Giáo án tăng buổi môn Ngữ văn 7

Giáo án tăng buổi môn Ngữ văn 7

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu câù cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bổ sung những gì còn thiếu hụt trong đạo đức của HS.

II.Tiến trình bài giảng:

 1. Tổ chức :

2. Bài mới :

I- Giới thiệu về chương trình ngữ văn 7:

SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văn - TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.

1. Về môn văn:

 - Được sắp xếp theo thể loại văn bản.

 - Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình (22T) bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự (9T). Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận (7T). Kịch dân gian (4T). Văn bản nhật dụng (5T).

 

doc 68 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1097Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tăng buổi môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 
Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7
Giới thiệu tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
 Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”
 Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”.
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu câù cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bổ sung những gì còn thiếu hụt trong đạo đức của HS.
II.Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức :
2. Bài mới :
I- Giới thiệu về chương trình ngữ văn 7:
SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văn - TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.
1. Về môn văn:
 - Được sắp xếp theo thể loại văn bản.
 - Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình (22T) bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự (9T). Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận (7T). Kịch dân gian (4T). Văn bản nhật dụng (5T).
2. Về Tiếng Việt :
 - Học sinh tiếp tục học về cấu tạo từ ( từ ghép - từ láy), về từ vựng ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ). Về cú pháp ( rút gọn câu, câu bị động). Về tu từ ( điệp ngữ, chơi chữ ) và về chuẩn mực sử dụng từ.
3. Về Tập Làm Văn:
 - Học sinh chủ yếu học 2 kiểu văn bản: biểu cảm và nghị luận.
 - Hiểu được mục đích, bố cục văn bản lập luận, các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương nói, viét về nghị luận giải thích, chứng minh .
 * Về các văn bản nhật dụng :
- Lớp 6: Học 3 tác phẩm (văn bản).
+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử (di tích lịch sử).
+ Động Phong Nha (danh lam thắng cảnh).
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (thiên nhiên và môi trường ).
- Lớp 7: Học 4 tác phẩm (VB).
+ Cổng trường mở ra - Lí Lan.
+ Mẹ tôi (trích NTLCC) - ét môn đô đơ Ami xi.
+ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.
+ Ca Huế trên sông Hương - Hà ánh Minh.
Nội dung chính là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, VH- GD.
II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
1. Tác giả: ét môn đô đơ Ami xi (31.10.1846 - 12.3.1908) -thọ 62 tuổi.
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước ý (Italia).
Chưa đầy 20 tuổi (1866) ông đã là sĩ quan quân đội, chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh ông đã đi nhiều nơi, du lịch. Năm 1891 ra nhập Đảng Xã Hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
+ Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương với Ami xi chỉ là 1. Độc lập thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông. Nó kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
+ Ông để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào. Tên tuổi ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, trẻ em trên hành tinh đều đọc và học tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
ét môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm”.
3. Đọc diễn cảm:
+ Truyện Mẹ tôi ( trang 10 ).
+ Trường học ( trang 9
III. Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”, Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”.
 1.Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: Mẹ----------------------------Con.
- Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến 
- Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. 
- Mẹ lên giường & trằn trọc, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. 
- Háo hức
- Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng & thu xếp đồ chơi.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.
 Bài tập 2: Theo em,tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những đièu hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
2- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Thái độ của người bố khi viết thư cho En ri cô là :
Căm ghét. C. Chán nản.
Lo âu. D. Buồn bực.
Dẫn chứng: 
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.
- Con lại dám xúc phạm đến mẹ con ư?
- Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền
Bài tập 3: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
Bài tập 4: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào.
*Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ.
Bài tập 5: Giải nghĩa các từ sau.
Lễ độ: Thái độ dược coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp.
Cảnh cáo: Phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái.
Quằn quại: Chỉ tình trạng đau đớn vật vã của cơ thể. ở đây chỉ trạng thái tình cảm đau đớn tột độ khi trong lòng có nỗi lo âu buồn bã.
Hối hận: Lấy làm tiếc, day dứt, đau đớn, tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm.
Bài tập 6: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
 Tuần : 2 
Luyện đề về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Bài tập về liên kết văn bản, bố cục vB, mạch lạc trong VB.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Truyện đã nêu những vấn đề chính:
- Phê phán các bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
- Miêu tả thể hiện nỗi đau xót xa, tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Ca ngợi tình cảm nhân hậu vị tha.
- Luyện tập về liên kết văn bản, bố cụa văn bản và mạch lạc trong văn bản.
II.Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức :
 2. Bài mới :
Tiết 4: Luyện đề về văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”.
Bài tập 1: Văn bản có những cuộc chia tay nào? Đọc các đoạn văn ấy.
*Gợi ý: Có 3 cuộc chia tay:
- Chia tay với búp bê.
- Chia tay với cô giáo và bạn bè.
- Chia tay giữa anh và em.
Đoạn 1: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều nước mắt tôi ứa ra.
Đoạn 2: Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường họcnắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Đoạn 3: Cuộc chia tay đột ngột quáđến hết.
Bài tập 2: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” .
*Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh và em không bao giờ chia xa.
Những kỉ niệm, tình yêu thương, lòng khát vọng hạnh phúc còn mãi mãi với 2 anh em, mãi mãi với thời gian. 
Bài tập 3: Tro ...  một tấm lòng nhớ nước
Đề bài: lập dàn ý cho đề bài:
Nhân dân ta có câu
Một cây lầm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Bằng dẫn chững trong lịhc sử, trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hãy chứng minh.
Mở bài:Dân tộc ta rất coi trong tinh thần đoàn kết. Sức mạnh đoàn kết là niềm tin của nhân dân ta
Trích câu tục ngữ
Thân bài:
Giải thích nghiã các từ ngữ, hình ảnh: một cây, ba cây, chụm lại.
Rút ra nghĩa bóng: sống đơn lẻ thì yếu, biết đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh to lớn, phi thường
Luận điểm: Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc để bảo về Tổ Quốc
Xưa: Hệ thống đề điều ngăn lũ bảo vệ mùa màng" Biểu hiện niềm tự hào và sức mạnh đoàn kết
Các công trình thủy điện là sức mạnh đoàn kết của mọi tầng llớp nhân dân
Nay: Vẫn tiếp nôi truyền thống đoàn kết của ông cha
DC: 
Luận điểm 2: Để bảo về được nền độc lập, chủ quyền của dân tộ từ ngàn đời nay là do sự đoàn kết, đồng lòng cảu nhân dân ta
-Đời Trần với hội nghị Diên Hồng
-Cuộc kháng chiến 15 năm chống quân Minh
-30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Kết bài
*Đoàn kết chính là sức mạnh để xây dựng tình thương và hạnh phúc
3.Củng cố dặn dò:
Viết bài hoàn chỉnh
Tuần 19:
n tập văn nghị luậnchứng minh
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp hs củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học về 3 phân môn trong môn ngữ văn
rèn kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức trăc nghiệm và tự luận
B.Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy: hệ thống bài tập
Trò: ôn tập theo nội dung hướng dẫn
C.Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Trắc nghiệm 
Câu 1:Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
A.luận điểm
B.Luận cứ
C.lập luận
D.cả 3 yếu tố trên
Câu 2: Trong hai cách làm sau đây cách nào được xem là đúng nhất khi thực hiện làm bài tập làm bài văn nghị luận
A.Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành một bài văn hoàn chỉnh
B.Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm, tính chất của đề để lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành một bài văn hoàn chỉnh
Câu 3: Tình chất nào phù hợp với đề: Đọc sách là rất có lợi?
A.Ca ngợi	B. Khuyên nhủ
C.Phân tích	D.Suy luận, tranh luận
Câu 4: Tính chất nào không phù hợp với đề bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
A.Phân tích	B.Ca ngợi
C.tranh luận	D.Khuyên nhủ
Câu 5: Để không bị lạc đề, xa đề cần xác định đúng các yếu tố nào?
A.Luận điểm
B.Tính chât của đề
C.Luận cứ
D.cả 3 yếu tố trên
Câu 6: lập luận trong bài văn là đưa ra những luận cứ để dẫn người đọc tơi một luận điểm mà người viết muối nói
A.Đúng	B.Sai
Câu 7:lập luận diễn ra ở phần nào của bài văn?
A.Mở bài	B.Than baì
C.Kết bài	D.cả 3 phần trên
Câu 8: Phần mở bài có vai trò gì trong 1 bài văn nghị luận
A.nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã họi mà bài văn hướng tới
B.nêu ra các luận điểm sẽ triển khai trong phần thân bài
C.Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài viết sẽ sử dụng
D.nêu tính chất của bài văn
Câu 9: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A.là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó
B.là một phép lậpluận sử dụng lí lẽ sđể giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu
C.là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luạn điểm nào đó
D.là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm sáng rõ một vấn đề nào đó
Câu10: Trong bài văn chứng minh, chúng ta sử dụng các thao tác chứng minh không cần giải thích vấn đề chứng minh. Đúng hay sai
A.Đúng	B.Sai
B.Tự luận
Đề bài:Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. có bạn lại hco rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một baì văn chứng minh để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình
Dàn bài:
Mở bài:Vấn đề chứng minh: Môi trường sống có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách ccủa con người
Trích để
Thân bài
a.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, rút ra ý nghĩa nhân cách
B.Chứng minh
Luận điểm: Thực tế cuộc sống cho ta thấy câu tục ngữ trên là đúng
 DC:+ Trong gia đình
 +Ngoài xã hội
Luận điểm 2: Môi trường sống là yếu tố quan trọng những bản lĩnh con người mới là yếu tố quyết định. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí lập trường, quan điểm vững vàng thì khó có thể bị tha hóa bởi cái xâu
DC: Tấm gương nhà báo Vũ Ngọc Nhạ
Bá Hồ trong nhà tù Tưởng
Gương sáng các bạn nhà nghèo học giỏi
LĐ3: Ys kiến của bạn đưa ra bổ ssung cho câu tục ngữ thêm hoàn thiện hơn
Kết bài: Câu tục ngữ là một lời khuyên bổ ích
Rút ra bài học cho bản thân
4.Củng cố dặn dò
Làm hoàn chỉnh bài
Tuần 20 :
Ôn tập văn nghị luận giải thích
A-Mục tiêu cần đạt:
Rèn cho HS kỹ năng lập luận giải thích, xây dựng bố cục cho bài văn giải thích
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
1-Thầy: Ra hệ thống bài tập, lập dàn ý một số đề bài giải thích.
2-Trò: ôn tập lý thuyết về văn nghị luận giải thích
C-Tiền trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1-Kiểm tra bài cũ:
2-ôn tập:
Tiết 1:
A-Trắc nghiệm:
1- Khi bạn không chăn chỉ học tập, em giải thích cho bạn rằng: “Khi còn nhỏ không chịu học hành thì lớn lên không làm được việc gì to lớn cả” thì mục đích giải thích của em là gì?
A-Để bạn hiểu được em là người bạn tốt nhất của bạn ấy
B-Để bạn hiểu được là bạn đã sai và phải chăm chỉ học hơn nữa
C-Để bạn phải cảm thấy ngại ngùng trước mọi người
D-Cả A, B, C đều sai
2-Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết thro phép lập luận giait thích:
A-Chỉ có một cách duy nhất.
B- 2 cách
C- Cách giải thích rất đa dạng
D- Cả A, B, C đều sai.
3- Theo em nhận định nào sau đây đúng hay sai?
- Điều cần được giải thích là vấn đề, hiện tượng, câu chữ, nhận định, ý kiến
- Cách giải thích là chỉ ra nguyên nhân, lý do, quy luật, nội dung hay mục đích, ý nghĩa của cái cần được giải thích.
A- Đúng B- Sai
4- Vai trò của dẫn chứng trong phép lập luận giải thích và phép lập luận chứng minh có giống nhau hay không?
A-Có B-Không
5-Câu hỏi nào sau đây nêu ra khi muốn giải thích rõ một điều gì đó trong phép lập luận giải thích?
A-Là gì B-Như thế nào? C-Tại sao?
D-Có được yêu thích không? E-Cả A, B, C
Tiết 2 
B-Tự luận
Đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nướcc phải thương nhau cùng”
Em hãy giải thích câu ca dao trên?
Dàn bài:
1- Mở bài:
Yêu thương đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta
Trích đề
2- Thân bài:
a- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu ca dao:
Nhiễu điều là tấm vải đỏ
Giá gương: là giá đỡ tấm gương
Nghĩa đen: Tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương.
Nghĩa bóng: Sự yêu thương, đùm bọc che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng phải biết yêu thương đùm bọc che chở cho nhau.
b- Lý giải tư tưởng đúng đắn của câu ca dao?
- Mọi người trong một cộng đồng, cùng làng, cùng nước... có quan hệ đời sống vật chất tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau, nhất là lúc ai đó gặp khó khăn hoạn nạn.
- Thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là trách nhiệm và cũng là lẽ sống của mỗi người.
- Là truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam..
3.Củng cố dặn dò;
Viết bài hoàn chỉnh
Hoàn thành vở đề cương ôn tập
Tuần 21:
Ôn tập 
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp hs nắm được ngững kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích và chứng minh
B- Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy: Nội dung ôn tập
Trò: Hoàn thành đề cương ôn tập
C- Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
 Đề bài: Kho tàng tục ngữ là “Túi khôn” của nhân dân ta. Em hãy chứng minh nhận định trên
1.Tìm hiểu đề
? Hãy xác định yêu cầu đề bài?
Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
Nội dung: Kho tàng tục ngữ là túi khôn của nhân dân ta
? Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn trên??
Xác định vấn đề nghị luận? 
Giải thích cụm từ- túi khôn
Rút ra vấn đề nghị luận: Kho tàng tục ngữ chính là kho tàng tri thức thể hiện những kinh nghiệm, hiểu biết của nhân dân ta về mọi mặt.
? Em lấy những dẫn chứng ở đâu để làm sáng tỏ nhận định trên
- Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Các câu tục ngữ về con người xã hội
Lập dàn ý:
Mở bài:
Nêu luận điểm: Tục ngữ là kho tàng tri thức đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về mọi mặt
Trích đề
Thân bài:
a/ Giải thích nghiã của cụm từ: Túi khôn
Rút ra nội dung ý nghĩa của câu nói
b/ Chứng minh:
Luận điểm 1:
Thật vậy, Trước đây khoa học chưa phát triển hiện đại như bây giờ nhưng qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên hàng ngày nhân dân ta đã biết dự đoán các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng ngày dài đêm ngắn, bão, lũ lụt,
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Thàng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt..
- Qua việc dự báo thời tiết bằng kinh nghiệm quan sát một cách tương đối quy luật mà nhân dân ta đã đièu chỉnh công việc mùa màng của mình hiệu quả, cho đến ngày nay những kinh nghiệm đó vẫn còn rất quý báu
Luận điểm 2:
Trải qua hàng nghìn năm lao động và sản xuất nhân dân ta đã đúc kết ra những bài học kinh nghiệm quý báu 
Nhất thì nhì thục
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Tấc đất tấc vàng
Nhân dân ta không chỉ cần cù chịu khó làm ăn mà mà con có những cách nhìn nhận đánh giá rất tinh tế về hình thức và phẩm chất c u ả con người 
- Cái răng cái tóc là góc con người: qua câu tục ngữ chúng ta đề rút ra cho mình một bài học: Hãy tự biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất Và có thể xen xét tư cách cảu con người từ những biểu hiện nhỏ nhất của chính người đó
Chim khôn nghe tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Luận điểm nhỏ:
Hình thức quan trọng nhưng vẻ đẹp bên trong của con người quan trọng hơn, nhân dân ta luôn đề cao giá trị con người
Cái nết đánh chết cái đẹp
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm
Luận điểm 3:
Nhân dân ta con đúc kết ra những kinh nghiệm và bài học về việc học
 tập tu dưỡng
- Học ăn học noi, học gói học mở
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Luận điểm 4: Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử
- Thương người như thế thươgn thân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Một cây làm chẳng nên non
Kết luận:Những câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm sống đồng thời cũng là lới khuyên của nhân dân về phẩm chất, học tập và tu dưỡng và quan hệ ứng xử của con người
Kết luận:
Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm được nhân dân ta đúc kết và vận dụng vào đời sống. Qua những câu tục ngữ giúp chúng ta hiểu được phần nào về cuộc sống sinh hoạt lao động của nhân dân ta ngày xưa mà cho đến ngaỳ nay vẫn còn nguyên giá trị.
3.Cung cố dặn dò:
Viết thành bài văn hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tang buoi van 7.doc