -> thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp
3/ Có, vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
GV hỏi thêm:
? Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú vế môi trường sống của động vật? (Gấu Bắc Cực, đà điểu sa mạc, lương đáy bùn,)
HS rút ra KL
I/ ĐA DANG LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
- ĐV xung quanh vô cùng đa dạng, phong phú về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống
II/ ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
- ĐV thích nghi cao với môi trường sống, ĐV phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ngay cả trên vùng cực băng giá quanh năm
 4. Tổng kết:
 Câu 1: Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng: ĐV có ở khắp nơi là do:
 £ a. Chúng có khả năng thích nghi cao
 £ b. Sự phân bố có sẵn từ xưa
 £ c. Do con người tác động
 Đáp án câu 1: a 
 Câu 2: ĐV đa dạng, phong phú do đâu? 
 Đáp án câu 2: Nhiều loài, kích thước khác 
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài, trả lời câu hỏi SGK/8
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Nghiên cứu nội dung bài, quan sát hình, trả lời câu hỏi 
 + Kẻ và hòan thành 2 bảng SGK/9,11
PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT, 
 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
Bài: 2 – Tiết: 2 
Tuần dạy: 1	
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật 
 - Kể tên các ngành động vật
 2. Kỹ năng 
 - Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
 3. Thái độ 
 - Có thái độ yêu thích bộ môn
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Phân biệt ĐV với TV, Đặc điểm chung của động vật
III. CHUẨN BỊ:
1 . Giáo viên: Tranh tế bào ĐV, tế bào TV, bảng phụ, sơ đồ các ngành động vật
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, kẻ bảng 1,2/ 9,10
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2. Kiểm tra miệng: Thông qua
 3. Tiến trình học tập: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt Động 1: Vào bài
 TV và ĐV đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Tất cả chúng đều có chung nguồn gốc nhưng trong qua trình tiến hóa đã hình thành 2 nhóm sinh vật khác nhau.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu các đặc điểm giống và khác giữa TV và ĐV
GV y/c HS quan sát hình 2.1 SGK/9 thảo luận nhóm, hòan thành bảng 1 và trả lời các câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của các loài TV và ĐV trong hình? (có quan hệ mật thiết với nhau, ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV để tồn tại)
HS làm việc nhóm để hoàn thành bảng, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
 ĐĐ 
Đối 
tượng phân biệt
Cấu tạo TB
Thành xenlulozơ ở TB
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
HTK và giác quan
K
h
ô
n
g 
Có 
Không 
có
Không
có
không
có
Không 
Có 
Không 
có
Thực vật 
+
+
+
+
+
+
Động vật
+
+
+
+
+
+
GV nhận xét bảng, câu trả lời sau đó cho HS rút ra KL
GV gợi ý thêm cho HS hiểu sâu hơn ở phần tranh 2.1
- Khi quang hợp thì từ CO2, muối khoáng tạo thành chất hữu cơ tích lũy ở củ dưới dạng tinh bột (TV là sinh vật dị dưỡng). Chuột ăn khoai tây để sống, mèo ăn thịt chuột (ĐV ăn chất hữu cơ có sẵn -> ĐV dị dưỡng)
ĐV và TV có 1 số đặc điểm khác nhau, nhưng chúng có những đặc điểm chung nào?
Hoạt Động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của ĐV
GV y/c HS tự hoàn thành bài tập mục 2 SGK/10
HS thực hiện rút ra KL
Hoạt Động 4: Sơ lược phân chia giới ĐV
GV dùng sơ đồ để thông báo cho HS nắm được cách sắp xếp giới ĐV
GV thông báo: giới ĐV ngày nay được xếp vào hơn 20 ngành. Ở lớp 7 ta chỉ học 7 ngành:
+ Ngành ĐVNS
+ Ngành ruột khoang
+ Ngành giun dẹp
+ Ngành giun tròn
+ Ngành giun đốt
+ Ngành thân mềm
+ Ngành chân khớp
+ Ngành ĐVCXS
Yc HS có thể lấy ví dụ cụ thể cho từng ngành
Hoạt Động 5: Tìm hiểu vai trò của ĐV
GV y/c HS nghiên cưu thông tin SGK/11, độc lập hòan thành bảng 2
HS làm việc, báo cáo, nhận xét, bổ sung
( + làm thực phẩm: trâu, bò, vịt, ếch,
 + lấy lông: cừu, vịt
 + lấy da: trâu, bò, rắn, hổ,
 + học tập và nghiên cứu khoa học: ếch, chó, chuột,
 + thử nghiện thuốc: chuột bạch,
 + lao động: ngựa, voi, bò,
 + giải trí: cá heo, khỉ,
 + thể thao: trâu chọi, gà chọi,
 + bảo vệ an ninh: chó, chim,
 + ĐV truyền bệnh: ruồi, muỗi, rệp,
GV nhận xét, đặt câu hỏi:
? ĐV có vai trò gì trong đời sống con người? (cung cấp thực phẩm, lông, da,)
HS rút ra KL
I/ PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
- Giống: có cấu tạo từ tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển
- Khác: ĐV không có màng xenlulozơ, chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển HTK và giác quan
II/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
- Có khả năng di chuyển
- Có HTK và giác quan
- Dị dưỡng
III/ SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIƠI ĐỘNG VẬT
- Ngành ĐVNS: trùng roi
- Ngành RK: san hô
- Các ngành giun:
+ Ngành giun dẹp: sán lá gan
+ Ngành giun tròn: giun đũa 
+ Ngành giun đốt: giun đất 
- Ngành thân mềm: trai sông 
- Ngành chân khớp: tôm sông 
+ Ngành ĐVCXS: thỏ 
IV/ VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT
- ĐV mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người. Bên cạnh đó cũng có 1 số loài ĐV có hại
4. Tổng kết:
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của ĐV? 
 Đáp án câu 1: Có khả năng di chuyển, Có HTK và giác quan, Dị dưỡng 
Câu 2: Kể tên 1 vài ĐV xung quanh và nêu rõ vai trò, nơi cư trú? 
 Đáp án câu 2: bò: ở cạn, thực phẩm, lấy da, lao động; ruồi: trên không, ĐV trung gian truyền bệnh,.. 
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài 
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Chuẩn bị bài 3: Mổi nhóm mang theo 1 ít nước cống rãnh, ao hồ có váng máu xanh, lấy ít rơm khô (hoặc lục bình) ngâm vào nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_1_the_gioi_dong_vat_da_dang_phong.doc