Giáo án Tập làm văn 7 kì 2 - Trường THCS Cát Thành

Giáo án Tập làm văn 7 kì 2 - Trường THCS Cát Thành

 Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức : Giúp HS:

 - Hiểu được Thế nào là văn nghị luận ( Khái niệm).

 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.

 - Nắm được đặc điểm của văn nghị luận.

 2.Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận.

 3.Thái độ: Giáo dục các em trong giao tiếp cần có lập trường, quan điểm, tư tưởng rõ ràng để đạt mục đích trong giao tiếp.

 

doc 30 trang Người đăng vultt Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 7 kì 2 - Trường THCS Cát Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 04.01.2010
 Tiết : 75 * Bài dạy:
 Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức : Giúp HS:
 - Hiểu được Thế nào là văn nghị luận ( Khái niệm).
 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 - Nắm được đặc điểm của văn nghị luận.
 2.Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận.
 3.Thái độ: Giáo dục các em trong giao tiếp cần có lập trường, quan điểm, tư tưởng rõ ràng để đạt mục đích trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh:
 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) ( GV kiểm tra sách vở HS về sự chuẩn bị cho môn học và dặn dò HS một số công việc để học tốt phân môn: TLV .)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Ở đầu lớp 6, các em đã học về các phương thức biểu đạt, trong đó có phương thức nghị luận. Hơn nữa, hàng ngày các em vẫn chứng kiến người khác cũng như chính bản thân mình :“Làm nghị luận khi hội hộp, bàn bạc, tranh cãi về một vấn đề gì đó” . Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản nghị luận quan trọng ở trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt. Để hiểu thế nào là văn bản nghị luận : Tiết học này Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó...
 * Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
GV treo bảng phụ à Gọi HS đọc...
- Hỏi: Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu dưới đây không?
+ Vì sao em đi học? ( Hoặc: Em đi học để làm gì?).
+ Vì sao con người cần phải có bạn bè?
+ Theo em, như thế nào là sống đẹp?
+ Trẻ em hút thuốc là tốt hay xấu, lợi hay hại?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Có và rất thường gặp.
- Hỏi: Hãy nêu thêm các vấn đề thường gặp?
* GV nhận xét và chốt lại:
+ vì sao em thích đọc sách? 
+ Làm thế nào để học tốt môn Văn?
- Hỏi: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, Em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được hay không? Hãy giải thích tại sao?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Không. 
 Kể chuyện và miêu tả dều không thích hợp với việc trả lời hoặc giải quyết các vấn đề trên. Còn văn bản biểu cảm chỉ có thể giúp ích phần nào. Chỉ có văn bản nghị luận mới có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn chỉnh và thích hợp.
- Vì:
+ Tự tự là thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn đến đâu vẫn chưa có thể thuyết phục người nghe làm cho họ thấu lí đạt tình.
+ Miêu tả là dựng lại chân dung: cảnh, người, sự vật... không cóa sức thuyết phục.
+ Biểu cảm cũng có dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, là tâm trạng ..... cũng không giải quyết các vấn đề ...để người khác hiểu một cách cặn kẽ.
è Tóm lại: Các thể loại trên chỉ là hổ trợ làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục chứ không phải là lí lẻ để đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi.
- Hỏi: Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên những kiểu văn bản mà em biết?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Văn bản nghị luận.
- Xã luận, bình luận, thời sự, bình luận thể thao, phê bình văn học, bình thơ văn....
- Hỏi: Vậy bước đầu em hiểu như thế nào là văn nghị luận?
* GV chốt lại:
 Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ý 1 SGK tr 9
- HS đọc các câu hỏi SGK tr 7.
* Dự kiến trả lời:
 Đó là những câu hỏi mà ta vẫn thường bắt gặp trong đời sống.
VD: Muốn sống đẹp, ta phải làm gì?
Vì sao hút thuốc lá là có hại?
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
 - Em sẽ trả lời những câu hỏi đó bằng thể văn nghị luận, dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
-Trong đời sống ta thương gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp.Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí 
-HS: Kể tên các loại văn bản nghị luận.
* Dự kiến trả lời:
Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- HS đọc ghi nhớ ý 1 SGK tr 9
 a.Tìm hiểu:
-Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp,các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí 
Ví dụ:
Là người con, em cần phải đối xử với cha mẹ như thế nào?
-Em hiểu thế nào là học tập tốt môn Ngữ văn?
-Em thích hay không thích môn Ngữ văn?
-Tại sao người Đội viên thiếu niên phải gương mẫu trên mọi mặt?
b. Bài học:
Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ( nói) nhằm nêu ra nhằm xác lập cho người đọc ( nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm ( tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
24’
* Hoạt động 2/ Tìm hiểu đặc điểm chung của văn nghị luận: 
2/ Đặc điểm chung của văn nghị luận:
- GV gọi HS đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh) SGK trang: 8 và 9.
- Hỏi: Bác viết bài này cho ai đọc? Ai là người thực hiện? Và nhằm mục đích gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể đồng bào Việt Nam – đối tượng rất đông đỏa, rộng rãi trên thực hiện.
- Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt – một trong 3 thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng Tám – 1945 
( giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm). Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại.
- Hỏi: Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu mang luận điểm?
* GV nhận xét và chốt lại:
 “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí” ( sự hiểu biết của nhân dân)
- Hỏi: Để có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy?
* GV nhận xét và chốt lại:
 - Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học.
- Lĩ lẽ:
+ Pháp cai trị ta, thi hành chính sách ngu dân để lừa dối và bóc lột người dân ta.
+ 95% người dân Việt Nam mù chữ thì tiến bộ làm sao được.
+ Nay ta giành quyền độc lập thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để người dân Việt Nam có tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.
- Hỏi: Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được hay không? Vì sao? 
* GV nhận xét và chốt lại:
- Không.
- Ví các loại văn bản kể chuyện, miêu tả và biểu cảm... đều khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy.
- Hỏi: Văn nghị luận có những đặc điểm gì?
* GV nhận xét và bổ sung:
- Đặc điểm của văn nghị luận:
+ Luận điểm phải rõ ràng.
+ Lí lẽ phải thuyết phục, dẫn chứng phải cụ thể, chính xác.
+ Thái độ tư tưởng phải hướng tới giải quyêt những vấn đề đặt ra trong đời sống thì nghị luận mới có ý nghĩa.
- HS đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh) SGK trang: 8 và 9.
* Dự kiến trả lời:
- Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam.
- Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt.
* Dự kiến trả lời:
“ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí”
* Dự kiến trả lời:
- Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học.
- HS tìm các d/c trình bày....
* Dự kiến trả lời:
- Không.
- Ví các loại văn bản kể chuyện, miêu tả và biểu cảm... đều khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy
* Dự kiến trả lời:
- Đặc điểm của văn nghị luận:
+ Luận điểm phải rõ ràng.
+ Lí lẽ phải thuyết phục, dẫn chứng phải cụ thể, chính xác.
+ Thái độ tư tưởng phải hướng tới giải quyêt những vấn đề đặt ra trong đời sống thì nghị luận mới có ý nghĩa.
a. Đọc văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh)
b. Tìm hiểu:
- Đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam.
- Mục đích: viết bài này để chống giặc dốt.
- Câu văn mang luận điiểm chính: “ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là: nâng cao dân trí”
Những lí lẽ tác giả đã đưa ra để thuyết phục người nghe, người đọc ... p lập luận trong bài văn nghị luận.
- GV gọi HS đọc lại Ghi nhớ SGK nhằm khắc sâu kiến thức.
- HS đọc lại Ghi nhớ SGK .
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Nắm chắc mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
 - Tiếp tục luyện tập xác định phương pháp lập luận trong các văn bản nghị luận đã học.
 b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 
 - Tìm hiểu lập luận trong đời sống: trả lời các câu hỏi ở mục I SGK tr 32
 - Tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận: trả lời các câu hỏi ở mục II SGK tr 33.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:
Ngày soạn : 18.01.2010 
 Tiết : 84 * Bài dạy:
Luyện tập về phương pháp lập luận
trong văn nghị luận
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức : Qua luyện tập học sinh khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
 2.Kỹ năng : Rèn kĩ năng lập luận điểm, luận cứ, lập luận.
 3.Thái độ: Có ý thức chịu khó suy nghĩ rèn luyện. 
II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 * Bảng 1: 
 2/ Học sinh:
 - HS đọc sách giáo khoa- soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
 a. Câu hỏi: Trình bày bố cục của bài văn nghị luận?
 b. Dự kiến trả lời: 
 Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát tổng quát); Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ);Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Trong tiết học trước, ta đã biết về một số các phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Tiết học này sẽ giúp chúng ta luyện tập với phương pháp lập luận để có thể hiểu biết sâu hơn về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. 
 * Tiến trình bài dạy: ( 35’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1/ :Hướng dẫn tìm hiểu lập luận trong đời sống
1/ Lập luận trong đời sống:
-GV sử dụng bảng phụ
-Ghi các ví dụ ở mục I trang 32 và mục 2,3 trang 33 SGK
Gọi HS đọc ví dụ ở mục 1(a,b.c.) 
? Xác định luận cứ và cách thể hiện tư tưởng, quan điểm, ý định của người nói
 ?Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữã luận cứ và kết luận trong các ví dụ trên?
?Vị trí luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau không? 
?Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thường nằm trong một cấu trúc câu ntn?
-GV: Trong đời sống,hình thức biểu hiện giữa luận cứ và kết luận( luận điểm) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định.
-Gọi 1 HS đọc mục 2.a,b,c,
d,e 
?Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận trên?
? Từ Bài tập 2, em thấy mỗi kết luận( luận điểm) có thể đưa tới mấy luận cứ?
-Gọi 1 HS đọc mục 3.a,b,c,
d,e
?Bổ sung kết luận cho luận cứ
?Từ bài tập 3, em thấy mỗi luận cứ có thể đưa tới bao nhiêu kết luận ?
? Nhận xét gì về lập luận trong đời sống ?
GV chốt kiến thức
- HS quan sát
- HS đọc ví dụ ở mục 1(a,b.c.)
a.
-Luận cứ:Hôm nay trời mưa. 
-Kết luận: Chúng ta không đi chơi công viên nữa. 
-Mối quan hệ: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi được nhưng phải thêm từ “vì”
b. 
-Luận cứ: Vì qua đọc sách.... 
-Kết luận: Em rất thích đọc sách. 
-Mối quan hệ: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi và thêm từ “nên”
c.
- Luận cứ: trời nóng quá
-Kết luận: đi ăn kem đi
-MQH: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi
-Trong một cấu trúc câu nhất định
-Nghe
-HS đọc
a- vì nơi đây gắn bó với tuổi thơ của em
vì nơi đây có người mẹ hiền thứ 2 của em
Vì nơi đây có người bạn thân thiết của em.
b-vì chẳng có ai tin mình nữa.
c- Đau đầu quá
d- ở nhà ở gia đình
e- những ngày nghỉ
-> Một kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau
- HS đọc mục 3.a,b,c,
d,e
a- đến thư viện đọc sách đi
ra công viên nước Hồ Tây thư giãn đi.
b-chẳng biết học cái gì nữa.
đầu óc cứ rối mù lên.
c-họ cứ tưởng như thế là hay lắm.
ai cũng khó chịu
d- phải gương mẫu chứ
phải độ lượng hơn.
e-chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
-Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau.
-Trả lời
1. a.
-Luận cứ:Hôm nay trời mưa. 
-Kết luận: Chúng ta không đi chơi công viên nữa. 
-Mối quan hệ: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi được nhưng phải thêm từ “vì”
b. 
Luận cứ: Vì qua đọc sách.... 
-Kết luận: Em rất thích đọc sách. 
-Mối quan hệ: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi và thêm từ “nên”
c.
- Luận cứ: trời nóng quá
-Kết luận: đi ăn kem đi
-MQH: nhân quả
-Vị trí: có thể thay đổi
2.
a- vì nơi đây có người mẹ hiền thứ 2 của em
b-vì chẳng có ai tin mình nữa.
c- Đau đầu quá
d- ở nhà ở gia đình
e- những ngày nghỉ
-> Một kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau
3.
a- đến thư viện đọc sách đi
b-chẳng biết học cái gì nữa.
c.ai cũng khó chịu
d- phải gương mẫu chứ
e-chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành
-> Một luận cứ có thể có nhiều kết luận khác nhau.
14’
* Hoạt động 2/ Hướng dẫn tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận
2/ Lập luận trong văn nghị luận:
-GV:gọi HS đọc các kết luận mục II.1 được ghi ở bảngphụ
?So sánh các kết luận ở mục I.2 và các luận điểm ở mục II( SGK) em thấy có những điểm nào giống và khác nhau?
?Trong văn nghị luận, luận điểm có tác dụng gì?
? Hãy lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của con người”
?Từ đó em có kết luận gì về cách lập luận trong văn nghị luận( về hình thức và nội dung ý nghĩa)
?Em đã học truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” và “Ếch ngồi đáy giếng”.Từ mỗi truyện hãy rút ra một kết luận làm thành luận điemå của em và lập luận cho luận điểm đó.
- GV chốt kiến thức:Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn tới luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ,hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
- HS đọc các kết luận mục II.1 được ghi ở bảngphụ
-HS thảo luận nhóm,
xác định
+ Giống: Đều là những kết luận
+ Khác:
Ở mục I: là lời nói trong giao tiếp hằng ngày mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.
Ở mục II: là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh phổ biến đối với xã hội
-HS :là cơ sở để triển khai luận cứ.-Là kết luận của lập luận.
*Nêu cách lập luận:
+ Sách là kết tinh của trí tuệ của con người.
+ Sách có ích cho con người, giúp cho con người khám phá mọi lĩnh vực trong đời sống.
-Nhận thức được những vấn đề lớn của xã hội.
-Giúp con người hiểu được chính mình
-Đem lại thư giãn cho con người
-Trả lời
-HS nhớ lại hai truyện ngụ ngôn đã học thảo luận phát biểu:
-Luận điểm:Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát kiêu ngạo.
-Luận cứ: 
+Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật bé nhỏ.
+Các loài vật này rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
+Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
+Trời mưa to, nước dâng lên, đưa ếch ra ngoài.
+Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi để ý xung quanh.
+Ếch bị con trâu giãm bẹp.
- Lập luận: Theo trình tự thời gian, bằng nghệ thuật một câu chuyện kể với nhiều chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra kết luận( luận điểm) một cách kín đáo.
1.
- Giống: Đều là những kết luận
-Khác:
+Ở mục I: là lời nói trong giao tiếp hằng ngày mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.
+Ở mục II: là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh phổ biến đối với xã hội
2. Nêu cách lập luận:
+ Sách là kết tinh của trí tuệ của con người.
+ Sách có ích cho con người, giúp cho con người khám phá mọi lĩnh vực trong đời sống.
-Nhận thức được những vấn đề lớn của xã hội.
-Giúp con người hiểu được chính mình
-Đem lại thư giãn cho con người
3.
-Luận điểm:Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát kiêu ngạo.
-Luận cứ: 
+Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật bé nhỏ.
+Các loài vật này rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
+Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
+Trời mưa to, nước dâng lên, đưa ếch ra ngoài.
+Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi để ý xung quanh.
+Ếch bị con trâu giãm bẹp.
- Lập luận: Theo trình tự thời gian, bằng nghệ thuật một câu chuyện kể với nhiều chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra kết luận( luận điểm) một cách kín đáo.
3’
* Hoạt động 3 / Củng cố bài :
3 / Củng cố bài :
?So sánh lập luận trong đời sống với lập luận trong văn nghị luận? (mối quan hệ của luận cứ và kết luận trong nghị lụân đời sống và mối quan hệ của luận cứ và kết luận trong nghị luận có gì khác nhau)?
-LLĐS: tuỳ tiện, linh hoạt.
-LLVNL: mỗi luận cứ chỉ rút ra một kết luận 
?So sánh lập luận trong đời sống với lập luận trong văn nghị luận? (mối quan hệ của luận cứ và kết luận trong nghị lụân đời sống và mối quan hệ của luận cứ và kết luận trong nghị luận có gì khác nhau)?
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 -Nắm chắc đặc điểm của lập luận trong văn nghị luận.
-Tiếp tục xác định luận điểm và lập luận cho luận điểm đó theo bài “Thầy bói xem voi”
 b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: 
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 7 HKII 4 cot.doc