Tiết 2 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I – Mục tiêu:
- Phân biệt thực vật với động vật ở một số điểm cơ bản.
- Nêu được đăc điểm chung của động vật để chúng ta nhận biết.
- Phân biệt ĐVCXS và ĐVKXS. Vai trò của động vật đối với con người.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận, so sánh.
- Hs nhận biết được điểm có lợi, có hại vào thực tế cuộc sống.
II – Chuẩn bị:
- Gv: tranh vẽ hình 2.1, bảng 1.2 và hình 2.2 SGK. Mô hình hay tranh TBTV và TBĐV.
- Hs: kẻ bảng 1 tr9 và bảng 2 tr11 vào vở bài tập.
Tiết 2 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I – Mục tiêu: - Phân biệt thực vật với động vật ở một số điểm cơ bản. - Nêu được đăïc điểm chung của động vật để chúng ta nhận biết. - Phân biệt ĐVCXS và ĐVKXS. Vai trò của động vật đối với con người. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận, so sánh. - Hs nhận biết được điểm có lợi, có hại vào thực tế cuộc sống. II – Chuẩn bị: - Gv: tranh vẽ hình 2.1, bảng 1.2 và hình 2.2 SGK. Mô hình hay tranh TBTV và TBĐV. - Hs: kẻ bảng 1 tr9 và bảng 2 tr11 vào vở bài tập. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Động vật nước ta đa dạng và phong phú không? Vì sao? + Động vật sống ở môi trường nào? Đặc điểm thích nghi của chim cánh cụt? 2/ Mở bài: Động vật và thực vật quanh ta rất đa dạng và phong phú chúng xuất phát chung nguồn gốc tuy vậy chúng có những đạc điểm khác nhau bài 2. 3/ Nội dung bài mới: Hoạt động 1: I. Phân biệt động vật với thực vật: a/ Mục tiêu: Nêu được điểm khác nhau, giống nhau giữa động vật và thực vật. Phương pháp: quan sát, thảo luận, so sánh, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh hình 2.1 SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1. So sánh động vật với thực vật. - Gv nhận xét bổ sung hoàn thành bảng 1 và rút ra kết luận. - Hs quan sát hình 2.1 nghiên cứu thông tin thảo luận nhóm trả lời: + Điểm khác nhau bảng 1: (Hs lên điền) + Đặc điểm giống nhau: động vật và thực vật đều có cấu tạo từ tế bào và tế bào lớn dần lên sinh trưởng và phát triển. - Hs rút ra kết luận. Tiểu kết: - Giống nhau: Có cùng cấu tạo là tế bào, tế bào lớn lên có khả năng sinh trưởng và phát triển. - Khác nhau: động vật khác thực vật ở chổ: + Cấu tạo ở tế bào có thành Xenllulôzơ. + Dinh dưởng: Sử dụng chất hữu cơ có sẳn. + Di chuyển: Có khả năng di chuyển và giác quan. Hoạt động 2: II. Đặc điểm chung động vật: a/ Mục tiêu: Hs nêu được 3 đặc điểm chung của động vật. Phương pháp: hỏi đáp, vận dụng, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv treo câu hỏi lên bảng yêu cầu Hs dựa vào bảng 1 hoàn thành bài tập r là chọn ra 3 đặc điểm quan trọng nhất. - Gv hỏi Hs từng đặc điểm. - Hs dựa vào bảng 1 lên đánh dấu vào 3 đặc điểm quan trọng. - Hs trả lời Tiểu kết: - Có khả năng di chuyển. - Dị dưỡng tức là có khả năng dinh dưỡng nhờ sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - Có hệ thần kinh và giác quan. Hoạt động 3: III. Sơ lượt phân chia giới động vật: a/ Mục tiêu: Hs biết phân chia các lớp trong ngành ĐVCXS và ĐVKXS. Phương pháp: thông báo b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv yêu cầu Hs đọc SGK sự phân chia ĐVCXS và ĐVKXS. - Gv thông báo các ngành và cho Hs kể tên 1 số động vật quanh ta thuộc ngành, lớp nào? - Gv nhận xét. - Hs đọc , ghi nhận - Trả lời câu hỏi: gà, chó, cá, chim thuộc ngành ĐVCXS thuộc lớp, Tiểu kết: - Ngành ĐVKXS: + Ngành động vật NS + Ngành ruột khoang. + Ngành giun. + Ngành chân khớp. - Ngành ĐVCXS: lớp cá, lớp l cư, bò sát, chim, thú. Hoạt động 4: IV. Vai trò của động vật: a/ Mục tiêu: Hs hiểu đựoc mặt có lợi và có hại của động vật đối với con người. b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv yêu cầu Hs nghiên cứu nội dung bảng 2 vận dụng kiến thức điền tên động vật đại diện vào ô đối diện. - Gv gọi Hs lên bảng điền. - Gv nhận xét bổ sung và cho Hs rút ra kết luận về các mặt có lợi và có hại của động vật đối với đời sống con người. - Hs vận dụng kiến thức điền vào bảng. Hs lên bảng điền có nhận xét bổ sung dựa vào bảng 2. Tiểu kết: - Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người: thực phẩm (vịt, ếch, chó, ) lông (cừu, sư tử, ) da (bò, trâu, hà mã, ) - Động vật làm thí nghiệm: học tập nghiên cứu khoa học (chó, vẹt, sáo, ) thử nghiệm thuốc (chuột bạch, ếch, ) - Động vật hổ trợ người trong hoạt động (trâu, bò, ) giải trí (cá voi, hổ, ngựa, voi, ) thể thao ( ngựa, voi, ) bảo vệ an ninh (chó) - Động vật truyền bệnh sang người như: ruồi, muỗi, rận, rệp, 4/ Kiểm tra đánh giá: + Nêu đặc điểm chung của động vật. + Nêu đặc điểm có lợi, có hai của động vật đối với con người. 5/ Dặn dò: - Học bài, đọc mục em có biết. - Chuẩn bị: váng cống rãnh ao hồ, bình nuôi ĐVNS tử: rơm, bèo, cỏ tươi (cho vào nước 5 ngày). Mỗi nhóm chuẩn bị 2 lọ. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: