Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 20: Một số thân mềm khác

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 20: Một số thân mềm khác

Tiết 20 Bài 19 MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

I – Mục tiêu:

- Nhận biết thêm một số thân mềm khác ở nước ta như: ốc sên, bạch tuộc, sò, ốc vặn,

- Nêu và hiểu được tập tính thân mềm.

- Có ý thức bảo vệ loài động vật có ích cho ngành thân mềm.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: tranh vẽ cấu tạo ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, mãnh vỏ ốc, vỏ sò, Mô hình, vật mẫu.

- Hs: đọc bài trước ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2304Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 20: Một số thân mềm khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20	Bài 19	 MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I – Mục tiêu: 	
- Nhận biết thêm một số thân mềm khác ở nước ta như: ốc sên, bạch tuộc, sò, ốc vặn, 
- Nêu và hiểu được tập tính thân mềm.
- Có ý thức bảo vệ loài động vật có ích cho ngành thân mềm.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh vẽ cấu tạo ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, mãnh vỏ ốc, vỏ sò,  Mô hình, vật mẫu.
- Hs: đọc bài trước ở nhà.
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Trình bày cấu tạo của trai sống.
+ Cách di chuyển và dinh dưỡng của trai ntn?
2/ Mở bài: Thân mềm có vô số loài, rất nhiều, phân bố rộng ở môi trường nước ngọt nước mặn. Hôm nay ta sẽ nghiên cứu thêm đặc điểm của 1 số thân mềm khác mà ta thường gặp.
3/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Một số đại diện:
 a/ Mục tiêu: Hs nhận biết thêm một số thân mềm thường gặp trong gia đình và địa phương.
 Phương pháp: quan sát, nghiên cứu, thảo luận.
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK chú thích hình 19.1, 2, 3, 4 hay mẫu vật Hs mang vào thảo luận nhóm nêu đặc điểm ngoài và đời sống từng đại diện.
- Gv nhận xét bổ sung thêm:
 + Mực: di chuyển tích cực nên cqcg và cqdc tua mực.
- Hỏi thêm: tuyến mực có tác dụng gì?
 + Bạch tuột: (2 tua dài, 8 tua ngắn) mai giảm.
 + Sò: 2 mãnh vỏ xuất khẩu.
 + Ốc: ở cạn 
- Gv tiếp tục cho Hs rút ra nhận xét về sự đa dạng về số loài, môi trường sống, lối sống.
- Gv liên hệ thực tế về các loài thân mềm có lợi tại địa phương.
- Hs quan sát hình nghiên cứu .
- Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu nêu được đặc điểm và nơi sống của các thân mềm theo nội dung thông tin SGK.
- Hs nghe Gv hướng dẫn nhận xét.
- Hs trả lời: phun mực tự vệ.
- Hs quan sát hình trả lời kết luận về số thân mềm khác.
Tiểu kết: - Thân mềm có số loài lớn.
 - Sống ở cạn, nước ngọt, nước mặn.
 - Có lối sống vui lấp, bò chậm, di chuyển với tốc độ cao: ốc sen, mực, bạch tuột, sò.
Hoạt động 2: II. Một số tập tính thân mềm:
 a/ Mục tiêu: Hs biết một số tạp tính của ốc sên, mực, bạch tuột, 
 Phương pháp: thảo luận, quan sát, nghiên cứu, 
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK cho biết: Vì sao thân mềm thích nghi với lối sống?
- Tiếp tục Gv cho Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
 + Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
 + Ý nghĩa sinh học của việc đào hố đẻ trứng?
 + Mực săn mồi ntn trong 2 cách đổi mồi, đợi mồi một chổ để bắt?
 + Mực phun đen nước để làm gì?
 + Động vật khác bị che mắt vậy mực có nhìn thấy để chạy không?
- Gv giới thiệu phun mực để tự vệ nhưng mực trốn do có mắt lớn.
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận, nhận xét và cho Hs lập lại tạp tính của từng đại diện và liên hệ thức tế tạp tính ốc sên và mực.
- Hs quan sát hình đọc  SGK trả lời:
- Hs quan sát tranh nghiên cứu lại  thảo luận 2P trả lời.
 + Thu mình trong vỏ.
 + Giúp bảo vệ trứng.
 + Bằng cách rình mồi 1 chổ và dùng tua bắt.
 + Để tự về và mực có cơ quan thị giác phát triển.
- Đại diện Hs trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết: -Tập tính của ốc sên: thu mình tránh kẻ thù, đào lổ đẻ trứng.
 -Tập tính của mực: rình một chổ đợi mồi để bắt. Phun mực để tự vệ.
 - Thân mềm có hệ thần kinh phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với đời sống.
4/ Kiểm tra đánh giá:
+ Kể tên một số thân mềm khác, nêu đặc điểm cơ thể chúng.
+ Ốc sên và mực tự vệ bằng cách nào?
5/ Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi 3 SGK.
- Đọc em có biết.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20.doc