Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 52: Bộ ăn sâu bọ, bộ gậm nhấm, bộ ăn thịt

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 52: Bộ ăn sâu bọ, bộ gậm nhấm, bộ ăn thịt

Tiết 52 Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ

BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẬM NHẤM, BỘ ĂN THỊT

I – Mục tiêu:

- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ, gặm nhấm vằ ăn thịt thích nghi với đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học và các loài động vật quí hiếm.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: tranh vẽ hay photo hình 50.1, 2, 3; bảng phụ kẻ bảng tr164.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2860Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 52: Bộ ăn sâu bọ, bộ gậm nhấm, bộ ăn thịt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52	Bài 50:	SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẬM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I – Mục tiêu:
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ, gặm nhấm vằ ăn thịt thích nghi với đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học và các loài động vật quí hiếm.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh vẽ hay photo hình 50.1, 2, 3; bảng phụ kẻ bảng tr164.
- Hs: 
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bay và bơi của dơi và cá voi.
+ Nêu tập tính của dơi và cá voi? Vì sao cá voi xếp vào lớp thú? Cách bay của dơi và bồ câu ntn?
2/ Mở bài: Tiếp theo sự đa dạng của thú là bộ ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt. Các bộ này có đặc điểm cấu tạo ntn để thích nghi chế độ ăn đó bài 50.
3/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Bộ ăn sâu bọ:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ ăn sâu bọ.
Phương pháp: quan sát, thảo luận.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát hình 50.1 SGK.
- Gv gọi Hs đọc và treo tranh lên bảng.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của 2 đại diện thích nghi đời sống.
 + Giác quan của bộ sâu bọ phát triển ntn thích nghi đời sống đó?
 + Mùi hôi của chuột có tác dụng gì?
- Gv treo hình chuột chù, chuột chũi gọi Hs lên nêu đặc điểm ngoài.
- Gv: chuột chù, chuột chũi có răng hàm nhọn phát triển nhưng răng cưủa không phát triển, còn tay có ngón khoẻ do chúng đào bới tìm thức ăn (chuột chũi đuôi xù, chân xám)
- Hs đọc  SGK và quan sát hình.
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Răng nhọn, mõm dài. Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón to khoẻ.
 + Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, lông xúc giác dài.
 + Giúp nhận xét họ hàng.
- Đại diện Hs lên trả lời, Hs nhận xét.
- Hs nghe Gv nhận xét rút ra kết luận.
Tiểu kết: Đặc điểm ngoài: Có răng nhọn sắc đặc biệt là răng hàm, mõm dài.
 Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang.
 Sống đơn độc.
 Lông xúc giác dài, khứu giác phát triển.
Hoạt động 2: II. Bộ gặm nhấm:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được cấu tạo và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi đời sống.
Phương pháp: quan sát, thảo luận.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát hình 50.2 A, B, C SGK.
- Gv treo hình B, C lên bảng. 
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Đặc điểm của loài thích nghi với chế độ gặm nhấm?
- Gv cho Hs lên bảng chỉ đặc điểm trên hình của 2 đại diện chuột đồng và sóc.
- Gv nhận xét câu trả lời và hỏi:
 + Tại sao loài này lại thích nghi chế độ gặm nhấm?
 + So sánh bộ răng của thỏ và bộ răng của chuột. (số răng hàm của thỏ nhiêud hơn)
 + Khả năng phát triển nòi giống chuột ntn?
- Gv gọi Hs nêu kết luận.
- Gv cung cấp một số thông tin.
- Hs đọc  SGK, quan sát hình.
- Hs thảo luận nêu được:
 + Có răng cửa lớn sắc, không có răng hàm nhưng có khoang trống hàm.
- Hs lên bảng chỉ chi của chuột nhà và sóc phát triển không bằng chuột chù, chũi vì chúng có tập tính đào hang bằng răng cửa.
 Vì răng cửa luôn mọc dài gặm nhấm bào mòn bớt và thường xuyên sắc bén.
- Hs nhận xét, nghe Gv nhận xét rút ra kết luận.
Tiểu kết: - Sống đàn, loài ăn tạp.
 - Răng cửa lớn, dài, thiếu răng nanh.
 - Tập tính đào hang bằng răng cửa.
Hoạt động 3: III. Bộ ăn thịt:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính thích nghi đời sống.
Phương pháp: quan sát, trực quan, hỏi đáp, so sánh.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK và  ở hình 50.3 tr163.
- Yêu cầu Hs quan sát hình 50.3 trả lời câu hỏi:
 + Đặc điểm của bộ ăn thịt thích nghi?
- Hs lên bảng chỉ các đặc điểm trên hình.
- Gv treo tranh hình 50.3 lên bảng.
- Gv nhận xét câu trả lời và hướng dẫn Hs chỉ trên tranh.
- Gv hỏi: Đệm thịt của các ngón có tác dụng gì với chế độ ăn của bộ ăn thịt?
- Gv hướng dẫn Hs trên hình các đặc điểm: vuôt, đệm thịt Hs thấy rõ.
- Gv cho Hs rút ra nhận xét về các đặc điểm của bộ ăn thịt.
- Hs đọc , quan sát hình.
- Hs trả lời được:
 + Răng cửa sắc, răng nanh lớn, dài, răng hàm dẹp sắc. Chân có vuốt, có đệm thịt dày.
- Đại diện Hs trả lời, nhận xét.
- Hs trả lời: giúp chạy nhanh và vuốt giương khỏi thịt để cào xé mồi, thích nghi đời sống rượt đuổi.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: - Sống đơn độc hay sống đàn.
 - Răng cửa ngắn sắc.
 - Răng nanh dài, lớn, nhọn.
 - Răng hàm nhiều mấu dẹp, sắc.
 - Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.
- Gv cho Hs dựa vào  trong bảng thảo luận 3 4 hoàn thành nội dung trong bảng.
- Gv gọi Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét hoàn thiện bảng.
- Gv nhấn mạnh đặc điểm thích nghi của từng đại diện với đời sống của chúng.
- Hs dựa vào nội dung nghiên cứu lựa chọn cụm từ thích hợp điền vào bảng.
- Hs lên điền, nhóm khác nhận xét.
- Hs kẻ nội dung bảng vào vở Bt.
Bộ thú
Loài động vật
Môi trường sống
Đời sống
Cấu tạo răng
Cách bắt mồi
Chế độ ăn
Ăn sâu bọ
Chuột chù
Trên mặt đất
Đơn độc
Răng nhọn
Tìm mồi
Ăn động vật nhỏ
Chuột chũi
Đào hang
||
||
||
Ăn gặm nhấm
Chuột đồng
Trên mặt đất
Sống đàn
Răng cửa lớn có khoảng
Đuổi mồi, bắt mồi
Ăn tạp
Sóc
Trên cây
||
Trống hàm
||
Ăn thực vật
Ăn thịt
Báo
Trên mặt đát, trên cây
Đơn độc
Răng nanh nhọn, răng cửa sắc
Rình vồ mồi
Ăn động vật
Sói
Trên mặt đất
Sống đàn
Răng hàm dẹp bền sắc
Đuổi mồi, bắt mồi
||
4/ Kiểm tra đánh giá:
+ Phân biệt đặc điểm răng của 3 bộ.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi đời sống đào hang.
5/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời tiếp câu hỏi 3 SGK. Đọc em có biết.
- Kẻ bảng tr167 SGK vào vở Bt.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 52.doc