Giáo án Sinh học lớp 7 cả năm

Giáo án Sinh học lớp 7 cả năm

MỞ ĐẦU

Tiết 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

-Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống.

-Nước ta, thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào?

-Nhận biết các động vật qua tranh vẽ và liên hệ thực tế.

-Có ý thức bảo vệ động vật mãi mãi đa dạng và phong phú.

 II. ĐỒ DÙNG.

1-Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh vẽ như SGK

2-Học sinh:

-Tranh ảnh động vật

 

doc 115 trang Người đăng vultt Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU
Tiết 1: THế GIớI ĐộNG VậT ĐA DạNG PHONG PHú
I. mục tiêu bài học
-Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống.
-Nước ta, thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào?
-Nhận biết các động vật qua tranh vẽ và liên hệ thực tế.
-Có ý thức bảo vệ động vật mãi mãi đa dạng và phong phú.
 II. Đồ DùNG.
1-Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ như SGK
2-Học sinh:
-Tranh ảnh động vật
 III. hoạt động dạy – học.
1 .tổ chức lớp:
2 -Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét về sự đa dạng của thực vật ?
3-tiến trình Bài mới:
*Giới thiệu bài:
 Giáo viên chốt lại kiến thức KTBC, giới thiệu chương trình sinh học 7và thông báo: .Thế giới động vật đa dạng, phong phú àNước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển à Động vật đa dạng và phong phú, chúng ta tìm hiểu:
I- Động vật đa dạng loài và phong phú về số lượng
*Hoạt động 1: Học sinh chứng minh được sự đa dạng, phong phú của động vật thể hiện ở số lượng loài và số lượng cá thể trong loài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho HS nghiên cứu h.1.1, 1.2 và mục q SGK
- GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi mục ẹ SGK
-GV cho từng nhóm nêu nhận xét và trả lời 
-GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
-GV cho HS hoạt động cá nhân, đọc mục q
-Gọi HS trả lời
-GV nhận xét, bổ sung.
-Cho HS rút ra kết luận
-GV thuyết trình: Vậy tại sao ĐV ngày nay lại đa dạng và phong phú như vậy?
HS quan sát 
-HS chia nhóm thảo luận
-HS trả lời được theo yêu cầu:
 + Giáp xác, động vật nguyên sinh, tảo, ấu trùng, thân mềm.
 + ễnh ương, nhái, tràng hươu, dế, cào cào, châu chấu, sẻ sành.
-Từng nhóm lên báo cáo kết quả nhóm mình.
-Nhóm khác đối chiếu kết quả, nhận xét.
-Mỗi cá nhân HS nghiên cứu SGK và trả lời được: Động vật phong phú về số lượng
*Kết luận : Động vật đa dạng về loài, phong phú về số lượng: Có đến 1, 5 triệu loài, có những loài nhỏ bé (ĐVNS), có những loài to lớn như voi, hổ,..
II- Động vật đa dạng về môi trường sống:
*Hoạt động 3:- Học sinh chứng minh được sự đa dạng, phong phú của động vật thể hiện ở môi trường sống khác nhau
 - Nêu được một số đặc điểm đạc trưng của các sinh vật thích nghi với các môi trường sống (đặc biệt là trong các môi trường khắc nghiệt)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho HS quan sát hình 1.3,1.4. SGK
- Điền chú thích vào phần để trống
-GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi theo mục ẹ SGK
-GV cho từng nhóm nêu nhận xét và trả lời 
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng
 -HS quan sát, nhận biết hình vẽ và thảo luận nhóm theo từng câu hỏi
-HS trả lời được câu hỏi:
 + Chim cánh cụt nhờ mỡ tích luỹ dày, lông rậm và tập tính chăm sóc con chu đáo.
 + Nhiệt độ ấm áp, thức ăn dồi dào phong phú, môi trường sống đa dạng.
 +Nước ta có đầy đủ các điều kiện nhiệt độ ấm áp, thức ăn dồi dào phong phú, môi trường sống đa dạng, tài nguyên rừng và biển chiếm tỷ lệ lớn.
-Các nhóm nhận xét, đánh giá.
* Kết luận: Động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất: Nước như cá, tôm, cua.Trong không khí như chim,..Trên cạn như gà, thỏ,.
4. củng cố - Kiểm tra, đánh giá::
 GV hướng dẫn học sinh rút ra kết luận chung: sgk 8
 *Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
1/ở nước ta động vật nào có số lượng cá thể lớn?( Cá diếc, tôm sông, cứ, vạc, kiến, ong mật, mối, dơi).
2/Những môi trường nào giàu loài và đông cá thể động vật ở nước ta?( Ruộng nước, đồng cỏ, sông, biển, ao, rừng trồng, rừng nguyên sinh).
3/ Để thấy sự đa dạng loài động vật của một địa phương nào đó thì nên quan sát ở đâu ? ( Nhà bảo tàng, hiệu sách, thư viện, gặp ngư dân, đi chợ).
5- Hướng dẫn bài tập về nhà:
-Học câu hỏi SGK
-Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc bài 2.
Tiết 2: PHâN BIệT ĐộNG VậT VớI THựC VậT
 ĐặC ĐIểM CHUNG CủA ĐộNG VậT
I. mục tiêu bài học 
-Phân biệt động vật với thực vật chúng có những đặùc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
-Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
-Phân biệt được động vật không xương sống với động vật có xương sống, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
II. Đồ DùNG DạY HọC.
1-Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ như SGK)
-Mô hình tế bào động vật và tế bào thực vật.
2-Học sinh:
-Tranh ảnh động vật, thực vật.
III. hoạt động dạy – học.
 1 .tổ chức lớp:
2 -Kiểm tra bài cũ: 
Hãy chứng minh rằng động vật đa dạng, phong phú ?
Động vật ở Việt Nam có đa dạng, phong phú không? Vì Sao? 
3-tiến trình Bài mới:
*Giới thiệu bài:
 Động vật và thực vật đều xuất hiện sớm trên hành tinh.Chúng xuất phát từ nguồn gốc chung, nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhánh sinh vật khác nhau.Bài học này chúng ta đề cập những nội dung liên quan đến vấn đề đó.
I-Phân biệt động vật và thực vật
* Hoạt động 1: So sánh được động vật với thực vật từ đó nêu rõ đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho HS nghiên cứu h.2.1 
-GV cho HS thảo luận nhóm. 
-Gv gọi 4 nhóm lên điền bảng 
-GV cho từng nhóm nêu nhận xét và trả lời 
-GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
-Gv cho HS trả lời 2 câu hỏi:
 + Động vật giống thực vật?
 + Động vật khác thực vật?
-Hoạt động cá nhân, đọc mục ẹ
-GV cho HS nghiên cứu 5 đặc điểm trong bài chọn lấy 3 đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt với thực vật.
-Gọi HS trả lời.
-GV nhận xét, bổ sung.
-Cho HS rút ra kết luận
-HS quan sát 
-HS chia nhóm thảo luận
-HS đánh dấu vào bảng 1: So sánh động vật và thực vật.
-Từng nhóm lên báo cáo kết quả nhóm mình.
-Nhóm khác đối chiếu kết quả, nhận xét.
-Yêu cầu HS trả lời được:
 +Giống: Cùng có cấu tạo tế bào, cùng sinh trưởng và phát triển.
 +Khác: Không có cấu tạo thành Xenlulôz, sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.
-HS đánh dấu X vào ô trống những câu trả lời đúng.
-Mỗi cá nhân HS nghiên cứu SGK 
và trả lời được: Đặc điểm 1, 3, 4
HS rút ra kết luận
*Kết luận : Động vật giống thực vật các đặc điểm : Có cấu tạo tế bào; có các đặc điểm của cơ thể sống như (trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, di truyền ,)
 Động vật khác thực vật các đặc điểm: Hình thức dinh dưỡng, khả năng di chuyển, cấu tạo tế bào, cấu tạo hệ thần kinh và giác quan.
 Đặc điểm chung của động vật : dinh dưỡng dị dưỡng; có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan. 
II-Sơ lược phân chia giới động vật
*Hoạt động2: Sơ lược phân chia được giới động vật
 Nhớ được tên các ngành động vật chính trong chương trình sinh học 7.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV thuyết trình sự phân chia giới thực vật
-HS đọc , theo dõi thông tin,ghi hệ thống phân chia giới thực vật: 
*Kết luận : Động vật ngày nay được xếp vào hơn 20 ngành khác nhau.ở lớp 7 chủ yếu đề cập đến 8 ngành chủ yếu, đó là: 
 - Động vật không xương sống: Ngành động vật nguyên sinh; Ngành ruột khoang; Các ngành giun; Ngành thân mềm; Ngành chân khớp
 - Ngành động vật có xương sống, gồm:
 + Lớp cá
 + Lớp lưỡng cư
 +Lớp bò sát
 + Lớp chim
 + Lớp thú
Iii-Vai trò của động vật
*Hoạt động 4: Liệt kê được các lợi ích và tác hại của động vật với đời sống con người.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Gv cho HS liên hệ thực tế và dựa vào động vật cho sẵn, điền tên động vật đại diện vào bảng 2 SGK.
-GV gọi 1 vài em nêu kết quả điền bảng.
-Các em khác nhận xét.
-GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng
-HS điền tên các động vật đại diện vào bảng.
-HS tóm tắt nội dung vai trò của động vật
*Kết luận : Động vật có vai trò âun trọng trong đời sồng con người và tự nhiên thể hiện qua 2 mặt: có lợi, có hại 
4. củng cố - Kiểm tra, đánh giá:
 GV hướng dẫn học sinh rút ra kết luận chung: sgk 12
 Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm :
1/Một số thực vật thấp như tảo đơn bào, nhờ roi chúng cũng di chuyển được . Vậy lấy tiêu chuẩn nào để phân biệt chúng khác với động vật?
2/ Ngoài cách phân biệt động vật, thực vật trong SGK ra, có thể phân biệt các đặc điểm nào dưới đây?( Có hậu môn, có miệng, có chân, có tiếng kêu, có sinh đẻ, có phản xạ tức thời).
5- Hướng dẫn bài tập về nhà:
-Học câu hỏi SGK
-Làm bài tập trong vở bài tập
-Chuẩn bị bài thực hành.
CHươNG I: NGàNH ĐộNG VậT NGUYêN SINH
Tiết 3: THựC HàNH QUAN SáT MộT Số ĐộNG NGUYêN SINH
 I. mục tiêu bài học
 -Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh cũng như cách thu thập và nuôi cấy chúng.
-Quan sát, nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng
-Củng cố kỹ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
II. Đồ dùng dạy học:
*Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ như SGK
-Tiêu bản, mẫu vật, tranh ảnh, băng, đĩa
-Kính hiển vi, lam kính, lamen kính
-Mẫu vật ĐVNS
 III. hoạt động dạy – học.
1 .tổ chức lớp:
2 -Kiểm tra bài cũ: 
Phân biệt động vật với thực vật .
Nêu sơ lược về phân loại động vật, kẻ tên các ngành động vật trong chương trình sinh học 7? 
3-tiến trình Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục đích giờ thực hành, hướng dẫn lại cách sử dụng kính hiển vi, phân chia các nhóm học tập, phân công nhiệm vụ.
I-Quan sát trùng giày.
*Hoạt động 1: - Làm được tiêu bản trùng giày và quan sát được trùng giày
 - Mô tả hình dang, cách di chuyển, và vẽ, ghi chú được các bộ phận của trùng giày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV làm sẵn một tiêu bản sống lấy từ giọt nước ở cống rãnh hoặc ở bình nuôi cấy từ ngày thứ tư trở đi.
-GV cho lần lượt từng HS quan sát.
-GV dùng bông cản trở tốc độ của trùng giày, nhuộm bằng xanh mêtylen
-GV cho HS làm bản thu hoạch bằng cách đánh dấu x vào câu hỏi SGK.
-GV cho HS trả lời và nhận xét
-GV đưa ra đáp án đúng
-HS quan sát hình dạng, cách di chuyển của trùng giày.
-HS xem băng hình
-HS trả lời câu hỏi.
-HS làm bản thu hoạch bằng cách đánh dấu x vào câu hỏi SGK
- Học sinh tự rút ra kết luận 
*Kết luận : + Trùng giày có hình dạng: “Không đối xứng”, có “Hình chiếc giày”
 + Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay.
II-Quan sát trùng roi
*Hoạt động 2: : - Làm được tiêu bản trùng giày và quan sát được trùng roi
 - Mô tả hình dang, cách di chuyển, và vẽ, ghi chú được các bộ phận của trùng roi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV làm sẵn một tiêu bản về trùng roi ở giọt nước váng xanh ngoài thiên nhiên hay giọt nước nuôi cấy từ bèo Nhật Bản
–GV cho HS quan sát.
-GV có thể cho HS quan sát trùng roi ở bình nuôi cấy đặt trong chỗ tối để thấy cơ thể chúng mất màu xanh.
-GV cho HS thảo luận và thu hoạch bằng cách đánh dấu x vào các câu đúng câu hỏi SGK
-GV gọi các nhóm báo cáo
-GV nhận xét, bổ sung.
-Cho HS rút ra kết luận
-HS quan sát qua kính hiển vi điện tử
-HS quan sát thấy được ở tố ... GV cho HS thảo luận cả lớp về kiến thức đúng.
- GV chốt lại kiến thức.
+ Bộ ăn sâu bọ có đặc điểm gì thích nghi với đời sống?
+ Chân chuột chũi có đặc điểm gì thích nghi với việc đào hang trong đất?
*Hoạt động II: Tìm hiểu cấu tạo và tập tính của bộ gặm nhấm.
 - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK /162, 163, quan sát hình 50.2 " thảo luận nhóm điền vào bảng cột bộ gặm nhấm.
- Yêu cầu HS lên điền bảng.
- GV chốt lại kiến thức.
+ Bộ gặm nhấm có bộ răng như thế nào để thích nghi gặm nhấm?
Hoạt động III: Tìm hiểu cấu tạo và tập tính của bộ ăn thịt
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK /163, 164, quan sát hình 50.3 " trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập cột bộ ăn thịt.
- Yêu cầu HS điền bảng.
- GV chốt lại kiến thức.
+ Bộ ăn thịt có cấu tạo răng và chân như thế nào để thích nghi săn mồi và ăn thịt sống?
+ Yêu cầu HS đọc kết luận SGK
+ Yêu cầu HS đọc “EM Có BIếT’’
I. Bộ ăn sâu bọ
- HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh " trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.
- Các nhóm lên điền kết quả vào bảng.
- Các nhóm theo dõi và bổ sung.
* Kết luận:
- Mõm dài, răng nhọn, lông xúc giác dài.
- Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ 
" đào hang.
II. Bộ gặm nhấm
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm lên bảng điền kết quả " nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
Răng cửa lớn luôn mọc dài, thiếu răng nanh.
III. Bộ ăn thịt
- HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh, trao đổi nhóm " hoàn thành bảng.
- Nhiều nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
- Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc.
- Ngón chân có vuốt cong, dưới ngón có đệm thịt dày.
IV. CủNG Cố, ĐáNH GIá:
 1- Hãy lựa chọn các đặc điểm của thú ăn thịt trong các đặc điểm sau?
 a- Răng cửa lớn có khoảng trống hàm.
 b- Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp 2 bên, sắc.
 c- Rình và vồ mồi.
 d- ăn tạp.
 e- Ngón chân có vuốt cong sắc, nệm thít dày.
 g- Đào hang trong đất.
 2- Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
 a- Răng cửa lớn có khoảng trống hàm.
 b- Răng cửa mọc dài liên tục.
 c- ăn tạp.
V. HướNG DẫN, DặN Dò: 
 	 - Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.
 - Tìm hiểu đặc điểm của trâu bò, khỉ...
Tiết 53: 
ĐA DạNG CủA THú (tiếp)
 CáC Bộ MóNG GUốC Và Bộ LINH TRưởNG
 I- MụC TIêU
-HS nêu được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt đu75c bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.
-Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng
-Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Giáo dục ý thức yêu quí và bảo vệ động vật quí hiếm.
II. Đồ DùNG DạY HọC
-Tranh phóng to chân bò, lợn, tê giác.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC
1. Bài cũ: 
-Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ ăn sâu bọ thích nghi với đời sống?
- Đặc điểm cấu tạo của bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt thích nghi với đời sống?
2. Vào bài: 
-Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp các bộ thú móng guốc, bộ linh trưởng xem có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống của chúng.
3. Bài mới:
 HOạT ĐộNG CủA GV
 HOạT ĐộNG CủA HS
Hoạt động I: Tìm hiểu các bộ thú móng guốc
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin tr.166, 167 quan sát hình 51.3 trả lời câu hỏi: 
+ Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
+ Chọ từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập. 
- GV kẻ phiếu học tập trên bảng.
- Yêu cầu HS lên điền bảng.
- GV cho HS thảo luận cả lớp về kiến thức đúng.
- GV chốt lại kiến thức.
-GV đưa ra đáp án đúng, HS nào sai tự sửa.
-GV yêu cầu tiếp tục trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ.
-GV yêu cầu rút ra kết luận về:
+ Đặc điểm chung của bộ
+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ
*Hoạt động II: Tìm hiểu bộ linh trưởng
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 51.4 "Trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng.
+ Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?
+ Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?
-GV kẻ nhanh bảng so sánh để HS điền.
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận
* Hoạt động III: Đặc điểm chung của lớp thú
Yêu cầu:
- HS nhớ lại kiến thức về lớp thú
-Thông qua các đại diện tìm đặc điểm chung.
-Chú ý đặc điểm: Bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh.
* Hoạt động IV: Vai trò của thú
-GV yêu ầu đọc SGK trả lời câu hỏi:
+Thú có giá trị gì trong đời sống con người?
+ Chúng ta làm gì để bảo vệ và gíúp thú phát triển?
+ Yêu cầu HS rút ra kết luận
+ Yêu cầu HS đọc “EM Có BIếT’’
I. Các bộ móng guốc
- HS đọc thông tin SGK tr. 166, 167, quan sát tranh " trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.
Yêu cầu:
+ Móng có guốc.
+ Cách di chuyển
- Các nhóm lên điền kết quả vào bảng.
- Các nhóm theo dõi và bổ sung.
-Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên " Trao đổi, trả lời câu hỏi:
Yêu cầu:
+ nêu được số ngón chân có guốc
+ Sừng, chế độ ăn.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
-Nhóm khác nhận xét và bổ sung
* Kết luận:
Bộ móng guốc có số ngón tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
-Bộ guốc chẵn: Số ngón chẵn, có sừng, nhai lại
-Bộ guốc lẻ: Số ngón lẻ, không sừng, không nhai lại
II. Bộ linh trưởng:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình, trao đổi nhóm.
Yêu cầu:
+ Chi có cấu tạo đặc biệt
+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
-1 vai em trình bày "HS khác bổ sung
Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ tr.168.
-1 số hS lên bảng điền và các đặc điểm "HS khác bổ sung
* Kết luận:
- Đi bằng bàn châ n
-Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
-Các ngón đối diện với các ngón còn lại, thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.
-Aờn tạp
III- Đặc điểm chung của lớp thự
-HS trao đổi nhóm " Tìm đặc điểm chung nhất.
- Đại diện trình bày" Nhóm khác hoàn thiện.
* Kết luận: SGK
IV-Vai trò của thú:
- HS đọc thông tin SGK tr. 168.
-Trao đổi nhóm trả lời.Yêu cầu:
+ Phân tích riêng từng giá trị như: Cung c6áp thực phẩm, dược phẩm,..
+ Xây dựng khu bảo tồn cấm săn bắn.
- Đại diện nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:SGK
IV. CủNG Cố, ĐáNH GIá:
 -Trả lời câu hỏi SGK 1,2,3 
V. HướNG DẫN, DặN Dò: 
 	 - Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.
 - Tìm hiểu 1 số tập tính, đời sống của thú.
Tiết 54: 
THựC HàNH: XEM BăNG HìNH Về ĐờI SốNG Và
TậP TíNH CủA THú
 I- MụC TIêU
-Củng cố, mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của thú
-Rèn kỹ năng quan sát trên băng hình, tóm tắt nội dung đã xem trên băng.
II. Đồ DùNG DạY HọC
-Máy chiếu, băng hình.
-HS ôn lại kiến thức lớp thú.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC
2. Vào bài: 
-Bài hôm nay chúng ta xem băng hình về tập tính của các loài thú.
3. Bài mới:
 HOạT ĐộNG CủA GV
 HOạT ĐộNG CủA HS
Hoạt động I: HS xem băng hình 
- GV cho HS xem lần thứ nhất toàn bộ băng hình.
- Cho HS xem lại đoạn băng yêu cầu quan sát:
 +Môi trường sống
 + Cách di chuyển
 + Cách kiếm ăn
 + Hình thức sinh sản, chăm sóc con.
*Hoạt động II: Thảo luận nội dung băng hình.
- GV giành thời gian để các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến " hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập.
- GV cho HS thảo luận:
+ Tóm tắt những nội dung chính của băng hình.
+ Kể tên những ĐV quan sát được.
+ Thú sống ở môi trường nào.
+ Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm thú.
+ Thú sinh sản như thế nào?
+ Ngoài những đặc điểm có ở phiếu học tập em còn phát hiện những tập tính nào khác?
- GV kẻ sẵn bảng gọi HS chữa bài.
- GV thông báo đáp án đúng.
- HS theo dõi nắm được khái quát nội dung.
-HS theo dõi băng hình, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.
Tên đv
MT sống
Cách D /c
Kiếm ăn
Sinh sản
Đặc điểm khác
Thức ăn
Bắt mồi
-HS dựa vào phiếu học tập thảo luận hoàn thành câu trả lời.
-Yêu cầu:
+ Thú sống ở khắp mọi nơi trên trái đất (nước, cạn, trên không,.).
+ Bao gồm thực vật, động vật, 
+ Có hiện tượng thai sinh, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng " nhóm khác bổ sung.
IV. NHậN XéT, ĐáNH GIá:
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
 - Dựa vào phiếu học tập GV đánh giá kết quả học tập của nhóm.
V. HướNG DẫN, DặN Dò: 
 -Õn tập toàn bộ 6 chương để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tiết 55: 
KIểM TRA 1 TIếT
 I. MụC TIêU
-Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS nắm được qua 6 chương.
II. Đồ DùNG DạY HọC
-Câu hỏi và đáp án.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC
1/Câu hỏi: 
Đề I:
 *Câu 1: Chọn đặc điểm cấu tạo cá voi xanh thích nghi với đời sống ở nước: (1.5 điểm)
a) Cơ thể hình thoi, cổ ngắn .
b) Chi trước có màng nối các ngón 
c) Mình có vảy, trơn .
d) Hàm có nhiều tấm sừng .
e/ Chi sau yếu.
g/ Chi trước dạng bơi chèo.
h/ Bộ răng nhọn .
i/ Bơi uốn mình theo chiều dọc
 *Câu 2: Em hãy chọn các cụm từ ở cột B tương ứng với mỗi câu ở cột A (1.5 đ1)
.
Cột A: Tên động vật
Cột B: Đặc điểm
 Lợn (Heo)
a/ Không sừng
 Hươu
b/ Nhai lại
 Ngựa
c/ Số ngón chẵn
 Bò
d/ Không nhai lại
 .
 *Câu 3: (2đ2)
 Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá chim bồ câu? So sánh với thằn lằn có đặc điểm gì khác?
 *Câu 4: (2đ)
 Đặc điểm cấu tạo ngoài Bộ Ngỗng và Bộ Gà?
 *Câu 5: (2đ)
Hãy nêu hiện tượng thai sinh ở thú? So với hiện tượng đẻ trứng và noãn thai sinh có ưu điểm gì?
 *Câu 6 : (1đ)
 Đặc điểm chung của thú?
Đề II:
 *Câu 1: Chọn đặc điểm cấu tạo Bộ ăn thịt thích nghi với đời sống: (1.5 điểm)
a) Mõm dài, răng nhọn.
b) Răng cửa luôn mọc dài, thíếu răng nanh
c) Ngón chân có vuốt cong, có đệm thịt.
d) Chân trước ngắ n, bàn rộng, ngón tay to khỏe .
e/ Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc.
g/ Luôn tìm mồi.
h/ Aờn tạp .
i/ Rinh mồi, đuổi mồi và bắt mồi.
 *Câu 2: Em hãy chọn các cụm từ ở cột B tương ứng với mỗi câu ở cột A (1.5 đ1)
.
Cột A: Tên động vật
Cột B: Đặc điểm
 Voi
a/ Không sừng
 Tê giác
b/ Nhai lại
 Ngựa
c/ Số ngón chẵn
 Trâu
d/ Không nhai lại
 .
 *Câu 3: (2đ2)
 Nêu đặc điểm hệ hô hấp, hệ bài tiết chim bồ câu? So sánh với thằn lằn có đặc điểm gì khác?
 *Câu 4: (2đ)
 Đặc điểm cấu tạo ngoài Bộ chim ưng và Bộ Cú?
 *Câu 5: (2đ)
Hãy nêu hiện tượng thai sinh ở thú? So với hiện tượng đẻ trứng và noãn thai sinh có ưu điểm gì?
 *Câu 6 : (1đ)
 Em hãy nêu vai trò thú?
2/ Đáp án đề I
 *Câu 1:
 	Câu đúng: a, d, g, i
 *Câu 2:
 1 - (a-c-d) ; 2 -(b-c) ; 3 -(a-d) ; 4 - (b-c)
 *Câu 3: Phần 1, 2 trang 140 SGK Sinh học 7.
 *Câu 4: Đáp án bảng đặc điểm cấu tạo ngoài một số bộ chim thích nghi với đời sống của chúng SGK tr. 145.
 *Câu 5: Phần I SGK tr. 149 Sinh học 7.
 *Câu 6: Phần kết luận SGK tr. 169.
2/ Đáp án đề II:
 Câu 1:
 	Câu đúng: c, e, i
Câu 2C:
 1 - (a--d) ; 2 -(d) ; 3 -(a-d) ; 4 - (b-c)
Câu 3: Phần 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 7.
 Câu 4: Đáp án bảng đặc điểm cấu tạo ngoài một số bộ chim thích nghi với đời sống của chúng SGK tr. 145.
Câu 5: Phần I SGK tr. 149 Sinh học 7.
Câu 6: Phần kết luận SGK tr. 169.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Sinh_7_ca_nam.doc