Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

I/ MỤC TIÊU

 1/ Về kiến thức:

 - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

 - Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

 2/ Năng lực:

 2.1/ Năng lực chung

 -Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu vể vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

 - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, lấy được ví dụ về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 2.2/ Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đổ mô tả quá trình chuyển hoá các chất ở người để tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự thay đổi tốc độ của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sự thay đổi thân nhiệt,. ở người trong một số trường hợp.

 

docx 86 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 98Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/9/22
Tiết 1+2
CHỦ ĐỀ 7
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINHVẬT
(32 tiết)
BÀI 22:
VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
	I/ MỤC TIÊU
	1/ Về kiến thức:
	- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
 - Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
	2/ Năng lực:
	 2.1/ Năng lực chung
 -Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu vể vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
 - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, lấy được ví dụ về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, trình bày được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
	 2.2/ Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đổ mô tả quá trình chuyển hoá các chất ở người để tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự thay đổi tốc độ của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sự thay đổi thân nhiệt,... ở người trong một số trường hợp.
	 3/ Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
	II/ Thiết bị dạy học và học liệu:
	1/ Giáo viên:
Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập.
Phiếu học tập
Hình ảnh về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
	2/ Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
	III/ Tiến trình dạy học
	1/ Hoạt động khởi động:
	a/ Mục tiêu: Hs tìm hiểu sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
	b/Nội dung:
	- Học sinh thực hiện cá nhân và theo nhóm trên giấy A0, kiểm tra kiến thức nền về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bằng cách liệt kê thực đơn của mình hàng ngày? Và quá trình đó là gì?
	- Hs sẽ liệt kê thực đơn và nêu quá trình.
	c/ Sản phẩm
	Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu giấy A0, có thể: muốn tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; vai trò của nó đối với sự sống của cơ thể.
	d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Lớp chia thành 2 nhóm A và B. Yêu cầu hs quan sát thực đơn của các bạn và nêu quá trình tạo năng lượng cho cơ thể.
+ Gv phát giấy A0 và yêu cầu và trả lời câu hỏi trên giấy A0 thật nhanh (3 phút).
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân, nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn thành trên giấy A0.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận về ý kiến của nhóm mình.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên giao vấn đề cần tìm hiểu trong bài học . Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
- Thức ăn, nước uống lấy vào cơ thể -> tạo thành năng lượng cho cơ thể -> đó là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
.
	2/ Hình thành kiến thức:
	2.1/ KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
	* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất
	a/ Mục tiêu: Khái niệm được trao đổi chất ở cơ thể sinh vật
	b/ Nội dung: 
-GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh tìm hiểu sự trao đổi chất ở cơ thể và
c/ Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động nhóm quan sát hình chất lấy vào và thải ra của cơ thể.
 d/ Tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết để giúp HS thảo luận các câu hỏi vào phiếu học tập số 1. Sau đó thành viên các nhóm thay đổi qua nhóm mới và báo cáo lại nội dung nhóm cũ đã thảo luận.(nhóm chuyên gia)
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, viết lông (xanh, đỏ).
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 1.
a/ - Các chất lây từ môi trường: oxygen, nước, các chất dinh dưỡng.
- Các chất thải ra khỏi cơ thể: chất thải, carbon dioxide.
b/ Các chất được lấy từ môi trường sẽ được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình chuyển hoá trong các tế bào của cơ thể.
c/ Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào.
d/ Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm trao đổi chất.
* Khái niệm trao đổi chất:
Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đổng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chuyển hoá năng lượng
	a/ Mục tiêu: Khái niệm được chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vật
	b/ Nội dung:
-GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 2
c/ Sản phẩm: thông qua hoạt động nhóm.
d/ Tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn?" bằng cách chuẩn bị một số hình ảnh vể quá trình chuyển hoá năng lượng và cho HS nhận biết đâu là quá trình chuyển hoá năng lượng trong và ngoài cơ thể. Tiếp theo, GV hướng dẫn từng nhóm HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập số 2.
- Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và quan sát hình 22.1: “Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người”, trả lời theo PHT số 2.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- a/ Quang năng -> Hoá năng: (trong cơ thể).
 b/ Điện năng -> Nhiệt năng: (ngoài cơ thể).
 c/ Hoá năng -> Nhiệt năng: (trong cơ thể).
 d/ Điện năng -> Cơ năng: (ngoài cơ thể).
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung chuyển hóa năng lượng.
* Khái niệm chuyển hóa năng lượng.
+ Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
+ Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
2/ VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ	
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
a/ Mục tiêu: Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
b/ Nội dung: 
-GVchia HS trong lớp thành bốn nhóm. Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu.
c/ Sản phẩm: HS qua hoạt động nhóm quan sát và thảo luận của học sinh.
d/ Tổ chức dạy học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và quan sát hình 22.2 “ Cấu trúc một phần của màng sinh chất”, trả lời theo PHT số 3.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể và trả lời các câu hỏi sau phiếu học tập số 3.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung chuyển hóa năng lượng.
2/ Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3/ Hoạt động luyện tập.
 a/ Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b/ Nội dung: Hs thực hiện cá nhân đáp án trên bảng phụ và vấn đáp. 
c/ Sản phẩm:HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án.
	d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trên bảng phụ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học.
Trắc nghiệm
 Câu 1/ B
 Câu 2/ C
 Câu 3/ D
 Câu 4/ 1 - Carbon dioxide
 2 - Nước và oxygen
 3 - Chuyển hóa
 4 - nước và muối khoáng
Câu 5/ 1- A, D
 2 - B, C
	4/ Hoạt động vận dụng:
	 a/ Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
	b/ Nội dung: Gv đặt câu hỏi, yêu cầu 1-2 học sinhvận dụng kiến thức của mình để trả lời câu hỏi:
- Hiểu biết của học sinh áp dụng vào cuộc sống rèn luyện cơ thể: Tại sao một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể?
	c/ Sản phẩm: báo cáo của học sinh
	d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
**Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để giải đáp câu hỏi.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Việc ăn kiêng sẽ làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể -> Thiêu nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất -> giảm tốc độ quá trình tr ... ệm vụ cá nhân/nhóm trên phiếu học tập số 1. 
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập số 1. 
d) Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS thực hiện:
Thảo luận nhóm xác định :
+ Mục tiêu nhóm đạt được trong giờ thực hành
+ Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và các bước tiến hành	
HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Học sinh làm được mẫu vật chứng minh ở thân diễn ra quá trình vận chuyển nước và ở lá diễn ra quá trình thoát hơi nước 
b) Nội dung: 
Học sinh thực hiện nhiệm vụ bài thực hành qua các thí nghiệm.
 c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động nhóm, thực hành quan sát, phát hiện đặc điểm để chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
- Mẫu vật thực hành ở các thí nghiệm. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Chia lớp thành các nhóm. Hướng dẫn học sinh thực hành theo các bước thực hiện thí nghiệm.
Sau đó cho HS tự thực hiện theo 3 bước hướng dẫn trong SGK. 
Sau quá trình thực hành có thể hỏi HS các câu hỏi sau:
-Tại sao phải sử dụng hoa có màu trắng?
- HS nêu được khi sử dụng hoa có màu trắng sẽ dễ dàng quan sát hiện tượng thay đổi màu sắc của cánh hoa.
( GV bổ sung kiến thức : Bình thường, hoa màu trắng có các tế bào ở cánh hoa không chứa sắc tó trong không bào nên khi dung dịch màu được vận chuyển đến cánh hoa sẽ làm màu sắc cánh hoa đổi màu)
-Tại sao cần phải để hai mẫu thí nghiệm vào chỗ thoáng khoảng 60 - 90 phút?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 2.
HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV cho các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Từng nhóm HS báo cáo hiện tượng quan sát được về màu sắc thay đổi của cánh hoa.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV lưu ý HS ở bước cắt thân cành hoa phải cắt từ trên xuống để xác định chính xác vị trí nước được vận chuyển lên. HS phải cẩn thận khi sử dụng dao mổ để cắt thân hoa quan sát.
Học sinh nhận xét, bổ sung, đóng góp ý kiến giữa các cá nhân, nhóm với nhau sau khi đã báo cáo kết quả . GV nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm. (GV có thể cộng điểm thực hành để khuyến khích HS)
I. Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
- Bước 1:Cho nước vào hai cốc thuỷ tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu
Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 − 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 ‒ 15 cm). 
Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 − 90 phút 
Bước 3: 
+ Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu.
+ Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
Hoạt động 2.2: Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và tiến hành các bước thí nghiệm để qua thí nghiệm quan sát quá trình thoát hơi nước ở lá.
GV cần lưu ý : Cách bảo quản giấy đã tẩm CoCl2 để tránh giấy hút ẩm trở lại , sẽ cho kết quả không chính xác.
Sau quá trình thực hành có thể hỏi HS các câu hỏi sau :
 – Tại sao phải cho các mảnh giấy thấm đã tẩm CoCl2 vào lọ có chứa CaCl2 ?
– Tại sao phải đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCl2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá?
– Tại sao phải kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả trong phiếu học tập số 2.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu các nhóm có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các nhóm khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước thí nghiệm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của bài báo cáo thực hành thí nghiệm.
II. Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
– Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2 . 
+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm 
+ Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều Co Cl2 , lúc này giấy có màu hồng 
+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2 
– Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dung dịch Co Cl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống 
– Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài thu hoạch
a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài thu hoạch qua phiếu báo cáo kết quả thực hành
b. Nội dung: HS tổng hợp lại các kết quả quan sát được và hoàn thiện bài báo cáo thực hành. 
c. Sản phẩm: 
Bài báo cáo thực hành của các nhóm. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG GV HS
NỘI DUNG
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bài thu hoạch bằng cách hoàn thành báo cáo thực hành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc nhiệm vụ và hoàn thiện bài thu hoạch
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV yêu cầu HS thu lại bài thu hoạch
Từng nhóm HS báo cáo hiện tượng quan sát được
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Xem và đánh giá bài thu hoạch HS
III. Thu hoạch
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Tiết  Thứ Ngày.Tháng.Năm
Nhóm:  Lớp : ..
1. Mục Tiêu
2. Nội Dung
3. Kết Quả
Giải thích sự đổi màu của cánh hoa trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Quan sát vị trí dung dịch màu vận chuyển đến vị trí nhất định ở thân và sự thay đổi màu sắc cánh hoa 
Giải thích : 
Giải thích sự đổi màu của mảnh giấy thấm trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước 
Quan sát sự thay đổi màu của mảnh giấy thấm có tẩm CoCl2
Giải thích :
4. Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS củng cố hệ thống được kiến thức đã học.
b. Nội dung: 
HS thực hiện cá nhân qua các câu hỏi trò chơi “ Ai là triệu phú”
c. Sản phẩm: Câu trả lời đáp án của HS khi tham gia trò chơi. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG GV HS
NỘI DUNG
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS tham gia trả lời câu hỏi qua trò chơi “Ai là triệu phú”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc câu hỏi và chọn đáp án. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV cho HS trả lời và đưa ra đáp án đúng nhất. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv củng cố kiến thức thông qua các câu hỏi của trò chơi. 
Câu 1. Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào...
A. sự thay đổi màu sắc của hoa. 
B. sự thay đổi về khối lượng của hoa và lá. 
C. sự thay đổi màu sắc của lá. 
D. sự thay đổi màu sắc và kích thước thân.
Câu 2. Để bảo quản giấy tẩm CoCl2 tránh không khí ẩm, ta dùng hoá chất nào sau đây? 
A. CaSO4.​	B. H2SO4.​
C. HCl D. CaCl2.​	
Câu 3. Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa nào sau đây?
A. Hoa hồng. B. Hoa mai.
C. Hoa cúc trắng.D. Hoa trạng nguyên.
Câu 4. Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá . Tốc độ đổi màu của giấy thấm khác nhau như thế nào ?
A. Mặt dưới sẽ nhanh hơn mặt trên
B. Mặt trên sẽ nhanh hơn mặt dưới
C. Cả hai mặt đều như nhau
D. Không có đáp án đúng. 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc
- Phiếu học tập, bài thu hoạch
- Hệ thống câu hỏi và bài tập nhóm
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
BÀI 31: THỰC HÀNH CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Họ và tên HS:  
Nhóm: Lớp: . 
I. MỤC TIÊU
 Thực hiện chính xác các bước làm thí nghiệm
Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị của bài thực hành
Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. 
 Vẽ và trình bày được mẫu vật
II. CHUẨN BỊ
Cốc thủy tinh
Dao mổ
Đồng hồ bấm giờ
Kính lúp
Đũa thủy tinh
Băng keo trong
Giấy thấm
Máy sấy
Đĩa petri
III. THỰC HÀNH
Sắp xếp lại trình tự các bước làm thí nghiệm cho chính xác 
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
 Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1-2 cành hoa = > Để 2 cốc vào chỗ thoáng 60 - 90 phút.
 Cho nước vào 2 cốc thủy tinh => Cho màu vào cả 2 cốc khuấy đều để tạo dung dịch màu.
 Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ =>dùng kính lúp quan sát lát cắt và vị trí của dung dịch màu
+ Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa
 Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dd CoCl2. Dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín..
 Chuẩn bị giấy có tẩm dung dịch CoCl2. 
+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật khoảng1 cm × 2 cm 
+ Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều Co Cl2 , lúc này giấy có màu hồng 
+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2 
 Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi sau
Câu 1.Tại sao phải sử dụng hoa có màu trắng?
.
Câu 2. Tại sao cần phải để hai mẫu thí nghiệm vào chỗ thoáng khoảng 60 - 90 phút ?
Câu 3.Tại sao phải cho các mảnh giấy thấm đã tẩm CoCl2 vào lọ có chứa CaCl2?
Câu 4. Tại sao phải đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCl2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá?
Câu 5. Tại sao phải kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương?
PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM : .
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Tiết  Thứ Ngày.Tháng.Năm
Nhóm:  Lớp : ..
1. Mục Tiêu
2. Nội Dung
3. Kết Quả
Giải thích sự đổi màu của cánh hoa trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Quan sát vị trí dung dịch màu vận chuyển đến vị trí nhất định ở thân và sự thay đổi màu sắc cánh hoa 
Giải thích : 
Giải thích sự đổi màu của mảnh giấy thấm trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước 
Quan sát sự thay đổi màu của mảnh giấy thấm có tẩm CoCl2
Giải thích : 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx