I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV thị phạm, hướng dẫn động tác phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện.
- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. Biết một số quy định về cơ bản về cột lưới, sân bãi trong môn đá cầu.
- Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: HS tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
- Chăm chỉ: Học sinh chủ động tích cực hoàn thành lượng vận động của bài tập.
- Trách nhiệm, nhân ái: HS có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Đối với giáo viên: Còi. Cầu.
2. Đối với học sinh: Vệ sinh sân bãi , mỗi học sinh một quả cầu.
Soạn ngày : 15/ 10/2022 Giảng ngày: 17-22/10/2022 CHỦ ĐỀ 5 : THỂ THAO TỰ CHỌN ( ĐÁ CẦU) – (Tiết 4) Tiết 13: Giới thiệu về sân bãi, lưới cột trong môn đá cầu. Kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV thị phạm, hướng dẫn động tác phục vụ bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện. - Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. Biết một số quy định về cơ bản về cột lưới, sân bãi trong môn đá cầu. - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm. 2. Phẩm chất: - Trung thực: HS tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thiện nhiệm vụ vận động. - Chăm chỉ: Học sinh chủ động tích cực hoàn thành lượng vận động của bài tập. - Trách nhiệm, nhân ái: HS có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU : 1. Đối với giáo viên: Còi. Cầu. 2. Đối với học sinh: Vệ sinh sân bãi , mỗi học sinh một quả cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. * Nội dung: 1. Nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ học sinh. 2. Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường. + Xoay các khớp. + Ép dọc, ép ngang. + Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đá cao gót, đá lăng trước. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thực hiện tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân *Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ hđ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động. - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. - Hỏi thăm sức khỏe của HS. - GV di chuyển và quan sát, hướng dẫn cho HS thực hiện khởi động. GV gọi 1- 2HS lên kiểm tra. GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - Cán sự: Điểm số và báo cáo sĩ số tình hình lớp học cho giáo viên. - Cán sự lớp điều hành khởi động. HS lên thực hiện, HS khác nhận xét chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. * Nội dung: 1. Giới thiệu sân bãi, cột lưới đá cầu. Sân dài 11,88m, rộng 6,10m, chiều cao của lưới thiếu niên 1,40m. Lưới màu trắng, dài tối thiểu 7,10m, rộng 0,75m. - Học tâng cầu bằng má trong bàn chân: Vị trí tiếp xúc cầu từ ngón chân cái – mắt cá chân- gót chân. TTCB: Đứng 2 chân trộng bằng vai, thân người thẳng, tay bên chân thuận cầm cầu. Thực hiện: Từ TTCB tung cầu lên cao 20 - 30cm, mắt nhìn theo hướng cầu bay, cách người 30 - 40cm, chân thuận nâng đùi, mở hông, dùng má trong bàn chân tiếp xúc cầu tâng cao lên. Kết thúc: Sau khi cầu dời chân, hạn chân và tiếp tục lặp lại. * Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức. HS bước đầu biết cách thưc hiện tâng cầu bằng má trong bàn chân. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV giới thiệu một số quy đinh cơ bản về kích thước sân, lưới quy định cho HS cần chú ý. GV thị phạm toàn bộ kĩ thuật tâng cầu hai lần, tạo cảm giác trực quan cho HS về kĩ thuật động tác. – GV tổ chức tập luyện tâng cầu cá nhân GV quan sát, đánh giá kĩ thuật cần thực hiện. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe, quan sát giáo viên thị phạm. - Lĩnh hội kiến thức từ hình ảnh trực quan - HS chủ động tự tâng cầu cá nhân HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện kĩ thuật. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. *Nội dung: 1. Luyện tập: Thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. - Tại chỗ tập tung cầu và bắt cầu bằng một tay 5-7 lần. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân bằng một chân, sau đó bắt cầu lại, thực hiện 8-10 lần. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân liên tục bằng một chân. - Tâng cầu phối hợp bằng đùi, má trong, mu bàn chân. 2. Trò chơi: “Thi tâng cầu” Cách chơi: Đã hướng dẫn ở tiết 12. *Sản phẩm: HS thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng bằng đùi, mu bàn chân, má trong bàn chân. Tham gia trò chơi tích cực. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV giao nhiệm vụ cho HS tập luyện theo cá nhân, cặp đôi và theo nhóm. - Quan sát, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. - GV đánh giá kết quả HS thực hiện tập luyện: Gọi 1 số HS lên thực hiện - GV nêu yêu cầu trò chơi và giao nhiệm vụ cho HS làm trọng tài. - GV đánh giá qua mỗi lượt chơi của các đội. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe - Tập luyện theo cá nhân. - Tập luyện theo nhóm Đại diện các nhóm báo cáo kết kết, nhận xét chia sẻ. HS tham gia chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. Mỗi đội có 1HS làm trọng tài, D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. * Nội dung: - Vận dụng: Em hãy mô tả và thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. Hướng dẫn HS sử dụng các bài tập đã học để luyện tập ở nhà, trong giờ ra chơi. *Sản phẩm: HS hiểu biết vận dụng các bài tập ngoài giờ, ở nhà... nâng cao rèn luyện sức khỏe - GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tiễn. + Luyên tập các động tác thể dục cùng bạn trong giờ ra chơi hoặc ở nhà. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên. - Tự luyện tập ở nhà và giờ ra chơi. E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC: 1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. 3. Xuống lớp. - Hướng dẫn học sinh thả lỏng - Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. - HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao. Soạn ngày : 15/ 10/2022 Giảng ngày: 17-22/10/2022 CHỦ ĐỀ 5 : THỂ THAO TỰ CHỌN ( ĐÁ CẦU) – (Tiết 5) Tiết 14: Ôn kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. Bài tập phát triển sức mạnh của chân và trò chơi vận động phát triển năng lực khéo léo. I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV hướng dẫn động tác phục vụ bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện. - Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân, bài tập phát triển sức mạnh của chân và trò chơi vận động phát triển năng lực khéo léo. - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm. 2. Phẩm chất: - Trung thực: HS tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thiện nhiệm vụ vận động. - Chăm chỉ: Học sinh chủ động tích cực hoàn thành lượng vận động của bài tập. - Trách nhiệm, nhân ái: HS có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆ : 1. Đối với giáo viên: Còi. Cầu. 2. Đối với học sinh: Vệ sinh sân bãi , mỗi học sinh một quả cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. * Nội dung: 1. Nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ học sinh. 2. Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường. + Xoay các khớp. + Ép dọc, ép ngang. + Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đá cao gót, đá lăng trước. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thực hiện tâng cầu bằng má trong bàn chân. *Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ hđ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động. - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. - Hỏi thăm sức khỏe của HS. - GV di chuyển và quan sát, hướng dẫn cho HS thực hiện khởi động. GV gọi 1- 2HS lên kiểm tra. GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - Cán sự: Điểm số và báo cáo sĩ số tình hình lớp học cho giáo viên. - Cán sự lớp điều hành khởi động. HS lên thực hiện, HS khác nhận xét chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. * Nội dung, sản phẩm. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân Đã thục hiện ở tiết 13. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. *Nội dung: 1. Luyện tập: Thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân. - Tại chỗ tập tung cầu và bắt cầu bằng một tay 5-7 lần. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân bằng một chân, sau đó bắt cầu lại, thực hiện 8-10 lần. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân liên tục bằng một chân. - Tâng cầu phối hợp bằng đùi, má trong, mu bàn chân. + Tập các bài tập phát triển sức mạnh của chân. - Bật bục đổi chân. - Bật thẳng tại chỗ. 2. Trò chơi: “Thi tâng cầu” Cách chơi: Đã hướng dẫn ở tiết 12. *Sản phẩm: HS thực hiện được kĩ thuật tâng cầu bằng bằng đùi, mu bàn chân, má trong bàn chân, các bài tập thể lực, tham gia trò chơi tích cực. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV giao nhiệm vụ cho HS tập luyện theo cá nhân, cặp đôi và theo nhóm. - Quan sát, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. - GV đánh giá kết quả HS thực hiện tập luyện: Gọi 1 số HS lên thực hiện GV làm mẫu và cho HS tập theo nhóm bật tại bậc sân khấu. GV bao quát nhắc nhở HS thực hiện. - GV nêu yêu cầu trò chơi và giao nhiệm vụ cho HS làm trọng tài. - GV đánh giá qua mỗi lượt chơi của các đội. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe - Tập luyện theo cá nhân. - Tập luyện theo nhóm Đại diện các nhóm báo cáo kết kết, nhận xét chia sẻ. HS đồng loạt thực hiện tại bậc sân khấu. HS chủ động thực hiện bài tập thể lực. HS tham gia chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. Mỗi đội có 1HS làm trọng tài, D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. * Nội dung: - Vận dụng: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa tâng cầu bằng đùi và má trong bàn chân. Hàng ngày vận dụng các kĩ thuật tâng cầu để nâng cao sức khỏe. *Sản phẩm: HS hiểu biết vận dụng các bài tập ngoài giờ, ở nhà... nâng cao rèn luyện sức khỏe - GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tiễn. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. HS trả lời câu hỏi. - HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên. - Tự luyện tập ở nhà và giờ ra chơi. E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC: 1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. 3. Xuống lớp. - Nhắc nhở học sinh chủ động thả lỏng - Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. - HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao.
Tài liệu đính kèm: