Giáo án Số học 6 Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu

Giáo án Số học 6 Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu

Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu.

A.MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: HS hiểu được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

 2. Kĩ năng: Biết cộng hai số nguyên khác dấu thông qua trục số. Tính được giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Vận dụng quy tắc để cộng hai số nguyên khác dấu.

 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

B.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU: Nêu vấn đề, thực hành.

C.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Máy và bài giảng, thước thẳng, phấn màu.

 2. Học sinh: Thước; ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng hai số nguyên cùng dấu.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu.
 Soạn ngày: 04/12/2010
A.MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: HS hiểu được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
	2. Kĩ năng: Biết cộng hai số nguyên khác dấu thông qua trục số. Tính được giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Vận dụng quy tắc để cộng hai số nguyên khác dấu.
	3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
B.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU: Nêu vấn đề, thực hành.
C.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
	1. Giáo viên: Máy và bài giảng, thước thẳng, phấn màu.
	2. Học sinh: Thước; ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng hai số nguyên cùng dấu.
D. TIẾN TRÌNH:
 I.Ổn định: 	Sĩ số.
 II.Bài cũ: 	
HS1: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Áp dụng tính:
	5 + 13,	(-4) + (-9), 	 + 3
HS2: Làm BT26 sgk.
* Nhận xét, đánh giá.	
 III.Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã học cộng hai số nguyên cùng dấu. Vậy cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào?
	2.Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1: Ví dụ.
GV: Đưa nội dung ví dụ lên máy. 
HS: Đọc đề và tóm tắt đề. 
GV: Tính nhiệt độ ban chiều như thế nào? Vì sao?
HS: 
GV: Lưu ý các em: nhiệt độ ban chiều giảm 40C tức là tăng bao nhiêu độ?
HD HS thực hiện phép cộng bằng trục số nằm ngang, sau đó dùng máy để HS quan sát nhiệt kế để kiểm tra kết quả. 
Trong quá trình hướng dẫn để HS dễ nhớ, GV có thể dùng cụm từ "dịch sang phải" hay "tiến" đối với số nguyên dương và "dịch sang trái" hay " lùi" đối với số nguyên âm.
HS: Làm ?1
GV: Tương tự: (-2) + 2 ; 1 + (-1). 
HS: 
GV: Em nhận xét gì về các số nguyên (-3) và 3; 2 và (-2); 1 và (-1)? Tổng của chúng?
HS: Đó là hai số nguyên đối nhau, tổng của chúng luôn bằng 0.
GV: Kết quả trên cũng đúng cho hai số nguyên đối nhau bất kì. Giới thiệu sang mục 2.
Tóm tắt: t0sáng : 10C
 t0chiều : giảm 40C. 
 Hỏi t0chiều ?
Giải:
Vì nhiệt độ ban chiều giảm 40C tức là tăng -40C nên nhiệt độ vào ban chiều là: 1 + (-4) = -3.
 ĐS: -30C.
Minh họa:
 Hoạt động 2: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
GV: Tổng hai số nguyên đối nhau có ttổng bằng bao nhiêu?
HS: ... có tổng bằng 0.
GV: Hãy tính: (-5) + 5; 2010 + (-2010).
HS: (-5) + 5 = 0; 2010 + (-2010) = 0.
GV: Vậy hai số nguyên khác dấu không đối nhau cộng như thế nào? Đưa ?2 lên máy yêu cầu HS làm. Hai em ngồi gần nhau thì làm và dò kết quả cho nhau. Gọi hai em lên bảng làm.
HS: Làm ?2.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Em có nhận xét gì về kết quả các biểu thức trong mỗi câu?
HS:
GV: Hướng dẫn để HS rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau. 
HS: Nhắc lại nhiều lần.
GV: Ghi quy tắc lên bảng. HS chỉ cần ghi sgk. Hãy áp dụng để tính:
 (-38) + 27 ; 59 + (-78)
(- 136) + 247 ; 273 + (-123)
HS: Giải thích rõ cách tính.
* Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
VD: (-5) + 5 = 0
 2010 + (-2010) = 0
* Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số bé) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. 
VD: 
(-38) + 27 = - (38 - 27) = -11
273 + (-123) = 273 - 123 = 250.
 IV. Củng cố: 
GV: Vậy cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào? 
HS:
GV: So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
HS:
GV: Đưa bảng so sánh lên máy.
Tổ chức cho HS trò chơi: Vượt chướng ngại vật giống cuộc thi Violympic. 
 Nội dung câu hỏi trò chơi "Vượt chướng ngại vật":
* Tính: 26 + (-6)
* Tính: (-75) + 50
* Tính: 80 + (-220)
* Tìm số nguyên x, biết: x + (-19) = 0
* Tính: (-12) + (-5)
* Tính: │-18│ + (-12)
* Tính: 0 + (-73)
* So sánh: (-15) + 15 và 27 + (-27)
* Bạn An thực hiện đúng hay sai?
 18 + (-23) + (-1)
= 5 + (-1)
= 4
	V. Dặn dò:
	- Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu, vận dụng để tính đúng tổng.
 - Làm BT29, 30, 31, 32 sgk. Riêng BT30, bổ sung thêm phần kết luận:
	 + Một số nguyên dương cộng thêm một số nguyên âm thì so với ban đầu như thế nào?
 + Một số nguyên âm cộng thêm một số nguyên dương thì so với ban đầu như thế nào?
 + Một số nguyên âm cộng thêm một số nguyên âm thì so với ban đầu như thế nào?
	- Nghiên cứu các BT33, 34, 35 ở phần Luyện Tập.
	- HD BT30a). 1763 + (-2) = 1761 < 1763. 
Vậy một số nguyên dương cộng thêm một số nguyên âm thì nhỏ hơn so với ban đầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet45lop6.doc