Tuần 30 Tiết 59
Bài 56: CÂY PHÁT SINH ĐỘNG VẬT
I – Mục tiêu:
- Nêu được bằng chứng về mối quan hệ giữa các loài động vật là các di tích hoá thạch.
- Đọc được vị trí quan hệ họ hàng với các nhóm động vật trên cây phát sinh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh,
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh hình 56.1, 2 SGK. Sơ đồ cây phát sinh hình 56.3, bảng phụ
Tuần 30 Tiết 59 Bài 56: CÂY PHÁT SINH ĐỘNG VẬT I – Mục tiêu: - Nêu được bằng chứng về mối quan hệ giữa các loài động vật là các di tích hoá thạch. - Đọc được vị trí quan hệ họ hàng với các nhóm động vật trên cây phát sinh. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Gv: tranh hình 56.1, 2 SGK. Sơ đồ cây phát sinh hình 56.3, bảng phụ - Hs: III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Nêu khái niệm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Cho Vd. + Sự tiến hoá của cơ quan di chuyển thể hiện ntn? 2/ Mở bài: Chúng ta đã nghiên cứu các bài trong động vật không xương và động vật có xương. Vậy các laòi động vật đó có mối quan hệ với nhau và mối quan hệ đó thể hiện trên cây phát sinh. Vậy cây phát sinh nói lên được mối quan hệ gì ở các loài động vật? 3/ Hoạt động học tập: Hoạt động 1: I. Bằng chứng về mối quan hệ các loài, các nhóm động vật: a/ Mục tiêu: Hs thấy được những di tính hoá thạch của các loài động vật từ đó xác định được tổ tiên của chúng. Phương pháp: quan sát, giải thích, so sánh b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs đọc SGK tr182, quan sát hình 56.1, 2 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi để tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa các loài động vật. + Hãy gạch một nét những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống cá vây chân cổ. Gạch 2 nét đặc điểm lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngay nay. + Gạch 1 nét đặc điểm chim cổ giống với BS ngày nay. + Đặc điểm đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữalưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, chim ngày nay với chim cổ và bò sát cổ. - Gv gọi đại diện Hs trả lời. - Gv nhận xét. - Gv hỏi: Các động vật ngày nay có đặc điểm giống các động vật trước cách 35tr năm. Vậy tổ tiên của động vật ngày nay là ai? - Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận. - Hs nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. + Vẩy, vây đuôi, nắp mang. 4 chi, 5 ngón + Có răng, có vuốt đuôi dài nhiều đốt, có cánh, lông vũ. + Các loài động vật có mối quan hệ họ hàng với nhau. - Hs nghiên cứu , vận dụng kiến thức trả lời. + Động vật ngày nay có tổ tiên là loài động vật cổ. - Hs nêu kết luận. Tiểu kết: Di tích hoá thạch của các loài động vật cổ có nhiều điểm giống động vật ngày nay và những loài động vật mới hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng. Hoạt động 2: II. Cây phát sinh động vật: a/ Mục tiêu: Nêu được vị trí các loài động vật và mối quan hệ họ hàng của chúng. Phương pháp: quan sát, giải thích, hỏi đáp, thảo luận b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv gọi Hs đọc SGK tr183, quan sát hình 56.3 - Gv giảng: theo học thuyết tiến các, các loài động vật có tổ chức cơ thể càng giống nhau thì có mối quan hệ họ hàng gần nhau. - Gv yêu cầu Hs thảo luận 2P trả lời các câu hỏi: + Cây phát sinh động vật cho ta biết điều gì? + Ngành chân khớp có mối quan hệ họ hàng với gần ngành chân mềm hay động vật có xương sống không? + Ngành chân mêm có quan hệ họ hàng với ngành ruột khoang hay ngành giun? - Gv gọi đại diện nhóm trả lời. - Gv nhận xét hỏi thêm: + Kích thước nhỏ lớn trên cây có ý nghĩa gì? Vì sao phải xác định vị trí của chúng? - Gv nhận xét câu trả lời. - Gv cho Hs đọc ghi nhớ rút ra kết luận. - Hs đọc SGK, quan sát kĩ hình cây phát sinh kết hợp nghe Gv giảng. - Hs thảo luận 2P trả lời các câu hỏi: + Cho chúng ta biết mối quan hệ học hàng của các ngành. + Quan hệ ngành thân mềm. + Quan hệ ngành giun. - Hs khác nhận xét và tiếp tục trả lời: + cho biết số loài nhiều hay ít và những ngành gần nhau thì có quan hệ họ hàng với nhau. - Hs nêu kết luận. Tiểu kết: Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng các loài sinh vật. Cây phát sinh nhận và sâu bọ (thông tin đoạn chữ nhỏ tr183) 4/ Kiểm tra đánh giá: - Hs trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK tr184. 5/ Dặn dò về nhà: - Học bài, đọc em có biết. - Kẻ bảng tr187 vào vở Bt. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: