Tiết 1
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG,PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế giới động vật da dạng và phong phú (về loài, kích thước, về số lương cá thể và môi trường sống)
- Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãI, nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào.
2. Kĩ năng: Nhận biết các loài động vật qua hình vẽ và liên hệ thực tế
3. Thái độ: Có ý thức và thói quen bảo vệ động vật và môi trường sống của động vật
Ngày soạn : 15/8/2010 Tiết 1 Thế Giới Động Vật Đa Dạng,Phong Phú I. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế giới động vật da dạng và phong phú (về loài, kích thước, về số lương cá thể và môi trường sống) - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãI, nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào. 2. Kĩ năng: Nhận biết các loài động vật qua hình vẽ và liên hệ thực tế 3. Thái độ: Có ý thức và thói quen bảo vệ động vật và môi trường sống của động vật II. Chuẩn bị - Tranh ảnh về một số loài động vật và môi trường sống của chúng. - Các mẫu vật. III. PHương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm. IV. Tổ chức dạy học: 1. Bài mới: hoạt động của gv hoạt động của hs HS: Nghiên cứu thông tin SGK, hình 1.1, 1.2 (SGK) ? Hiên nay con người đã phát hiện được bao nhiêu loài động vật. => Kết luận ? Bên cạnh sự đa dạng về số loài còn đặc điểm nào thể hiện sự đa dạng của động vật nữa. GV: Cho học sinh kể tên những động vật có thể có khi: + Kéo một mẻ lưới trên biển. + Tát một ao cá. + Đơm đó qua một đêm ở đầm , hồ... + Trong bản giao hưởng suốt đem hè. HS: Nghiên cứu tiếp thông tin SGK. ? Ngoài sự đa dạng về loài, thế giới động vật còn được thể hiện sự đa dạng qua đặc điểm nào. GV: Kết luận, chốt kiến thức, chuyển ý HS: Nghiên cứu thông tin SGK, hình 1.3, 1.4 SGK ? Nhờ đâu chim cánh cụt có thể thích nghi vời đời sống ở nam cực. ? Nguyên nhân nào dẫn tới sự đa dạng hơn của động vật vùng nhiết đới so với vùng ôn và Nam Cực ? Động vật nước ta có da dạng phong phú không, tại sao. ? Chúng ta cần làm gì để thế giới động vật luôn đa dạng và phong phú. ? Nhờ đâu mà động vật có thể phân bố được ở khắp nơi trên thế giới GV: Kết luận và chốt kiến thức. I. đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể. Đa dạng, phong phú về: - Loài (1,5 triệu loài). - Kích thước (từ kích thước hiển vi đến các động vật có kích thước rất lớn) - Số lượng cá thể II. đa dạng về môi trường sống Nhờ khả năng thích nghi cao với môi trường mà động vật có thể sống được ở nhiều kiểu môi trường khác nhau (nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không, trên vùng cực băng giá quanh năm) 2. Củng cố GV: Tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi: 1. Sự đa dạng của thế giới động vật được thể hiện như thế nào, Lấy VD. 2. Kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em, chúng có đa dạng, phong phú không, em cần làm gì để thế giới động vật luôn luôn đa dạng và phong phú. 3. Dặn dò- hướng dẫn học ở nhà: - Học theo vở ghi và ghi nhớ SGK - Chuẩn bị bài học sau: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Ngày soạn : 15/8/2010 Tiết 2- Tuần 1 Phân Biệt Động Vật Với Thực vật Đặc Điểm Chung Của Động Vật I. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được động vật và thực vật, thấy chúng có đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản - Nêu được các đặc điểm chung của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên - Phân biệt được ĐVCXS và ĐVKCXS , vai trò của chúng trong tự nhiên và trong đời sống con người . 2. Kĩ năng: Quan sát và xử lí thông tin 3. Thái độ: Tích cực, chủ động, ham tìm tòi khám phá. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ: Hình 2.1: Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật. Hình 2.2: Tỉ lệ số lượng trong các ngành, lớp động vật. - Bảng phụ ghi sẳn đáp án bảng 1và 2 (SGK) III. PHương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề III. Tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Động vật nước ta có đa dạng không? vì sao. Sự đa dạng và phong phú của thế giới động vật thể hiện như thế nào. 2. Bài mới: (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Quan sát hình 2.1 (SGK) HS: Thảo luận nhóm: Hoàn thành bảng 1 (SGK) vào các bảng nhóm. Treo bảng nhóm, đại diện trình bày, nhận xét và bổ sung GV: Treo bảng phụ với nội dung đầy đủ, các nhóm đối chiếu và kết luận Qua bảng hãy cho biết: ? Động vật giống thực vật ở điểm nào. ? Động vật khác thực vật ở điểm nào. GV: Kết luận, chốt kiến thức, chuyển ý GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập của mục II (SGK) HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Đánh giá và kết luận Qua bài tập hãy cho biết: ? Động vật có đặc điểm gì chung. GV: Chốt kiến thức và chuyển ý HS: Nghiên cứu thông tin SGK ? Giới động vật được phân chia như thế nào. ? ĐVCXS khác ĐVKCXS ở những điểm nào. HS: Nghiên cứu thông tin SGK HS: Hoàn thành bảng 2 (SGK) theo nhóm, cử đại diện trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Treo bảng phụ đã chuẩn bị để học sinh đối chiếu, kết luận Qua bảng hãy cho biết: ? Vai trò của động vật đối với đời sống con người. GV: Chốt kiến thức HS: Đọc ghi nhớ (SGK) I. Phân biệt động vật và thực vật Động vật Thực vật - Tế bào không có thành xenlulô - Có cơ quan di chuyển - Có hệ thần kinh và giác quan. - Dị dưỡng - TB có thành xenlulô - Không có cơ quan di chuyển - Không có hệ thần kinh và các giác quan -Tự dưỡng II. đặc điểm chung của động vật - Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. - Có khả năng di chuyển. - Có hệ thần kinh và các giác quan. III. sơ lược về phân chia giới động vật - Động vật không xương sống - Động vật không xương sống IV. Vai trò của động vật - Cung cấp nguyên liệu con người. - Dùng làm vật thí nghiệm. - Hỗ trợ con người trong sản xuất và sinh hoạt. - Truyền bệnh cho con người. 3. Củng cố 1. Động vật có những đặc điểm nào khác thực vật, từ đó hãy cho biết các đặc điểm chung của động vật? 2. ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo vở ghi và ghi nhớ SGK - Trả lời các câu hỏi (SGK) - Chuẩn bị cho thí nghiệm tiết sau:Lấy váng nước ở cống rãnh hoặc nuôi cấy bằng rơm khô ( cỏ tươi, bèo nhật bản.) Tiết 3- Tuần 2 Ngày: 25/08/2010 Thực Hành: Quan Sát Một Số Động Vật Nguyên Sinh I. mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh (Cụ thể trùng roi, trùng đế giày) cùng cách thu thập và gây nuôi chúng - Quan sát, nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách chuyển của chúng. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi . 3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập. II.thiết bị dạy học. - Tranh vẽ trùng roi, trùng giày - Kính hiển vi : 6cái - Lam kính, lamen : 6cái. - Mẫu vật thu thập từ thiên nhiên (váng nước xanh, váng nước từ cống rãnh) - Mẫu vật cấy (bình nuôi cấy dùng rơm khô) III. Phương pháp: Thực hành theo nhóm IV. Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh - Phân chia nhóm thực hành (6 nhóm), phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Nêu mục tiêu của tiết thực hành, những yêu cầu cần chú ý trong quá trình làm thực hành 2. Tổ chức thực hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Yêu cầu học sinh quan sát tiêu bản sống lấy từ cống rãnh. GV: Lưu ý học sinh quan sát về hình dạng và cách di chuyển của trùng giày HS: Làm việc theo hướng dẫn của GV, ghi chép các hiện tượng quan sát được, báo cáo kết quả. ? Kết luận. GV: Yêu cầu học sinh quan sát tiêu bản sống lấy từ váng nước xanh ngoài thiên nhiên và quan sát trùng roi trong bình nuôi cấy (Quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ, và trên kính hiển vi có độ phóng đại lớn) GV: Lưu ý học sinh quan sát về hình dạng và cách di chuyển của trùng roi. HS: Làm việc theo hướng dẫn của GV, ghi chép các hiện tượng quan sát được, báo cáo kết quả. ? Kết luận. I. quan sát trùng giày - Trùng giày có hình dạng: Không đối xứng và có hình chiếc giày - Trùng giày di chuyển: Vừa tiến, vừa xoay II. Quan sát trùng roi - Hình dạng: Lá dài, đầu tù, đuôi nhọn - Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay - Thấy có màu xanh là nhờ: Màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể 3. Công việc cuối buổi thực hành - GVcho học sinh hoàn thành bài tập trong sgk. - GV hướng dẫn học sinh làm bản thu hoạch . - GV cho học sinh thu dọn vệ sinh phòng học và lau chùi đồ dùng. - GVđánh giá nhận xét ý thức học tập của lớp, rút kinh nghiệm cho các tiết thực hành sau 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn thành các nội dung thực hành theo yêu cầu - Chuẩn bị bài học sau: Trùng roi Tiết 4 - tuần 2 Ngày: 25/08/2010 Trùng roi I. mục tiêu . 1. Kiến thức: - HS mô tả được cấu tạo trong và cấu tạo ngoài của trùng roi. - Trên cơ sở cấu tạo nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. 3. Thái độ: Có ý thức tham gia vào một số các hoạt động bảo vệ môi trường, hứng thú say mê trong học tập II. thiết bị dạy học. Tranh vẽ hình 4.1 (Cấu tạo cơ thể trùng roi). 4.2 (Các bước sinh sản phân đôi ở trùng roi). 4.3 (Cấu tạo tập đoàn trùng roi). III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình III.tiến trình các hoạt động: 1. Bài mới: (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng) hoạt động của gv và HS Nội dung Hoạt động 1 GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin kết hợp tranh vẽ 4.1 (SGK) HS: Thảo luận nhóm: ? Trùng roi xanh sống ở đâu. ? Trùng roi xanh có cấu tạo và di chuyển như thế nào. Đại diện nhóm trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Đánh giá và kết luận GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu thôngSGK ? Trùng roi xanh dinh dưỡng và hô hấp như thế nào. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.2 và thông tin SGK ? Dựa vào 4.2 diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh. GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí nghiiệm rồi hoàn thành bài tập mục I (4) sgk Hoạt động 2: GV: Dùng tranh để giới thiệu: Khái quát về tập đoàn vôn vốc và nêu ý nghĩa của tập đoàn trong sự tiến hoá từ động vật đơn bào lên động vật đa bào. ? Tập đoàn vôn vốc cấu tạo như thế nào. ? Tập đoàn Vôn vốc có ý nghĩa như thế nào trong trình tiến hoá của dộng vật. HS: Hoàn thành bài tập điền cụm từ của SGK. I. TRùng roi xanh 1. Cấu tạo và di chuyển - Cấu tạo: kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp. - Di chuyển: Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển 2. Dinh dưỡng Tự dưỡng hoặc dị dưõng. 3. Sinh sản: Theo cách phân đôi . 4. Tính hướng sáng Luôn hướng về phía ánh sáng II. tập đoàn trùng roi - Tập đoàn vôn vốc cấu tạo gồm hàng ngàn cá thể trùng roi xanh có 2 roi hướng ra ngoài và xếp trên bề mặt của một hình cầu. - Động vật đa bào có nguồn gốc từ các động vật đơn bào. 2. Củng cố: Câu 1: Em hãy trình bày cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. Câu 2: Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào. 3. ... nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: *Các biện pháp đáu tranh sinh học có những ưu điểm và hạn chế gì? -Độc lập làm việc trả lời câu hỏi ưu điểm: -Hiệu quả cao . -Không gây ô nhiểm môi trường. -Không gây hiện tượng quen thuốc. -Giá thành thấp. Hạn chế. -Các thiên đich di nhập nên phát triển kém. -Không tiêu diệt triệt đẻ các sinh vật gây hại. -Việc tiêu diệt sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật gây hại khác gây hại. -Một số thiên địch vừa có ích vừa có hại. iv.kiểm tra - đánh giá. -Gv dùng các câu hỏi cuối bài. -Gv đánh giá nhận xét giờ học. v.dặn dò. -học bài ,trả lời các câu hỏi. -N/c bài 60,kẻ bảng “Một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam” Tiết 63 04 – 05 - 06 động vật quý hiếm i.mục tiêu. -Nắm được thế nào là động vật quý hiếm. -Nắm được các mức độ nguy cơ tuyệt chủng của động vật quya hiếm ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. -Nắm được các biện pháp nhàm bảo vệ động vật quý hiếm. -Rèn kỷ năng quan sát ,liên hệ thực tiễn. -Giáo dục ý thức bảo vệ tự nhiên nói chung và bảo vệ động vật quý hiếm nói riêng. ii.đồ dùng. Tranh vẽ Hình 60:Một số động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. iii.tiến trình tổ chức các hoạt động. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài củ. ?Biện pháp đấu tranh sinh ọc là gì?Có những biện pháp đấu tranh sinh học nào? ?ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học là gì? 3.Các hoạt động. Hoạt động 1 Tìm hiểu về động vật quý hiếm Hđ của gv Hđ của hs -Gv cho học sinh N/c thông tin mục I sgk trả lời câu hỏi: ?Động vật quý hiếm là gì? ?Động vật quý hiếm được chia làm mây cấp độ? -Gv yêu cầu học sinh dựa vào thông tin có trong hình vẽ 60 để hoàn thành nhanh bảng “Một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam” ?ở Hà Tĩnh chúng ta có động vật quý hiếm nào?Chúng được xếp vào mức độ nào? -Độc lập làm việc trả lời câu hỏi.Một vài học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung. -Một học sinh hoàn thành học sinh khác nhận xét bổ sung. Kết Luận: -Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị trong đời sống con người,trong vòng 10 năm trở lại đây có xu hướng giảm về số lượng trong tự nhiên. -ĐV quý hiếm được chia làm 4 cấp : +Rất nguy cấp :10 năm trở lại đây có số lượng giảm 80% Vd;ốc xà cừ,hươu xạ... +Nguy cấp: 10 năm trở lại đây có số lượng giảm 50%vd:Tôm hùm đá,rùa núi vàng... +Sẻ nguy cấp: 10 năm trở lại đây có số lượng giảm 20%vd:cà cuống,cá ngựa gai... +ít nguy cấp:là các Đv quý hiếm đang được nuôi hoặc bảo tồn.Vd:Khỉ vàng,sóc đỏ... Hoạt động 2 Bảo vệ động vật quý hiếm Hđ của gv Hđ của hs -Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin có trong sgk và thực tế trả lơì câu hỏi: ?Có nhũng biện pháp nào nhằm bảo vệ động vật quý hiếm? -Độc lập làm việc trả lời câu hỏi. +Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống cho Đv. +Cấm săn bắt ,buôn bán Đv quý hiếm. +Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trư tự nhiên. iv.kiểm tra đánh gía. -Gv dùng các câu hỏi cuối bài. -Gv đánh giá nhận xét giờ học v.dặn dò -Học bài,đọc mục”Em có biết”. -Tổ chức tìm hiểu một số động vật có giá trị kinh tế ở địa phương. Tiết 66 ôn tập kì ii i.mục tiêu. -Học sinh nắm lại được các kiến thức cơ bản đã được học về phần động vật có xương sống,sự tiến hoá của động vật và vai trò của động vật với đời sống con người và thế giới tự nhiên. -Rèn kỷ năng phân tích tổng hợp các vấn đề. -Giáo dục ý thức tự lực ii.tiến trình tổ chức các hoạt động. 1.ổn định tổ chức. 2.Các hoạt động. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phân công công việc cho mỗi nhóm rồi để học sinh hoạt động trong vòng 20 phút sau đó các nhóm báo cáo kết quả ,học sinh các nhóm khác có thể nhận xét bổ sung cho nhau. Nhóm Vấn đề cần giải quyết Nôi dung cần nắm 1 Trình bày các đặc điểm của đại diên các lớp động vật thích nghi với đời sống của nó? ếch Đồng.+ Đầu dẹp nhọn ,khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. +Mắt và lỗ mũi nằm vị trí cao trên đầu+Da trần phủ chất nhày ,ẩm và dễ thấm khí.+Mắt có mi giủ nước mắt,tai có màng nhĩ.+Chi năm phần có ngon chia đốt linh hoạt.+Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. Thằn lằn bóng đuôi dài. +Da khô có vảy sừng bao bọc.+Có cổ dài.+Mắt có mi cử động ,có nước mắt.+Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.+Thân dài duôi rất dài.+Bàn chân có 5 ngón có vuốt. Chim Bồ Câu.Chi trước biến đổi thành cánh-Chi sau có 3 ngón trước 1 ngón sau-Thân hình thoi ,cơ thể được bao phủ một lớp lông vũ-Bộ xương nhỏ và mảnh-Phổi có hệ túi khí hỗ trợ hô hấp-Bài tiết không có bóng đái-Con đực không có cơ quan giao phối,con cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. Thỏ:Bộ lông dày-chi trước ngắn có vuốt sắc-chi sau to khoẻ-mũi và lông xúc giác nhạy bén-tai lớn ,vành tai cử động dược theo các hướng-Răng cửa cong sắc thiếu răng nanh ,răng hàm kiểu nghiền-manh tràng lớn. 2 Trình bày đặc điểm chung và vai trò của các lớp động vật? Học sinh trình bày đặc điểm chung,vai trò của lớp lưỡng cư, lớp bò sát ,lớp chim và lớp thú 3 Sự tiến hoá của động vật! -Tiến hoá về tổ chức cơ thể:Từ đơn giản đến phức tạp ,từ chưa phân hoá đến phân hoá,ngày càng chuyên hoá. -Tiến hoá về sinh sản:Từ đẻ trúng đến đẻ con,từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong,từ phát triển bín thai đến phát triển trực tiếp có hoặc không có nhau thai,từ chưa có đến có các hình thức chăm sóc và bảo vệ con non. -Cây phát sinh giới động vật cho ta biết:Tất cả động vật đều có chung tổ tiên,mức độ của mối quan hệ giữa các nhóm ĐV,so sánh cho thấy độ lớn của các nhóm ĐV. 4 Đa dạng sinh học!Biện pháp đấu tranh sinh học! -K/n:Đa dạng sinh học là sự đa dạng về số loài còn sự đa ạng về loài lại được thể hiên qua sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của loài. -Đặc điểm của ĐV dới lạnh:Bộ lông dày-Mỡ dưới da dày-Lông màu trắng-Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét-Hoạt động vào ban ngày vào mùa hạ. -Lợi ích:Cung cấp nguồn tài nguyênĐV cho N2,Cn và văn hoá-Là cơ sở giúp đất nước phát triển một cách bền vững. -Suy giảm:+Nguyên nhân:Đv hoang dã bị săn bắn bừa bãi-Môi trường sống của ĐV bị thu hẹp-Môi trường sống của ĐV bị ô nhiểm. +Biện pháp:Cấm săn bắn ĐV hoang dã-Cấm khai thác rừng bừ bãi-Đẫy manh các biệ pháp nhằm bảo vệ môi trường sống cho ĐV. -Đấu tranh sinh học là phương pháp sử dụng các loài sinh vật nhằm tiêu diệt và hạn chế tác động có hại của Sv gây hại. -Có 3 biện pháp cô bản:Sử dụng thiên địch-Gây bệnh truyền nhiểm diệt SV gây hại-Gây vô sinh diệt ĐV gây hại. -ưu điểm:Hiệu quả cao,Ko gây ô nhiểm môi trường. -Hạn chế:Ko tiêu diệt hoàn toàn Sv gây hại,Một số thiên địch được nhập nội vì vậy chưa thích nghi nên phất triển kém,Việc tiêu diệt sinh vật này sẻ tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển,một số thiên địch vừa có lợi vừa có hại Tiết 67 25 - 4 - 06 I : mục tiêu . - Giúp Gv có được kết quả phục vụ cho việc đánh giá nhận xét tình hình học tập của học sinh và công tác giảng dạy của bản thân từ đó đưa ra các phương pháp giảng dạy tốt hơn. - Giúp học sinh có dược kết quả nhằm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học tập. - Giáo dục tính trung thực ,ý thức tự lực tự cường cho học sinh. II : thiết bị dạy học. Gv dùng đề kiểm tra in sẳn phát cho học sinh. III : Đề ra - đáp án – biểu điểm. I. Chọn câu trả lời đúng. 1. Đặc điểm của thú mỏ vịt thích nghi với đời sống là: a.Mỏ dẹp giống mỏ vịt. b.Bộ lông rậm mịn không thấm nước. c.Có tuyến sữa nhưng chưa có vú. d.Chân có màng bơi. 2.Đặc điểm nào dưới đây thể hiện thỏ thích nghi với đời sống ăn cỏ ? a. Phổi được cấu tạo bởi các phế nang . d. Tim 4 ngăn ,máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. b. Răng cửa cong sắc,thiếu răng nanh ,răng hàm kiêu nghiền. c. Manh tràng lớn. 3. ếch đồng sống được trên cạn vì : a . Mắt có mi giử nước mắt do tuyến lệ tiết ra. b . Da trần phủ chất nhày và ẩm, dể thấm khí. c . Đầu dẹp nhọn, khớp vơi thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. d . Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 4.Chim có nguồn gốc từ bò sát vì chim cổ có các đặc đểm: a.ngón có vuốt sắc,đuôi dài,hàm có răng. b. Phổi có hệ túi khí c.Chi trước biến đổi thành cánh. d. Chân có 3 ngón trước 1 ngón sau. 5.Đặc điểm về mặt nào dưới đây giúp ta dễ dàng phân biệt 3 bộ thú ăn thịt-gặm nhấm -ăn sâu bọ a.Đời sống. b.Cấu tạo răng. c.Cách bắt mồi. d.Chế độ ăn 6.Đặc điểm nào dưới đây có ở khi mà không có ở khỉ hình nguời. a.Chai mông lớn. b.Túi má lớn. c. Đuôi dài. d. Sống đơn độc ii.tự luận(Nếu thiếu giấy thì làm ra mặt sau) 1.Đa dạng sinh học là gì?Đa dạng sinh học có lợi ích gì?Nguyên nhân nào làm cho đa dạng sinh học bị suy giảm và có những biện pháp bảo vệ nào? 2.Biên pháp đáu tranh sinh học là gì?Có những biện pháp nào?ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh ọc là gì? 3.Hãy giải thích ý nghĩa các đặc điểm thích nghi của ĐV môi trương đới lạnh? Giáo An Sinh Học 7 - Tiết 68-69-70 : 10 /5 /2008 Nguyễn Văn Hà tham quan thiên nhiên I : mục tiêu . - Giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong những điều kiện sống cụ thể của môI trường . - Giúp học sinh có hứng thú ,say mê nghiên cứu tìm hiểu thế giới động vật . - Rèn luyện kỉ năng lấy mẩu thực vật,hoạt động nhóm. ii.chuẩn bị. 1.Địa điểm: Vườn thực hành của trường. 2.Chuẩn bị: - Cá nhân:Kiến thức về thực vật.Bút ,sổ mũ,kẻ sẳn bảng trang 205 sgk. - Nhóm (4-6 HS) :Bay đào đất,kim mũi mác,túi nilon trắng,kính lúp cầm tay,vợt thuỷ sinh,vợt bướm,khay đựng mẫu,lọ bắt thuỷ tức,hộp chưa mẫu sống iii.nội dung. 1.Quan sát. - Phân chia môI trường thành 4 dạng cơ bản sau:Tán cây,đất,ven bờ,ở nước. - Nội dung quan sát: + Quan sát sự phân bố của động vật theo môI trường. + Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môI trường. + Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật. + Quan sát quan hệ giữa động vật với thực vật. + Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật. + Quan sát só lượng ,thành phần trong khu vực mình quan sát. 2.Thu thập và xử lí mẫu. - ở nước và ở ven bờ: Dùng vợt thuỷ sinh ,sau khi vợt xong dùng chổi lông quét nhẹ chúng vào khay chứa mẫu sống. - ở trên đất và trên cây: Dùng vợt bướm ,rung cây cho rơI xuống giấy báo trảI trên mặt đất. - Với động vật có xương sống thì đựng trong hộp chứa mẫu sống. - Với sâu bọ còn lại:đưong trong túi nhựa và khay men. Iv: thu hoạch. Ghi tên động vật vào bảng trang 205 xác đinh môI trường sống của chúng ,vị trí phân loại cụ thể. Mỗi nhóm báo cáo trước lớp.Nội dung gồm: + Danh sách tên các loài động vật. + Nội dung quan sát được phân công. + Đánh giá về số lượng ,thành phần động vật nơI quan sát. Động vật nào gặp nhiều nhật. Động vật nào gặp ít nhất. Thiếu hẵn nhóm đọng vật nào? Tại sao? Báo cáo xong trả động vật về môi trường ,rác gom lai bỏ nơI đúng quy định.
Tài liệu đính kèm: