Giáo án Số học 6 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Giáo án Số học 6 - Trường THCS Lê Quý Đôn

A.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể  (thuộc ) hay  (không thuộc) tập hợp.

2.Kỹ năng: Hs biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng ký hiệu  và 

3.Thái độ: Rèn cho hs tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)

 1.Giáo viên: SGK + Phấn màu + bảng phụ

 2.Học sinh: SGK

C.Tiến trình bài dạy:

 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

 III.Dạy học bài mới

 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới

 - Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.

 - Giới thiệu nôi dung chương I

 

doc 86 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học 6 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Ngày soạn: 24/08/08	Tên bài dạy: TẬP HỢP – PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Cụm tiết PPCT:	Tiết PPCT: 01
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể Î (thuộc ) hay Ï (không thuộc) tập hợp.
2.Kỹ năng: Hs biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng ký hiệu Î và Ï 
3.Thái độ: Rèn cho hs tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + Phấn màu + bảng phụ
 2.Học sinh: SGK
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 - Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
 - Giới thiệu nôi dung chương I
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: (7 phút)
- Cho hs quan sát các đồ vật trên bàn GV ® giới thiệu sơ lược tập hợp cho hs 
Hs liên hệ trong thực tế lấy thêm VD
VD:Tập hợp các học sinh của lớp 6A, tập hợp các cây trong trường, tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5,tập hợp ác chữ cái a,b,c.
2/ Nội dung 2: (20 phút) 
- Giới thiệu cách ghi một tập hợp và đọc 
- Sử dụng ký hiệu Î và Ï thành thạo
- Gọi hs đọc 2 Î A ; 8 Ï A......
Viết tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
Viết tập hợp B là tập hợp các chữ cái a,b,c.
Hs lên bảng ghi : A = { 0;1;2;3;4 } ; B = 
GV: Đây là cách viết tập hợp theo cách liệt kê (các phần tử)
Sau khi làm xong bài tập GV chốt lại cách đặt tên, các kí hiệu,cách viết một tập hợp.
Ngoài cách viết trên GV giới thiệu cho hs cách viết tập hợp theo cách đặc trưng
 A = { x Î N / x < 5 }
* Tương tự : Viết tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 10 theo 2 cách. 
D = {x Î N / x < 10} ; D = { 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
* Điền ký hiệu Î và Ï vào các ô vuông: 
* Viết tập hợp các chữ trong từ “NHA TRANG”
1/ Các ví dụ: (SGK trang 4)
2/ Cách viết các ký hiệu:
VD: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
Viết: A = { 0;1;2;3;4 }
Gọi: 0,1,2,3,4 là các phần tử của tập hợp. 
Ký hiệu: 1 Î A – đọc là 1 thuộc A hay 1 là phần tử của tạp hợp A
7 Ï A – đọc là 7 không thuộc A hay 7 không phải là phần tử của tập hợp A.
* Chú ý: (SGK/Trang 5)
 Có 2 cách viết tập hợp:
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp 
 VD: A = { 0;1;2;3;4 }
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. 
 VD: B = { x Î N / x < 5 }
*1 2* 3* *4 *5 *0
* Minh họa: A 
Tập hợp A	 	
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức
 Bài 3: Cho tập hợp A = { a, b } ; B = { b, x, y }. Điền vào ô trống: 
 b ð B : a ð A ; c ð B
Gọi hs lên bảng điền vào ô vuông cả lớp cùng theo dõi
Bài 4: GV chuẩn bị các bảng như H3; H4; H5 - SGK trang 6. 
Gọi hs viết tên: A = ? ; B = ? ; M = ? ; H = ? ;
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà
Hướng dẫn bài tập 5(GV hướng dẫn học sinh xác định các tháng 31 ngày và tháng 30 ngày)
Học thuộc và sử dụng thành thạo 2 ký hiệu Î và Ï 
Bài tập 7,8 ,9 sách bài tập 
D.Rút kinh nghiệm:
************************************************************
Ngày soạn: 24/08/08 Tên bài dạy: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Cụm tiết PPCT:	 Tiết PPCT:02
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Học sinh nắm được tập hợp STN, quy ước về STN trong tập các STN, biểu diễn STN trên tia số
 2.Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau về tập N và N*. Biết sử dụng và đọc các ký hiệu £ ; ³ 
 3.Thái độ: Rèn cho hs tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + Phấn màu + bảng phụ có ghi sẳn bài tập
 2.Học sinh: SGK + vở ghi + chuẩn bị bài tập
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
1/ Cho 2 VD về tập hợp
2/ Viết tập hợp A gồm các số TN nhỏ hơn 10 và lớn hơn 3 bằng 2 cách (liệt kê, đặc trưng).
Giải: A = { 4;5;6;7;8;9} ; A = { xÎN / 3< x<10 }.
3/ Viết tập hợp B gồm các số TN nhỏ hơn 7 và lớn hơn 5 bằng 2 cách (liệt kê, đặc trưng).
Giải: B = {6} ; B = { xÎN / 5< x< 7 }.
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: (7 phút)
- Nêu các STN đã học ở Tiểu học ® GVgiới thiệu ký hiệu tập hợp STN cho hs 
- Hướng dẫn hs biểu diễn trên tia số 
- Gọi hs lên bảng biểu diễn các STN trên tia số 
- GV giới thiệu cho hs mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
- GV giới thiệu cho hs về tập hợp N và N*® hs so sánh sự giống nhau, khác nhau của 2 tập hợp trên
2/ Nội dung 2: (19 phút) 
- Khi so sánh 2 số TN bất kỳ có thể có mấy khả năng xảy ra?
- Nếu viết a< b, đọc là ? Vị trí của a và b trên tia số (số nào ở bên phải,bên trái của số nào?)
- STN liền trước số 7 là số ? STN liền sau số 7 là số ?
- Mỗi STN có mấy số liền trước (liền sau)? 
- Trong tập N các STN số lớn nhất là số nào ? Số nhỏ nhất là số nào? 
- Tập hợp các STN có bao nhiêu phần tử ?
1/ Tập hợp N và tập hợp N *ï:
- Các số 0,1,2,3,... gọi là các số tự nhiên. Ký hiệu là N
- Viết N = { 0;1;2;3;4,... }
- Biểu diễn số tự nhiên trên tia số:
- Tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N*: 
 N* = {1;2;3;4,...}
2/Thứ tự trong tập hợp các STN:
- Khi so sánh hai STN có 3 trường hợp (khả năng) có thể xảy ra: + bằng nhau. 
 + lớn hơn.
 + nhỏ hơn.
- Nếu a< b và b< c Þ a< c
- Mỗi số TN có một số liền trước và một số liền sau
- Số 0 là STN nhỏ nhất, không có STN lớn nhất.
- Tập hợp N có vô số phần tử
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức (10 phút) 
- Tìm 3 STN liên tiếp tăng dần: 28, ,   
  , 145,   
Hướng dẫn bài tập 7 trang 8: 
 	 a/ A = {13,14,15} 
 b/ B = {1;2;3;4}
 c/ C = {13,14,15}
 - Hướng dẫn bài tập 8 trang 8: N = { 0;1;2;3;4 }
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút) 
So sánh sự khác nhau giữa N và N* . 
Làm lại các bài tập 6,8 ,9 SGK. Hướng dẫn bài 10 SGK: 4599,4600,4601; a-2, a-1, a
Làm các bài tập 14,15/Trang 5 SBT
Xem trước bài : Ghi số tự nhiên. 
D.Rút kinh nghiệm:
***********************************************************
Ngày soạn: 25/08/08 Tên bài dạy: GHI SỐ TỰ NHIÊN
Cụm tiết PPCT:	 Tiết PPCT: 03
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
 2.Kỹ năng: Biết viết và đọc các số La Mã không qúa 30.
 3.Thái độ: Hs thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi và tính toán.
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + sách BT + Phấn màu + Bảng phụ ghi bảng các số La Mã
 2.Học sinh: Chuẩn bị bài tập.
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 1/ Viết tập hợp N và N* 
 2/ Làm bài tập 10. Số TN lớn nhất ? nhỏ nhất ?
	Kết quả
	2/ 4500 , 4600 , 4700
	Số TN nhỏ nhất là 0, Không có số TN lớn nhất.
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: 
- Ta dùng bao nhiêu chữ số để viết được tất cả các STN? 
- Mỗi số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số?
- Cho VD về số có 4 chữ số ? 3 chữ số ?
- Cách viết số có nhiều chữ số (Từ 5 chữ số trở lên) ta phải nhóm từ 3 chữ số kể từ phải sang trái.
- Cho số 4785. Hãy nêu rõ số trăm (47) và chữ số hàng trăm (7)
- Cho số 385. Hãy nêu rõ số chục (38) và chữ số hàng chục (8)
2/ Nội dung 2: 
- GV giới thiệu hệ thập phân là hệ cơ số 10. Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước.
VD: 222 = 200 + 20 + 2 
Ký hiệu: ab là số có 2 chữ số.
 abc là số có 3 chữ số.
Viết số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số 
Viết số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau
3. Nội dung 3:
- Giới thiệu cho hs 3 ký hiệu về số La Mã.
- Hướng dẫn hs viết từ 1® 30 bằng chữ số La Mã
- Lưu ý: + Chữ I, X không được viết liền nhau qúa 3 lần và chữ V chỉ viết được một lần .
 + Ở số La Mã có những chữ số ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau. Ví dụ: XXX(30)
- Hướng dẫn hs xem thêm SGK trang 19 để biết thêm các ký hiệu chữ số La mã khác (C,D,L,..)
1/ Số và chữ số :
- Dùng 10 chữ số để viết được tất cả các STN 
- Mỗi số tự nhiên có thể có: 1 ;2 ;3;  chữ số.
VD: 1486 (số có 4 chữ số)
 589 (số có 3 chữ số)
Chú ý: 
+ Chữ số hàng nghìn ¹ số nghìn
+ Chữ số hàng trăm ¹ số trăm
+ Chữ số hàng chục ¹ số chục
Chú ý: SGK/Trang 9
2/Hệ thập phân:: (SGK trang 9)
VD: 
 422 = 4.100 + 2.10 + 2
 = a.10 + b (a ¹ 0)
 = a.100 + b.10 + c (a ¹ 0)
 * 999
 * 987 
3/ Chú ý: 
3 ký hiệu về số La Mã là 
 I, V, X 
 (1) (5) (10)
 @ Viết số La Mã từ 1® 30 (SGK)
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức
- Nắm 3 nội dung của bài học 
- Hs làm bài tập 11-SGK : a/ Số cần viết: 1357
 b/ Gọi hs đọc số (chữ số) hàng trăm (chục) của các số: 2587; 635;... 
- Bài tập 5c (3 cách viết) : V = VI – I; I = VI – V ; IV = V – I 
- Bái tập 12/Trang 10: 
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài củ và làm bài tập 12,13,14 - SGK trang 10 . 
Xem trước bài mới. 
- Đọc mục có thể em chưa biết
D.Rút kinh nghiệm:
******************************************************************
Ngày soạn: 30/08/08 
Tên bài dạy: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP – TẬP HỢP CON
	Tiết PPCT: 04
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử, vô số phần tử và cũng có thể không có phần tử nào. Nắm vững khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau.
 2.Kỹ năng: Hs biết tìm số phần tử của một tập hợp, tập hợp con của một tập hợp và sử dụng ký hiệu Ì và Æ.
 3.Thái độ: Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng ký hiệu Î và Ì. 
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + sách BT + Phấn màu + Bảng phụ.
 2.Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ ,vở ghi bài tập
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
1/ Dùng 3 chữ số 0,1,4 viết tất cả các số tựi nhiên có 3 chữ số.
	Đáp án: 140,104,410,401
2/ Viết giá trị của abcde trong hệ thập phân.
	Đáp án: = a.10000 + b.1000 + c.100 + d.10 + e
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: 
- Cho A = {5}
 B = {a,b,c,d}
 C = {1;2;3;4,...,100}
 N = {1;2;3;4,...}
Cho biết số phần tử của mỗi tập hợp trên?
- Cho D = {x Î N/ x+1 = 0}. Tập D có bao nhiêu phần tử ® GV giới thiệu tập hợp rỗng Æ.
® Kết luận: một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử và cũng có thể không có phần tử nào.
2/ Nội dung 2: 
°x °c
 °y °y 
- Nhìn vào hình vẽ, ghi các phần tử của các tập hợp E và F? F E
°x °y
Xem phần tử của tập hợp nào có trong tập hợp nào? 
® GV giới thiệu tập hợp con, ký hiệu Ì. 
 - Cho H1 = {hs nữ lớp 61 }
 H2 = {hs lớp 61 }
 H3 = {hs nam lớp 61 }
Dùng ký hiệu tập hợp con để biểu thị mối quan hệ giữa 3 tập hợp trên.
- Nếu: A =  ... (12, 14, 18) = 22.32.7 = 252
BC (12, 14, 18) = B(252) = {0; 252; 504; 756;. ....}
Vì 500 £ a £ 700 nên chọn a = 504
Số sách cần tìm là 504 quyển
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
D.Rút kinh nghiệm:
**************************************************************
Ngày soạn: 21/11/08 CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
Tên bài dạy: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
Cụm tiết PPCT:	 	Tiết PPCT: 40
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. 
 2.Kỹ năng: Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm. Biểu diễn được các số nguyên âm, số tự nhiên trên trục số. 
 3.Thái độ: Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + bảng phụ vẽ sẳn trục số nằm ngang và thẳng đứng + nhiệt kế đo nhiệt đo có chia độ âm + Thước thẳng có chia khoảng.
 2.Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng + SGK .
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 Thực hiện phép tính: 4 + 6 = ?(10 ) ; 4 . 6 = ( 24 )? ; 4 – 6 = ? ( không thực hiện được)
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới (3 phút)
	Qua bài kiểm tra 4 – 6 ( không thực hiện được) .Để các số tự nhiên bao giờ củng thực hiện được ngưới ta phải đưa vào một loại số mới. Đó là số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành một các số nguyên GV giới thiệu bài học.
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: (17 phút) 
- GV dùng tranh hoặc thanh nhiệt kế đo nhiệt độ để giới thiệu cho hs;
Nhiệt độ tan của nước đá là 0o C.
Nhiệt độ sôi của nước là 1000 C.
Nhiệt 30 C dưới 00 C là (- 30 C)
- Hs áp dụng đọc phần ?1 trang 66 – SGK.
- Ngòai ra, để đọc độ cao của các đỉnh núi hoặc độ sâu của Vịnh ta còn quy định như sau ® đọc ví dụ 2 – SGK.
- Tương tự phần ?2 trang 67 – SGK.
- Trong thực tế, để dùng tiền mua bán hàng hóa người ta còn quy định: 
Có 1000 đồng là 1000 đồng 
Nợ 1000 đồng là - 1000 đồng.
® Đọc ví dụ 3 – SGK. Làm ?3 – SGK 
2/ Nội dung 2: (15 phút)
- Trên tia số biểu diễn các số tự nhiên 0,1,2,3,4,.. Sau đó cho hs vẽ tia đối của tia số ® hướng dẫn hs biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số ® giới thiệu cho hs về trục số.
- Hướng dẫn hs biểu diễn số nguyên âm trên trục số. 
- Quy định: + Điểm O là gốc 
 + Từ O sang phải là: chiều dương (+)
 + Từ O sang trái là : chiều âm (-) 
- Hs làm ?4 trang 67. 
GV: Điểm A biểu diễn số nào trên trục số?
 Điểm B biểu diễn số nào trên trục số?
 Điểm C biểu diễn số nào trên trục số?
 Điểm D biểu diễn số nào trên trục số?
- Có thể vẽ trục số theo chiều đứng hình 34. 
GV: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào?
1/ Các ví dụ: 
a/ Ví dụ 1: nhiêt kế đo nhiệt:
Nhiệt độ tan của nước đá là 0o C.
Nhiệt độ sôi của nước là 1000 C.
Nhiệt 30 C dưới 00 C là (- 30 C)
 (Đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C) 
b/ Ví dụ 2: 
Mực nước biển là 0 m 
Thấp hơn mực nước biển 5 m là – 5 m 
Cao hơn mực nước biển 10 m là 10 m
c/ Ví dụ 3: 
Bạn An có 10.000 đồng là 10.000 đồng 
Bạn An nợ 10.000 đồng là – 10.000 đồng
 Các số – 30 C ; - 5 m; - 10.000; ... là các số nguyên âm. 
2/ Trục số: 
a/ Biểu diễn các số nguyên âm trên trục số: 
-2
-1
4
3
2
1
0
 + Điểm O là gốc 
 + Từ O sang phải là: chiều dương (+)
 + Từ O sang trái là : chiều âm (-) 
b/ Chú ý: ta có thể vẽ trục số theo chiều thẳng đứng (hướng lên trên là chiều dương, hướng xuống là chiều âm)
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức (8 phút)
 - Bài 1 trang 68: Gọi hs đọc và viết các cột thủy ngân trong các nhiệt kế.
 - Bài 3 trang 68: Năm công nguyên là (0 năm); trước công nguyên là (+ năm); sau công nguyên là (- năm) ® Kết qủa: - 776 năm 
 - Bài 4 trang 68: GV chuẩn bị sẳn hình vẽ 36, 37 trang 68 ® hs lên bảng ghi theo câu hỏi SGK.
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà ( phút)
 - Xem lại 3 ví dụ để hiểu thêm về số nguyên âm, tìm thêm một số ví dụ thực tế.
 - Biểu diễn các số nguyên trên trục số. 
 - Bài tập 2, 5 trang 68 SGK. 
D.Rút kinh nghiệm:
**************************************************************
Ngày soạn: 24/11/08 Tên bài dạy: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
Cụm tiết PPCT:	 Tiết PPCT:41
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số; số đối của số nguyên. 
 2.Kỹ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. Liên hệ bài học với thực tế. 
 3.Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiển.
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + bảng phụ vẽ sẳn trục số nằm ngang và thẳng đứng+ vẽ hình 39 ( Chú sen bò trên cây cột)
 2.Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng + SGK .
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: (15 phút)
- Hs nêu các số tự nhiên ¹ 0 ® GV giới thiệu đó là các số nguyên dương; viết: +1,+2,+3,+4,... 
- Các số –1,-2,-3,-4,... là các số nguyên âm.
- Tập hợp gồm các số nguyên âm và các số nguyên dương gọi là tập các số nguyên Z
- Viết: Z = {...-3,-2,-1,0,1,2,3,4,...}
Trong đó: số 0 là số nguyên âm ? nguyên dương?
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là? 
- Hướng dẫn hs đọc các điểm A, B, M ở hình 38.
- Làm bài ?1 trang 69
- Phần ?2 trang 69. Hs đọc đề ® tìm câu trả lời qua hình vẽ minh họa (cả hai trường hợp đều cách A là 1 m) 
- Phần ?3 trang 69. Nhận xét: ốc sên cách phía trên A là 1 m; cách phía dưới A là 1 m. ® GV giới thiệu cho hs về hai số đối nhau. 
2/ Nội dung 2: (10 phút)
- Đọc tên 3 cặp số cách đều số 0 là những cặp số nào ?
 ® GV nêu đó là những số đối nhau ® Số đối nhau là những số như thế nào ? Cho ví dụ ? 
GV: cho HS làm bài 
1/ Số nguyên: 
- Số nguyên dương : số tự nhiên ¹ 0
 ( viết +1,+2,+3,+4,... )
- Số nguyên âm: -1, -2, -3, -4,..... 
- Tập hợp các số nguyên âm; số 0 và số nguyên dương gọi là tập hợp số nguyên. Ký hiệu: Z
 Z = {...-3,-2,-1,0,1,2,3,4,...}
D
C
B
M
A
-4
-3
-2
-1
4
3
2
1
0
* Chú ý:: (SGK trang 69)
* Nhận xét: (SGK trang 69)
2/ Số đối: 
-1
-2
4
3
2
1
0
Các số –1 và 1; -2 và 2; -3 và 3;.... là các số đối nhau.
Ví dụ: 
Số đối của 5 là –5.
Số đối của –7 là 7 
Số đối của 0 là 0.
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức (11 phút)
 GV: Ngưới ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào?
 HS: Số nguyên thường sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau. 
	Aùp dụng làm bài 7, 8 /Trang 70 SGK
Bài 7: Dấu “ + “ biểu thị độ cao trên của mực nước biển. Dấu “ - “ biểu thị độ cao dưới của mực nước biển.
 GV: Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những loại số nào?
 HS: Tập hợp Z các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, nguyên âm và số 0.
	Aùp dụng làm bài 6/ Trang 70 SGK
 GV: Trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?( Cách điều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0) Aùp dụng làm bài tập 9 / Trang 71 SGK
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)
 - Xem lại tập hợp N các số tự nhiên, tập Z các số nguyên
 - Số đối của một số là gì ? Cho ví dụ.
 -Bài tập 10 trang 71. 
D.Rút kinh nghiệm:
**************************************************************
Ngày soạn: 27/11/08 Tên bài dạy: THỨ TỰ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN 
Cụm tiết PPCT:	 Tiết PPCT: 42
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Hs biết so sánh hai số nguyên.
 2.Kỹ năng: Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
 3.Thái độ: Rèn luyện tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc.
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên: SGK + bảng phụ vẽ sẳn trục số nằm ngang và thẳng đứng+chú ý ( Trang 71) và nhận xét ( Tang 72)
 2.Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng + SGK .
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những loại số nào?
 Tìm số đối của các số sau: -5; 2 ; -3; 0 
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1/ Nội dung 1: (15 phút) 
+ Hs nhìn trên trục số trả lời : số liền sau số 7 là số nào? số 0 là số nào? ® Số liền sau một số alà số náo ? 
- Số a bên trái số b Þ số a như thế nào với b ?
- Số liền sau số –2 là số nào?
- Số liền sau số 1 là số nào?
- Số liền trước số 6 là số nào?
- Số liền trước số 1 là số nào?
- Số liền trước số –100 là số nào?
+ Hướng dẫn hs nhìn trên trục số rồi so sánh: 
Số nguyên dương ð số 0
Số nguyên âm ð số 0
Số nguyên dương ð số nguyên âm 
GV: Mọi số nguỵên dương như thế nào với số 0?
 Mọi số nguỵên âm như thế nào với số 0?
- Nhận xét ® hs làm ?3 – SGK 
2/ Nội dung 2: (11 phút)
Cho hs nhận xét trên trục số: khoảng cách từ điểm 0 ® 3 và 0 ® –3 ? 
Trê trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?
® Giới thiệu cho hs về giá trị tuyệt đối của một số a. 
 Ký hiệu: | a | , đọc là ? 
- Ví dụ: tìm giá trị tuyệt đối của –3; 3; 0; -7 
- Hs làm ? 4 – SGK 
GV: Giá trị tuyệt đối của haisố đối nhau như thế nào?
® Nhận xét ? 
-3
-2
-1
3
2
1
0
1/ So sánh hai số nguyên: 
- Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang); điểm (a) nằm bên trái điểm (b) thì a < b. 
- Chú ý: 
Số nguyên liền sau: là số lớn hơn 1 đơn vị và nằm bên phải.
Số nguyên liền trước : là số nhỏ hơn 1 đơn vị và nằm bên trái.
 -2 > -7 ; -6 3
- Nhận xét: (SGK trang 72)
-3
-2
-1
3
2
1
0
2/ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên: 
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
Ký hiệu: | a | 	
Ví dụ: | -3 | = 3; | 3 | = 3; | 0 | = 0; | -7 | = 7
Nhận xét: (SGK)
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức (10 phút)
	GV: 	Trên trục số nằm ngang số nguyên a nhỏ hơn số nguyê b khi nào?
	Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
	Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là gì?
	Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là gì?
	Giá trị tuyệt đối của haisố đối nhau như thế nào?
Aùp dụng làm bài 11, 12 /trang 73 SGK.
	Bài 12: a) -17 < -2 < 0 < 1 < 2 < 5
	 b) -101 > -8 > 0 > 7 > 15 > 2001
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)
-	Học bài cũ và làm các bài tập đã giải.
- Bài tập 13, 14, 16, 19, 20 trang 73 - SGK. 
D.Rút kinh nghiệm:
**************************************************************
Ngày soạn: 03/11/08 Tên bài dạy:
Cụm tiết PPCT:	 Tiết PPCT:
A.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 2.Kỹ năng:
 3.Thái độ:
B.Chuẩn bị (Phương tiện dạy học)
 1.Giáo viên:
 2.Học sinh:
C.Tiến trình bài dạy:
 I.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 II.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 III.Dạy học bài mới
 1.Đặt vấn đề chuyển tiết vào bài mới
 2.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
 IV.Củng cố khắc sâu kiến thức
 V.Hướng dẫn học tập ở nhà
D.Rút kinh nghiệm:
**************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT 1 TIET SO HOC 6 CHUONG I.doc