Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Tuần 5 Tiết 9

 Bài 9 ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG

I – Mục tiêu:

- Thấy rõ sự đa dạng của ngành ruột khoang thể hiện ở lối sống, tổ chức di chuyển.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích.

- Có ý thức yêu thích môn học.

II – Thông tin bổ sung:

- Gv: Tranh cấu tạo thuỷ tức, hãi quì và san hô. Bảng phụ kẻ bảng 1, 2

- Hs: xem bài trước ở nhà.

III – Tiến trình dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

+ Nếu cấu tạo của thuỷ tức?

+ Nêu các hình thức sinh sản của thuỷ tức và cho biết ý nghĩa tế bào gai trong đời sống thuỷ tức.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2093Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Tiết 9	
	Bài 9	ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I – Mục tiêu:
- Thấy rõ sự đa dạng của ngành ruột khoang thể hiện ở lối sống, tổ chức di chuyển.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích.
- Có ý thức yêu thích môn học.
II – Thông tin bổ sung:
- Gv: Tranh cấu tạo thuỷ tức, hãi quì và san hô. Bảng phụ kẻ bảng 1, 2
- Hs: xem bài trước ở nhà.
III – Tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Nếu cấu tạo của thuỷ tức?
+ Nêu các hình thức sinh sản của thuỷ tức và cho biết ý nghĩa tế bào gai trong đời sống thuỷ tức.
2/ Mở bài: Ruột khoang đa số sống ở biển khoảng 10 nghìn loài, chúng phân bố khắp thế giới nhưng đại diện thường gặp là: sứa, hãi quì, san hô, 
3/ Hoạt động học tập:
 Hoạt động 1: I. Đặc điểm của sứa:
 a/ Mục tiêu: Cho Hs hiểu và nêu được đặc điểm của sứa, hãi quì.
Phương pháp: thảo luận, quan sát, so sánh
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu Hs đọc  SGK quan sát hình 9.1
- Gv treo hình 9.1 và bảng phụ kẻ sẳn bảng 1. yêu cầu Hs thảo luận nhóm đánh dấu vào các đặc điểm của sứa và thuỷ tức cho phù hợp.
- Gv tiếp tục cho Hs dựa vào bảng thảo luận nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với đời sống di chuyển tự do ntn?
- Gv nhận xét bổ sung.
- Gv cho Hs nêu những đặc điểm khác, giống nhau giữa sứa và thuỷ tức.
- Hs vẽ hình 9.1 B.
- Gv lưu ý: Có loài sứa lữa và tế bào gai của nó có thể làm phỏng da.
- Hs đọc  quan sát hình 9.1 vận dụng kiến thức đã học đánh dấu vào các đặc điểm ở bảng 9.1
- Đại diện Hs lên bảng đánh dấu.
- Hs dựa vào bảng 9.1 thảo luận nhóm nêu được đặc điểm cấu tạo của sứa:
 + Hình dù, miệng ở dưới, đối xứng toả tròn.
 + Di chuyển: Co bóp dù
 + Tự vệ: nhờ tế bào gai.
- Đại diện Hs nêu kết luận, nhận xét.
Tiểu kết: - Cơ thể hình cái chuông (dù) có miệng ở dưới.
 - Di chuyển bằng cách co bóp dù.
 - Đối xứng toả tròn.
 - Là loài sống độc lập, tự bảo vệ nhờ tế bào gai. Riêng sứa lữa chất phóng độc làm phỏng da.
 Hoạt động 2: II. Hải quì:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm của hải quì về dinh dưỡng, sinh sản và di chuyển.
Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, so sánh, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu Hs đọc  quan sát hình 9.2 trả lời câu hỏi:
 + Phần trên cơ thể hải quì gồm bộ phận nào?
 + Phần dưới cơ thể hải quì gồm bộ phận nào?
- Gv hỏi thêm:
 + Cơ thể có hình gì? Di chuyển bằng cách nào? Thức ăn là gì? Vậy cơ thể thuỷ tức với hải quì ntn?
- Gv nhận xét bổ sung cho Hs nêu kết luận.
- Hs nghiên cứu  cá nhân quan sát hình 9.2 trả lời nêu được:
 + Phần trên: miệng, tua
 + Phần dưới: thân
- Hs đứng lên trả lời:
 + Có hình trụ, sống bám độc lập, ăn động vật nhỏ.
 + Cơ thể giống thuỷ tức.
- Hs nêu kết luận bổ sung.
Tiểu kết: - Cơ thể hải quì giống thuỷ tức nhưng thân có hình trụ to ngắn, tua miệng nhiều.
 - Giữa 2 lớp là tầng keo dày 1 rãi rác có gay xương.
 - Không di chuyển là loài sống bám.
 Hoạt động 3: III. San hô:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm cấu tạo của san hô, phân biệt san hô và sứa.
Phương pháp: thảo luận, quan sát, so sánh
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu Hs đọc  SGK, quan sát hình 9.3 A, B đánh dấu các đặc điểm của sứa và san hô vào bảng 9.2 cho phù hợp.
- Gv treo bảng phụ có kẻ sẳn bảng 9.2 lên bảng.
- Gv cho Hs dựa vào bảng nêu đặc điểm của san hô và tìm điểm giống, khác nhau với hải quì.
- Gv lưu ý: san hô sống thành tập đoàn đáy biến và là loài tạo vẽ đẹp thiên nhiên đáy biển, là nơi cho loài cá nhỏ trú thân và người ta dùng bộ xương san hô làm vật trang trí.
- Gv nhận xét cho Hs nêu kết luận
- Hs cá nhân đọc  quan sát hình 9.3, thảo luận nhóm đánh dấu vào bảng 9.2
- Hs đại diện lên bảng đánh dấu.
- Hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs dựa vào bảng rút ra kết luận cấu tạo san hô.
 + Cơ thể là khung xương, sống cố định, hình trụ.
 + Ăn động vật, có khoang tiêu hoá.
 + Đối xứng toả tròn.
 Khác: + Sống tập đoàn có khung xương bằng đá vôi.
 + Có khoang ruột thông nhau.
 Giống: Hình trụ, đối xứng toả tròn, sống dị dưỡng, có tế bào gai, sống bám.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: - San hô phát triển khung xương. cơ thể có đế bám, sống thành tập đoàn cố định, hình trụ.
 - Miệng ở phí trên, có tế bào gai tự bảo vệ.
 - Đối xứng toả tròn, ăn động vật khác.
 - Khoang tiêu hoá có nhiều ngăn thông nhau.
 - Sinh sản mọc chội.
4/ Kiểm tra đánh giá:
- Nêu điểm khác nhau giữa san hô và thuỷ tức.
- Bộ phận nào của san hô dùng trang trí?
5/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu 1, 3 SGK tr35. Đọc mục em có biết.
- Kẻ bảng ở tr37 vào vở Bt.
Rút kinh nghệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9.doc