Tiết 6 Bài 6 TRÙNG KIẾT LỊ – TRÙNG SỐT RÉT
I – Mục tiêu:
- Hiểu được các loài động vật nguyên sinh có loài gây bện nguy hiểm đó là trùng kiết lị và trùng sốt rét.
+ Nhận biết nơi kí sinh, cách gây hại và phòng tránh.
+ Trùng sốt rét gây bện cho người là do muỗi anôphen truyền.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận, so sánh.
- Hs biét được vòng đời của 2 loại gây trùng gây hại, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh.
II – Chuẩn bị:
- Gv: Tranh vòng đời trùng kiết lị, trùng sốt rét.
- Hs: đọc bài trước, kẻ bảng tr24 SGK.
Tiết 6 Bài 6 TRÙNG KIẾT LỊ – TRÙNG SỐT RÉT I – Mục tiêu: - Hiểu được các loài động vật nguyên sinh có loài gây bện nguy hiểm đó là trùng kiết lị và trùng sốt rét. + Nhận biết nơi kí sinh, cách gây hại và phòng tránh. + Trùng sốt rét gây bện cho người là do muỗi anôphen truyền. - Rèn luyện kĩ năng thảo luận, so sánh. - Hs biét được vòng đời của 2 loại gây trùng gây hại, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh. II – Chuẩn bị: - Gv: Tranh vòng đời trùng kiết lị, trùng sốt rét. - Hs: đọc bài trước, kẻ bảng tr24 SGK. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Kiểm tra bài cũ: + Nhắc lại sự khác nhau và giống nhau giữa trùng biến hình và trùng giày về dinh dưỡng. + Cơ thể của trùng giày như thế nào? 2/ Mở bài: Động vật nguyên sinh là động vật rất nhỏ và có số lượng gây bệnh rất lớn nhưng riêng ở nước ta chỉ có 2 loại động vật gây nguy hiểm là trùng kiết lị và trùng sốt rét. Vậy sự phát triển và biện pháp phòng tránh ntn? 3/ Nội dung bài mới: Hoạt động 1: I. Trùng kiết lị: a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo và vòng đời phát triển của trùng kiết lị và biện pháp phòng tránh. Phương pháp: quan sát, thảo luận, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs biết một số thông tin về loài động vật nguyên sinh gây hại. - Cho Hs đọc , quan sát hình 6.1, 6.2 SGK. Thảo luận hoàn thành Bt phần r. - Đánh dấu vào ô trống các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa trung kiết lị và trùng biến hình. - Gv treo bảng phụ có ghi sẳn Bt. - Gv nhận xét sữa chửa. - Bổ sung thêm về một số đặc điểm khác như: lối sống dinh dưỡng, phát triển rất nhanh trong ruột. - Gv hỏi thêm: nguyên nhân bị kiết lị và biện pháp phòng tránh. Hs đọc , quan sát hình, ghi nhận kiến thức, thảo luận trả lời các ý đúng: + Có chân giả, có hthành bào xác. + Chỉ ăn HC, có chân giả ngắn. Hs đại diện lên bảng đánh dấu vào Bt. Hs trả lời cá nhận: + Do ăn uống không vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh: ăn sạch, uống sạch. Tiểu kết: - Trùng kiết lị có cấu tạo cơ thể giống trùng biến hình nhưng chỉ khác ở chổ có chân giả ngắn. - Dinh dưỡng: sử dụng chất hữu cơ có sẳn (sống dị dưỡng) - Vòng đời: sống kí sinh ở ruột sinh sản rất nhanh, tiêu hoá HC để phá huỷ cơ quan kí sinh. Hoạt động 2: II. Trùng sốt rét: a/ Mục tiêu: Hs nêu được các đặc điểm về: dinh dưỡng, sinh sản, vòng đời phát triển và các bệnh sốt rét ở nước ta. Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát, so sánh, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Cấu tạo dinh dưỡng: - Gv cho Hs đọc SGK trả lời câu hỏi: + Cqdc và không bào có phát triển không? + Trùng sốt rét dinh dưỡng bằng cách nào? - Gv nhận xét và thông tin thêm: trung sốt rét sống kí sinh trong máu, nước bọt muỗi Anôphen nên người bệnh sốt rét là do trùng sốt rét kí sinh trong nước bọt của muỗi truyền sang khi bị đốt. - Hs nghiên cứu kĩ thông tin trả lời câu hỏi và nêu được: + Cqdc và không bào của trùng sốt rét tiêu giảm do kích thước cơ thể nhỏ. + Dinh dưỡng qua màng tế bào. Hs nêu kết luận. Tiểu kết: - Cấu tạo: sống kí sinh, cơ thể có kích thước nhỏ, không có cqdc và không bào. - Dinh dưỡng qua màng tế bào. 2/ Vòng đời: - Gv cho Hs quan sát hình 6.3, 6.4 nghiên cứu SGK cho các em thảo luận nhóm để hoàn thành bảng phân biệt ở tr24 SGK - Gv treo bảng phụ có kẻ sẳn bảng. - Gv hoàn thiện kiến thức trong bảng. - Gv yêu cầu Hs quan sát trong bảng trả lời trên hình 6.4 + Vòng đời phát triển trung sốt rét ntn? - Gv nhận xét. - Gv lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà chui vào HC và sinh sản nhanh. - Hs cá nhân nghiên cứu thông tin, quan sát hình thảo luận nhóm hoàn thành bảng. - Đại diện Hs lên bảng điền vào . - Bạn khác nhận xét bổ sung. - Hs quan sát lại hình 6.4 trả lời dựa vào bảng + Trùng sốt rét chui vào HS sồi sinh sản vô tính và tiêu hoá chất HC để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới. - Hs đại diện trả lời. Tiểu kết: Trùng sốt rét trong nước bọt muỗi Anôphen và chui vào máu người, chúng kí sinh trong hồng cầu, sống và sinh sản để phá huỷ hồng cầu rồi chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới. 3/ Bệnh sốt rét ở nước ta: - Gv cho Hs nghiên cứu SGK đặt câu hỏi: + Bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay ntn? + Vì sao bệnh này lại lan nhanh? - Gv hỏi lồng ghép. Hiện nay tại địa phương ta thực hiện điều gì để góp phần đẩy lùi bệnh này? - Gv nhận xét cho Hs nêu kết luận. - Hs nghiên cứu trả lời câu hỏi nêu được: + Ở Việt Nam hiện nay bệnh bị đẩy lùi. + Bệnh sốt rét còn nhiều ở miền núi. - Hs trả lời: diệt lăng quăng bằng cách vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường. Tiểu kết: - Bệnh sốt rét ở Việt Nam đã bị đẩy lùi nhưng vẫn còn nhiều ở miền núi. - Biện pháp phòng tránh: Diệt mũi, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phát quang bụi rậm. 4/ Kiểm tra đánh giá: Nêu câu hỏi 1, 2 tr25 SGK. 5/ Dặn dò về nhà: - Đọc trước phần em có biết, làm Bt3 tr25 SGK. - Kẻ bảng 1 tr26 bảng 2 tr28 SGK. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: