Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 58: Tiến hoá về sinh sản

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 58: Tiến hoá về sinh sản

Tiết 58 Bài 55: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN

I – Mục tiêu:

- Hs nêu được các hình thức sinh sản từ thấp đến cao. Và phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.

- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật trong mùa sinh sản.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: tranh photo các hình thức sinh sản của động vật (nếu có), bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2331Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 58: Tiến hoá về sinh sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58	Bài 55:	TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN
I – Mục tiêu:
- Hs nêu được các hình thức sinh sản từ thấp đến cao. Và phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật trong mùa sinh sản.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh photo các hình thức sinh sản của động vật (nếu có), bảng phụ.
- Hs:
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Trình bày sự phân hoá các hệ hô hấp và tuần hoàn của loài động vật từ động vật nguyên sinh động vật có xương sống.
+ Sự phân hoá đó có ý nghĩa gì?
2/ Mở bài: Sinh sản là một hình thức duy trì nồi giống, ở động vật có 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. Hình thức nào tiến hoá nhất? B55.
3/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Sinh sản vô tính:
a/ Mục tiêu: Hs biết được có 2 hình thức, sinh sản vô tính là phân đôi và mọi chồi và nêu được khái niệm là hình thức sinh sản đó.
Phương pháp: hỏi đáp, giải thích
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs nghiên cứu  SGK trả lời câu hỏi:
 + Sinh sản vô tính là gì?
 + Có mấy hình thức sinh sản vô tính? Cho Vd.
- Gv gọi đại diện Hs trả lời Gv nhận xét cho Hs rút ra kết luận khái niệm sinh sản vô tính.
- Gv cho Hs giải thích sinh sản vô tính trung roi và trùng cấu hình.
 Sin sản mọc chồi giữa thuỷ tức và san hô.
 Đây là hình thức sinh sản đơn giản.
- Hs đọc  SGK, trao đổi nhanh trả lời câu hỏi.
- Hs nêu được:
 + Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có TBSD đực và TBSD cái kết hợp nhau.
 + Có 2 hình thức sinh sản vô tính là phân đôi và mọc chồi.
- Đại diện Hs trả lời Hs khác nhận xét.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
 Có 2 hình thức sinh sản:
 + Phân đôi
 + Mọc chồi và tái sinh.
Hoạt động 2: II. Sinh sản hữu tính:
a/ Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính và các hình thức sínhản hữu tính.
Phương pháp: thảo luận, nghiên cứu thông tin, so sánh
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu Hs đọc  SGK mục II, cho Hs thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Sinh sản hữu tính là gì?
 + Có mấy hình thức sinh sản hữu tính?
- Gv gọi Hs trả lời.
- Gv tiếp tục cho Hs nghiên cứu  trả lời:
 + Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Cho một số Vd về hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật và chỉ ra loài nào đơn tính và loài nào hữu tính.
- Gv hỏi tiếp: Vậy hình thức sinh sản nào trứng thụ tinh ngoài và thụ tính trong? Gv gọi Hs trả lời.
- Hs trả lời xong Gv nhận xét và nhấn mạnh sự khác nhau giữa thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
- Gv cho Hs rút ra kết luận về:
 + Khái niệm sinh sản hữu tính và hình thức sinh sản hữu tính.
- Hs đọc  SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm nêu được:
 + Sinh sản hữu tínhlà sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái giao tử.
 + Có 2 cánh: sinh sản hữu tínhtrên cơ thể đơn tính và lưỡng tính.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs vận dụng kiến thức cũ và  SGK trả lời:
SSVT
SSHT
- Không có kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái.
- Số cá thể di truyền 1.
- Có sự kết hợp TBSD đực và TBSD cái.
- Số cá thể di truyền là 2.
 Vd: chó, gà, mèo,  đơn tính giun đất, giun tròn.
 Thụ tinh ngoài: cá, ếch, giun đất.
 Thụ tinh trong: chó, mèo, thỏ, 
Tiểu kết: Sinh sản hữu tính là hình thức kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái giao tử.
 Sự sinh sản hữu tính có trên cá thể đơn tính và hữu tính.
Hoạt động 3: III. Sự tiến hoá các hình thức sinh sản:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản của động vật.
Phương pháp: thảo luận, tổng hợp, so sánh
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, vận dụng kiến thức đã học, thảo luận lựa chọn cụm từ phù hợp điền vào ô trống trong bảng sau:
- Gv treo bảng phụ lên bảng.
- Gv gọi đại diện các nhóm lên bảng điền.
Gv nhận xét hoàn thành kiến thức trong bảng.
- Gv cho Hs dựa vào kiến thức trong bảng nêu:
 + Lợi ích của TT trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau. hai hình thức bảo vệ trứng và nuôi con.
- Gv yêu cầu Hs trả lời.
- Gv cho Hs nêu kết luận.
- Hs đọc  SGK thảo luận nhóm trả lời nội dung trong bảng.
- Đại diện tưng nhóm lên bảng trả lời.
- Hs kẻ bảng vào Bt.
- Hs dựa vào  trong bảng trả lời.
 Sự tiến hoá của các loài động vật thể hiện đặc điểm:
 + TTN TTT (số lượng TT nhiều)
 + Đẻ nhiều trứng ít trứng đẻ con (con được bảo vệ)
- Hs rút ra kết luận.
Tên loài
TT
Sinh sản
Phát triển phôi
TT bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai
TT ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang làm tổ
Con non là ấu trung tự kiếm mồi
Châu chấu
||
||
||
||
Con non tự kiếm mồi
Cá chép
||
||
Trực tiếp không nhau thai
Không làm tổ
||
Ếch đồng
||
||
Biến thái
Không đào hang, làm tổ
Ấu trùng tự kiếm mồi
Thằn lằn
TT trong
||
Trực tiếp không nhau thai
Đào hang
Con non tự kiếm mồi
Chim
||
||
||
Làm tổ, ấp trứng
Con non được nuôi bằng sữa diều của mẹ
Thỏ
||
Đẻ con
Trực tiếp, có nhau thai
Lót ổ
Con non được nuôi bằng sữa mẹ
Tiểu kết: Sự hoàn chính về cơ quan sinh sản của động vật là:
 + Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
 + Đẻ nhiều trứng đẻ ít trứng sinh con
 + Phôi phát triển biến thái phát triển trực tiếp không nhau thai phát triển trực tiếp có nhau thai.
 + Con non không được nuôi con non được nuôi bằng sữa được học tập thích nghi đời sống.
4/ Kiểm tra đánh giá:
+ Nêu khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, phân biệt sự khác nhau sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
+ Đặc điểm nào thể hiện sự hoàn thiện về cơ quan sinh sản?
5/ Dặn dò về nhà:
- Học bài, đọc em có biết. Trả lời câu hỏi 2 tr181 SGK.
- Xem trước bài 56.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58.doc